Đánh giá vấn đề có hay không chủ nghĩa hiện thực trong văn trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 73 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.1. Đánh giá vấn đề có hay không chủ nghĩa hiện thực trong văn trung

đại Việt Nam

Chủ nghĩa hiện thực trong văn học trung đại Việt Nam là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm lý giải của nhiều nhà nghiên cứu thập niên 70, tuy nhiên cách giải quyết vấn đề này vẫn còn nhiều do dự, chưa thể nói là đã xong xuôi, triệt để và có sự thống nhất cao trong giới, nếu không muốn nói là phân hóa, cách biệt nhau.

N.Konrat, Viện sĩ, nhà phương Đông học nổi tiếng người Nga đã từng đặt vấn đề này trong một bối cảnh rộng lớn là các nền văn học phương Đông [13] từ cái nhìn so sánh với các nền văn học châu Âu. Theo Konrat, thuật ngữ

chủ nghĩa hiện thực được dùng phổ biến trong các công trình lịch sử và lý luận văn học, hầu như các nghiên cứu về văn học quá khứ đều đề cập đến chủ nghĩa hiện thực, “bất kể người ta đang nói về văn học của một dân tộc nào đó thuộc châu Âu hay châu Á, bất kể đó là nền văn học của thế kỉ XIX hay văn học trung thế kỉ, thậm chí cả văn học của thế giới cổ đại” [13, tr.326], nó gần như bị biến thành phạm trù tuyệt đối tồn tại trong lịch sử nói chung, mà không phụ thuộc vào lịch sử kinh tế xã hội, văn hóa cụ thể, đặc thù.

Cũng theo Konrat, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực lần đầu tiên đặt ra và được sử dụng để mô tả nền văn học Pháp giữa thế kỉ XIX, nhất là với các sáng tác của Balzac, Flaubert. Khái niệm này cũng đã được sử dụng khá thích hợp vào thời kỳ tương tự với văn học Nga, văn học Anh và một số nền văn học châu Âu khác nữa. Bối cảnh đặc thù, cụ thể đưa đến sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực (trong văn học Pháp) là thời kỳ thinh trị của chủ nghĩa tư bản:

“văn học hiện thực chủ nghĩa đã chịu ơn bối cảnh thời đại theo cái nghĩa mà nó nhận được trong phương pháp sáng tạo của văn học hiện thực phê phán… chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỉ XIX cần phải được hiểu như một phương pháp khám hiện thực trong tất cả sự phức tạp và sự đối kháng của các lực lượng đang hoạt động trong đó” [13, tr.327-328].

Như vậy, xét về mặt nguyên tắc và về mặt lịch sử, chỉ có thể vận dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực để mô tả các hiện tượng văn học ngoài Pháp (như ở Anh, Nga….) nếu như những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa trong nền văn học đó tương ứng với các điều kiện mà ta đã quan sát được ở Pháp. Điều đó có nghĩa là, chỉ có thể nói đến một chủ nghĩa hiện thực ở các nền văn học phương Đông nếu như ta có thể tìm thấy những điều kiện hình thành và vận hành sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Nhưng những điều kiện như vậy, theo Konrat, “chỉ có ở một nước phương Đông duy nhất là nước Nhật Bản” [13, tr.329], ở phương Đông chỉ có Nhật Bản từ sau cách mạng Meiji đã đi lên con đường chủ nghĩa tư bản. Do đó, không khó để mô tả một dòng văn học hiện thực chủ nghĩa đúng nghĩa ở Nhật Bản.

Còn ở các nước khác ở phương Đông, thì vấn đề phức tạp hơn nhiều, trình độ phát triển của các nước không đồng đều nhau, phần lớn các nước này do bị trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa nên chế độ phong kiến chậm bị phá sản và việc phát triển các quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng chậm chạp, hạn chế và bị biến dạng. Một trong những biểu hiện của biến dạng, đó là sự hình thành tầng lớp tư sản mại bản, tư sản dân tộc. Tầng lớp này không trưởng thành do sự lạc hậu về kinh tế, chính trị. Đặc điểm này quy định diện mạo của văn học hiện thực chủ nghĩa ở phương Đông.

Konrat lưu ý, trên đại thể các nước phương Đông tiến đến văn học hiện thực chủ nghĩa thường chậm hơn các nước tiên tiến phương Tây, tuy nhiên vẫn có một số nhà văn cá biệt “không phải đi theo đằng sau các phong trào trung của văn học hiện thực chủ nghĩa” ở châu Âu mà “song hành cùng với

chung và trong chừng mực nào đó có thể nói là áp gần với trình độ chung” [13, tr.333]. Vấn đề quan trọng khác đặt ra ở đây là, phải chăng chúng ta có thể áp dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực đối với văn học của thời kỳ khác, xuất hiện trong những điều kiện khác (không phải thời đại của chủ nghĩa tư bản, mà là thời đại phong kiến chẳng hạn)? Konrat cho rằng, việc áp dụng này sẽ làm mất đi nội dung lịch sử cụ thể của nó. Cần thận trọng tron g việc áp dụng khái niệm này đối với văn học trước thế kỉ XIX. Có thể nói đến văn học hiện thực, văn học hướng đến hiện thực trong lịch sử ở nhiều giai đoạn nhưng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực chỉ nên dành cho một trường hợp trong số đó. Văn học hiện thực nói chung có thể được xác định bởi những yếu tố hay nguyên tắc đặc trưng cấu tạo nên chủ nghĩa hiện thực như một phương pháp sáng tác, sau: nhà văn xuất phát từ thực tế, say mê cái khách quan, hướng đến sáng tạo cái điển hình và tiêu biểu cho một loại hiện tượng… Tóm lại, từ ý kiến của Konrat rút ra tiểu kết: có thể nói đến văn học hiện thực, văn học hướng đến hiện thực đờ sống thời trung đại, chứ không nên nói đến một chủ nghĩa hiện thực, theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ này, trong văn học trung đại.

Có lẽ Hồng Chương là người đầu tiên đặt vấn đề “truyền thống hiện thực trong văn học Việt Nam” trong công trình Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật xuất bản năm 1962 (Nxb. Sự thật). Ở công trình này, Hồng Chương cho rằng, văn học Việt Nam vốn giàu tính hiện thực: “từ Nguyễn Trãi người mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam cho đến Nguyễn Du đỉnh cao nhất của nền văn học đó, chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố hiện thực…” (tr.222), Truyện Kiều “có nhiều giá trị hiện thực chủ nghĩa”,

Truyện Kiều “đánh dấu một bước quan trọng trong sự trưởng thành và chín muồi của yếu tố hiện thực chủ nghĩa trong văn học nước ta” (tr.226), yếu tố hiện thực này ngày càng lớn dần cùng với sự phát triển của văn học dân tộc. Tiến thêm một bước, sau khi phân tích hoàn cảnh lịch sử xã hội thế kỉ XVIII, XIX (chế độ phong kiến khủng hoảng, kinh tế hàng hóa phát triển, cá tính và

tư tưởng đòi quyền sống ngày càng nảy nở…) Hồng Chương nhận định: mầm mống của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nước ta nảy sinh hồi cuối thể kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, “với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du… chủ nghĩa hiện thực đã bắt đầu thành hình trong văn học Việt Nam… Truyền thống hiện thực chủ nghĩa này được Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… kế tục trong những điều kiện nước ta bị thực dân Pháp chiếm đóng hồi cuối thế kỉ XIX” (tr.233).

Ngoài công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du

của Lê Đình Kỵ, và một số nghiên cứu khẳng định sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực phê phán, tính đến thập niên 60, 70, ở ta, vấn đề hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học dân tộc gần như chưa được quan tâm chú ý, điều này tạo ra một cục diện là chỉ thấy sự tiếp nhận, ảnh hưởng từ bên ngoài đối với sự hình thành chủ nghĩa hiện thực phê phán, mà chưa thấy được những mối liên hệ nguồn cội giữa nó với nền văn học quá khứ. Ý thức rõ về khoảng trống này, trong một nghiên cứu có tính chất bước đầu năm 1971Đỗ Đức Dục đã bày tỏ “Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam” [4]. Ông khẳng định: “Chủ nghĩa hiện thực phê phán của những năm 30 tất nhiên không phải chỉ hình thành do ảnh hưởng của văn học bên ngoài, mà điều chủ yếu cần phải khẳng định là nó có nguồn gốc từ bên trong những truyền thống vững chắc của văn học nghệ thuật Việt Nam” (tr.102). Lần ngược lại truyền thống văn học ấy, Đỗ Đức Dục đánh giá, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII “chủ nghĩa hiện thực vẫn chưa có điều kiện để hình thành… nói như vậy không có nghĩa là ở các thời đại trên đã không xuất hiện những yếu tố hiện thực chủ nghĩa rải rác trong những tác phẩm văn học có giá trị như Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục…”, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ văn, Bình Ngô đại cáo [4, tr.103]. Trước đó, trong bài “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí” Đỗ Đức Dục cũng đã nhấn mạnh: “tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã đặt được một trình độ khá cao trong việc xây dựng chủ nghĩa

Nhìn chung, quan điểm của Đỗ Đức Dục là thừa nhận, có một chủ nghĩa hiện thực trong văn học trung đại thời đại Nguyễn Du. Cụ thể, đến thời Lê mạt - Tây Sơn từ sự chuyển biến xã hội và tư tưởng lớn lao xuất hiện cả một phong trào văn học nghệ thuật hết sức phong phú chưa từng thấy trong lịch sử, phong phú về nội dung, đề tài cũng như về mặt khuynh hướng, phương pháp nghệ thuật, và thể loại, về mặt sáng tác dân gian cũng như về sáng tác bác học. Chính trên cơ sở của phong trào đó đã hình thành, ở bước đầu tiên của nó, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam với tính cách là một phương pháp nghệ thuật, một trào lưu văn học rộng rãi, có thể gọi là chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du vì Nguyễn Du là người đại biểu lớn nhất,

Truyện Kiều và một phần thơ chữ Hán của Nguyễn Du là sự thể hiện rực rỡ nhất. Song chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du tất nhiên cũng là kết tinh, là biểu hiện tập trung của bao nhiêu yếu tố hiện thực chủ nghĩa đã từng xuất hiện trong văn học nghệ thuật các thời đại trước, cũng như nó đã chịu ảnh hưởng của những xu hướng khác trong văn học nghệ thuật đương thời [6, tr.107]. Bàn về đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trung đại Việt Nam, Đỗ Đức Dục cho rằng, “chủ nghĩa nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời Lê mạt-Tây Sơn, hình thành trong những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt của dân tộc, lẽ tất nhiên vừa mang những nét phổ biến giống chủ nghĩa hiện thực trong văn học phương Tây thời Phục hưng vừa mang những nét riêng biệt, độc đáo của nó” [4, tr.109]. Ở Việt Nam chủ nghĩa hiện thực xuất hiện chậm hơn so với các nước phương Tây trên dưới hai thế kỉ, do sự phát triển chậm chạp, trì trệ của đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến, và do đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản mới chỉ manh nha, vì thế tuy có phổ biến nhưng nó còn mang tính tự phát, tản mạn, chất phác và mang nhiều hạn chế [5]. Tương tự như Đỗ Đực Dục, Cao Huy Đỉnh khi đọc Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ cũng tương đối nhất trí với nhiều kết luận của tác giả công trình, ví như ông chia sẻ với quan điểm nhìn nhận rằng, “xu thế tiến đến chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam ở trong thời đại Nguyễn Du” [8].

Cùng quan tâm đến truyền thống chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, tác giả Vũ Đức Phúc trong bài “Trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945” [47] đã chỉ ra rằng, từ thế kỉ XVI, đặc biệt từ đầu thế kỉ XVIII trở đi văn học Việt Nam đã “có nhiều tác phẩm có những yếu tố hiện thực tạo nên một truyền thống có ảnh hưởng rõ rệt đến trào lưu hiện thực sau năm 1930” [47, tr.58]. Cơ sở của sự hình thành những tác phẩm có yếu tố hiện thực là sự khủng hoảng, suy sụp kéo dài của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, Vũ Đức Phúc lại không cho rằng đã có một chủ nghĩa hiện thực chung thế kỉ ở Việt Nam. Ông viết: “văn học Việt Nam có đặc trưng riêng của nó, các trào lưu vốn khá phức tạp. Vấn đề có hay không một trào lưu hiện thực trong văn học các thế kỉ XVIII, XIX ở Việt Nam, vẫn còn là một vấn đề phải bàn cãi…có những nhà thơ nhà văn lớn nhất như Nguyễn Du, nhưng nếu đánh giá họ là hiện thực thì cũng hơi gò ép, cũng như không thể dùng nguyên tắc sáng tác của Banzac để đo và quyết định giá trị của Dante” [47, tr.40].

Gần quan điểm với Vũ Đức Phúc, Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX (tập 2) [41] sau khi phân tích nghệ thuật điển hình hóa, đã đi đến nhận định “Nguyễn Du một mặt vẫn kế thừa truyền thống, một mặt lại phá vỡ truyền thống để đi đến chủ nghĩa hiện thực. Nhưng cuối cùng Nguyễn Du vẫn dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực chứ chưa đi vào được quỹ đạo của nó” [41, tr.191]. Xem thế, để thấy rằng, đối với Nguyễn Lộc, một tác phẩm đỉnh cao của văn học cổ điển như

Truyện Kiều cũng chỉ mới đứng trước cửa của chủ nghĩa hiện thực thì khó có thể hình dung được một chủ nghĩa hiện thực thời trung đại, ở bên ngoài các sáng tác của Nguyễn Du, nhất là Truyện Kiều. Thực vậy, Nguyễn Lộc từng phát biểu ý kiến khẳng định, Tú Xương mới là nhà thơ đã thực sự đi được vào quỹ đạo của chủ nghĩa hiện thực” [42], về điểm này, trước đó, Nguyễn Đức Đàn đã bày tỏ ý kiến đồng tình [7]: “sang thời kỳ cận đại, trong những điều kiện lịch sử mới xuất hiện nhiều nhân tố hiện thực mới, tiền thân của chủ nghĩa hiện thực phê phán… Trong giai đoạn này, Tú Xương là nhà thơ tiêu biểu

Tiếp sau bài của Đỗ Đức Dục, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đình Chú trong bài “Chung quanh vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử văn học Việt Nam (Thời kỳ trước chủ nghĩa hiện thực phê phán 1930-1945) [2] đã sơ kết tình hình nghiên cứu lịch sử hình thành và sự vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực vào thực tiễn văn học dân tộc đồng thời đặt ra nhiều vấn đề chờ đợi những lý giải sâu sắc, có sức thuyết phục cao hơn. Trước hết tác giả Nguyễn Đình Chú chất vấn cơ sở thực tế đưa đến việc khẳng định, “chủ nghĩa hiện thực có mặt trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái” [2, tr.113], ông viết: những nhà nghiên cứu say sưa đuổi theo kết luận này đã bỏ qua tính đặc thù của văn học quá khứ, là sự hình thành các trường phái, các chủ nghĩa không diễn ra một cách rõ nét như trong lịch sử văn học phương Tây; ở phương Đông sự thay thế các hình thái kinh tế xa hội không dứt khoát, rõ nét như ở nhiều nước phương Tây.

Năm 1982, Nguyễn Thế Việt trong bài “Từ phương pháp tiếp cận đến việc lý giải sự xuất hiện một lưu phái văn học” (Tạp chí Văn học số 6/1982) quan niệm có một chủ nghĩa hiện thực thời trung địa Việt Nam, khi tác giả khu biệt rằng, “khác với sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây tế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ này xuất hiện trong sự ly với các phạm trù thẩm mỹ có tính ‘mô đéc”, ‘quy phạm’ của truyền thống văn học cổ điển Á Đông.

Năm 1983, tác giả Trần Nho Thìn góp thêm một tiếng nói đáng chú ý vào cuộc thảo luận còn dang dở về vấn đề thời điểm hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học dân tộc. Trong bài viết có nhan đề “Tìm hiểu tính luận đề trong Truyện Kiều để xem xét vấn đề có hay không chủ nghĩa hiện thực ở tác phẩm này” [59], để làm cơ sở cho việc lý giải trường hợp Truyện Kiều, trước tiên Trần Nho Thìn trình bày ngắn gọn nội hàm thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực. Sau đó ông lưu ý, việc vận dụng công thức chủ nghĩa hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 73 - 85)