Các bài viết thể nghiệm của Lê Đình Kỵ những năm 1960 về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 35 - 39)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.4. Các bài viết thể nghiệm của Lê Đình Kỵ những năm 1960 về

Không phải đến năm 1970, Lê Đình Kỵ mới vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực vào nghiên cứu Truyện Kiều. Từ những năm 60 ông đã có những thể nghiệm bước đầu về việc xem xét phương pháp sáng tác của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.

Năm 1963 Lê Đình Đình Kỵ cho in bài “Bước đầu tìm hiểu phương pháp sáng tác Truyện Kiều”. Mở đầu nhà nghiên cứu này khẳng định và chứng minh tư tưởng định mệnh bao quát và chi phối toàn bộ câu chuyện, đồng thời cũng chỉ ra sự xung đột giữa lý tưởng thẩm mỹ, thế giới quan và thiên kiến của thời đại, môi trường sống. Điểm đáng chú ý trong lý giải của Lê Đình Kỵ ở chỗ, ông cho rằng mặc dù Nguyễn Du tỏ ra tin tưởng vào định mệnh, song “ý nghĩa khách quan của Truyện Kiều đã làm sụp đổ những mưu toan giải thích chủ quan của tác giả dựa vào tư tưởng duy tâm định mệnh” (tr.33), thiên tài của Nguyễn Du đã “khiến cho câu chuyện có nhiều yếu tố thần bí mà vẫn mang được ý nghĩa sâu xa của cuộc đời” (tr33).

Qua phân tích sơ bộ tâm quá trình lý nhân vật, chi tiết hiện thực chủ nghĩa, biện pháp ước lệ, nhân tố thần linh, yếu tố ngẫu nhiên, Lê Đình Kỵ có mấy nhận xét quan trọng: “nếu Nguyễn Du đã tiến gần đến chủ nghĩa hiện thực thông qua những chi tiết hiện thực chủ nghĩa sinh động về ngoại hình để mô tả các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà từ bên trong, thì trong sự

phác họa chân dung một số nhân vật chính nổi bật lên là bút pháp ước lệ, cách điệu (nhan sác Thúy Vân, Thúy Kiều, tướng mạo Từ Hải)”, “ý nghĩa khái quát thật là rạng rỡ nhưng mặt cá thể hóa những câu thơ vẫn tài tình”. Từ đây, Lê Đình Kỵ đã có những kết luận đáng chú ý. Theo ông, “Do Truyện Kiều

chịu ảnh hưởng trực tiếp của các truyền thống văn học dân gian, các truyện Nôm khuyết danh và có nội dung xã hội tâm lý khái quát, chân thực, sinh động, chúng tôi đi đến kết luận có tính chất giả thuyết này: phương pháp của Truyện Kiều nằm giữa phong cách văn học dân gian và chủ nghĩa hiện thực”, “Truyện Kiều chưa phải là hiện thực chủ nghĩa” [17].

Nhân kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1965), Lê Đình Kỵ công bố tiểu luận rất công phu “Quan điểm đạo đức - thẩm mỹ của Nguyễn Du” (Qua nhân vật Thúy Kiều) [19]. Nội dung của bài viết này, sau tiếp tục được phát triển sâu rộng hơn thành một vấn đề trong công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Ở đây, Lê Đình Kỳ có một vài nhận xét cho thấy phương pháp sáng tác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đi gần tới chủ nghĩa hiện thực: “Qua thân thế Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ bắt gặp tâm sự của mình, mà trước hết là đã tìm thấy hình ảnh của cuộc đời trước mắt, của vận mệnh con người…”, tâm sự của Nguyễn Du trở thành giá trị thẩm mỹ khi nó “gắn liền với vấn đề chung của thời đại, của nhân dân mình”. Tiếp thu Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du không minh họa giản đơn cho các nguyên lý đạo đức có sẵn mà nhào nặn nhân vật của mình bằng chất liệu của chính cuộc đời, bằng chính những điều trông thấy, “Thúy Kiều hấp dẫn Nguyễn Du trước hết vì Kiều là con người của cuộc đời thực”, “Lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du cắm sâu vào đời sống thực”, “Truyện Kiều đã biện hộ cho quyền sống của người phụ nữ và đã đạt tới chiều sâu của sự khái quát chưa từng thấy trong văn học thời phong kiến”, “Truyện Kiều có ý nghĩa hiện thực sâu sắc…” [17].

Ngoài hai bài viết kể trên, trong thập niên 60, Lê Đình Kỵ cũng có một số nghiên cứu khác như “Nhân vật Truyện Kiều”. Ở đó ông bàn về các nhân

vật Hoạn Thư, Thúc Sinh, Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều từ quan điểm điển hình hóa nhân. Đến năm 1970, nội dung của tiểu luận này được sửa chữa, bổ sung để thành một nội dung trong Chương III (phần A) của công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Ngoài các bài viết, thì trong không ít trang sách của bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn học do Lê Đình Kỵ tham gia biên soạn hoặc đảm nhận chính, ta bắt những phân tích ngắn gọn

Truyện Kiều để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận hiện thực chủ nghĩa.

Tựu trung, trước 1970, về Nguyễn Du đã có nhiều nghiên cứu “bước đệm”. Mối tương quan giữa Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực tức là vấn đề phương pháp sáng tác của Nguyễn Du, là một đề tài được Lê Đình Kỵ quan tâm theo đuổi bền bỉ. Công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du vừa có tính lý luận, ở chỗ nó đúc kết lại một số nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa hiện thực, đóng góp vào việc làm sáng tỏ vấn đề phương pháp sáng tác đang còn mới mẻ, vừa là sự ứng dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực đã được Lê Đình Kỵ giới thiệu, trình bày trong các giáo trình, vào soi sáng tác phẩm lớn nhất của nền văn học dân tộc.

Tiểu kết chương 1

Lý luận về chủ nghĩa hiện thực được du nhập và vận dụng vào nghiên vào nghiên cứu văn học sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Trước 1945, chủ nghĩa hiện thực xuất hiện dưới tên gọi chủ nghĩa tả chân hay xu hướng tả thực. Tiêu biểu cho sự thực hành phê bình văn học dựa trên quan điểm của chủ nghĩa tả chân có thể kể đến Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hải Triều, Đinh Gia Trinh… Riêng trong lĩnh vực Kiều học, các công trình của Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa… có thể xem là đại diện cho khuynh hướng hiện đại hóa cách đọc Truyện Kiều. Sau năm 1945, cùng với sự giới thiệu ngày càng phong phú và có hệ thống về lý luận phản ánh/chủ nghĩa hiện thực, các nghiên cứu về Truyện Kiều từ lý luận chủ nghĩa hiện thực đã có nhiều thành tựu mới. Bên cạnh nghiên cứu của Hoài Thanh, Trương Tửu,.. phải kể đến những đóng góp của Lê Đình Kỵ. Ngay từ giữa thập niên 60 Lê Đình Kỵ đã có những thể nghiệm đọc Truyện Kiều từ phương pháp sáng tác. Tuy vậy, phản đến thập niên 70, sự vận dụng lý luận về phương pháp chủ nghĩa hiện thực ở Lê Đình Kỵ, vào nghiên cứu Truyện Kiều mới nhuần nhuyễn, có thành tựu và gây được chú ý.

Chương 2

NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

TRUYỆN KIỀU VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)