Đánh giá về công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 85 - 103)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Đánh giá về công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của

Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ

Như luận văn đã trình bày ở Chương 1, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ là công trình gây được tiếng vang ngay từ khi xuất hiện.

Đánh giá về những đóng góp của Lê Đình Kỵ

Hầu hết các ý kiến thảo luận về Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du đều ghi nhận những tìm tòi, phát hiện mới mẻ của Lê Đình Kỵ. Cao Huy Đỉnh khẳng định “Lê Đình Kỵ đã có những phát hiện mới về

Truyện Kiều có khả năng thuyết phục bạn đọc thực sự” [8], xác định vị trí của công trình trong sự phát triển của ngành Kiều học, Cao Huy Đỉnh viết: đây là một cống hiến đáng kể vào lịch sử nghiên cứu Nguyễn Du, Truyện Kiều và văn học cổ điển Việt Nam” [8, tr.138].

Xét riêng về vị trí của Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du trong sự nghiệp học thuật của Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đình Chú cho rằng,

Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là công trình quy mô, vượt qua giai đoạn bước đầu tìm hiểu phương pháp sáng tác Truyện Kiều hồi năm 1963 [2] của tác giả. Định vị rõ hơn, Trịnh Bá Đĩnh nhấn mạnh: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là đỉnh cao nhất, tác phẩm sáng giá nhất trong sự nghiệp của Lê Đình Kỵ, “đây là công trình thú vị tiêu biểu cho cách mà Lê Đình Kỵ vận dụng lý luận chủ nghĩa hiện thực để phê bình văn học” [8, tr.169-172]. Còn Huỳnh Như Phương viết: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du “được xem như đỉnh cao trong sự nghiệp trước tác của ông”, đây “là một công trình thể hiện đầy đủ bút lục của một nhà nghiên cứu có uy tín. Cuốn sách gợi cho ta ý nghĩ rằng, có lẽ trong đời mình, mỗi nhà nghiên cứu chỉ cần viết nên một cuốn sách thật đích đáng” [48].

Theo Nguyễn Lộc [41], đặt Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du vào “đợt kỉ niệm 200 sinh Nguyễn Du” sẽ thấy, công trình này cùng với nhiều tiểu luận của các tác giả khác như Hà Huy Giáp, Hoài Thanh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn…đi sâu hơn vào nội dung xã hội của tác phẩm và vấn đề thế giới quan, phương pháp sáng tác. Nguyễn Lộc đánh giá: “Chuyên luận Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ là một đề tài có chất lý luận. Có thể nói, Lê Đình Kỵ là người đầu tiên đã mở ra một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu Truyện Kiều trong tương quan với phương pháp sáng tác của nhà thơ. Với ngòi bút phân tích sắc sảo của một nhà phê bình, từ góc độ phương pháp sáng tác, Lê Đình Kỵ đã có những phát hiện về Truyện Kiều mà những nhà nghiên cứu Truyện Kiều

những giai đoạn trước chưa có… Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du giúp người đọc hiểu sâu hơn những giá trị độc đáo của một nhà thơ thiên tài” [41, tr.261]. Sau này khi “Đọc lại Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”, Nguyễn Lộc vẫn giữ quan điểm khẳng định đóng góp của Lê Đình Kỵ, ông viết: “Ở công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, từ góc độ phương pháp sáng tác, Lê Đình Kỵ đã có những phát hiện và lý giải mới mẻ, sắc sảo, thuyết phục trên nhiều vấn đề về lí tưởng thẩm mỹ, về chủ nghĩa nhân đạo và sự thể hiện chân lí đời sống, về cách thể hiện nhân vật, về điển hình hóa, về thời gian và không gian nghệ thuật, về tính lịch sử cụ thể của Truyện Kiều” [41, tr.351].

Bàn về các luận cứ, luận chứng trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Cao Huy Đỉnh thừa nhận vốn hiểu biết sâu sắc, rộng rãi của người viết: tác giả đã huy động nhiều tri thức về con người, tác phẩm và thời đại của Nguyễn Du để lý giải, cắt nghĩa, chỉ ra nhiều vấn đề, ông đã miêu tả được một cách nhất quán cái khối thống nhất hữu cơ của Truyện Kiều

nhưng lại chồng chéo nhiều mâu thuẫn phức tạp, và “kiên trì soi đi soi lại nhiều lần đối tượng của mình từ nhiều góc độ ánh sáng khác nhau (lịch sử, xã

hội, tâm lý, thẩm mĩ, văn học….)” [8]. Trần Đình Sử cũng khẳng định Lê Đình Kỵ có nhiều đóng góp mới mẻ: “Thành công đáng kể của Lê Đình Kỵ là ông đã vận dụng nhuần nhuyễn các khái niệm tính cách, cá tính, hoàn cảnh, chi tiết để phân tích tính thống nhất toàn vẹn, sinh động của các nhân vật

Truyện Kiều. Có thể nói đó là sự nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều theo thi pháp của chủ nghĩa hiện thực. Đồng thời đối chiếu với thi pháp của chủ nghĩa hiện thực cũng làm cho nhà nghiên cứu thấy rõ nhiều đặc trưng nghệ thuật riêng của Truyện Kiều mà ông gọi là “những ràng buộc của mỹ học đương thời…" [55].

Nhìn lại các ý kiến đánh giá nhân vật Truyện Kiều trong thế kỉ XX, Trần Nho Thìn đã chỉ ra cách tiếp cận riêng của Lê Đình Kỵ so với Phan Ngọc, Trần Đình Sử: trong khi Phan Ngọc đứng từ quan điểm thao tác luận, Trần Đình Sử nhìn từ góc độ tự sự học thì Lê Đình Kỵ xuất phát từ điểm nhìn giai cấp luận và “phản ánh luận để tìm cội nguồn đã gây ra những mâu thuẫn trong cách đánh giá nhân vật Truyện Kiều, nhất là nhân vật Thúy Kiều”, “xem xét tương quan giữa tác phẩm và hiện thực khách quan” [62, tr.378-379]. Nhìn chung “mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận riêng và theo cách riêng đã chỉ ra một cách đúng đắn bản chất của phong phú, nhiều chiều của nhân vật Truyện Kiều, điều đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho chúng”. Gần với quan điểm của Trần Nho Thìn, Trịnh Bá Đĩnh lý giải, từ góc nhìn lý luận hiện thực chủ nghĩa, Lê Đình Kỵ đã có những phát hiện thú vị, “song dường như phần giá trị nhất của công trình lại là những chỗ ông viết về nghệ thuật thơ của Nguyễn Du. Ngòi bút phê bình dường như trội hơn ngòi bút lí luận là điều có thể thấy rõ trong cuốn sách” [9]. Còn Huỳnh Như Phương bình luận: “Nhìn Truyện Kiều như một cấu trúc thẩm mỹ nằm trong toàn bộ thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du và là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội - lịch sử nhất định, Lê Đình Kỵ đã trình bày và biện giải một cách thuyết phục cơ sở tư tưởng - thẩm mỹ cũng như quan niệm về con người và nghệ thuật của nhà

thơ. Tác giả cuốn sách đã chỉ ra đâu là huyền thoại và đâu là thực chất trong triết lý về Tài, Mệnh, Tâm của Truyện Kiều. Những trang hay nhất của cuốn sách được dành để viết về thế giới nhân vật đa dạng và sống động của Nguyễn Du, từ Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải cho đến Tú Bà, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh… Với giọng văn uyển chuyển và nhuần nhị, những trang sách này có thể xem là một dẫn chứng điển hình về sự tiếp nhận Truyện Kiều từ chỗ đứng của một con người hiện đại có tầm văn hóa cao. Và từ niềm xác tín trên con đường nghiên cứu của mình, Lê Đình Kỵ đã bày tỏ một thái độ nồng nhiệt đối với cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du trong việc nhìn nhận thế giới và con người” [48, tr.15].

Nhận xét về ngôn ngữ phê bình của Lê Đình Kỵ, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh khẳng định công trình của Lê Đình Kỵ có chất văn, logic, “nguồn tư liệu dồi dào”, “ngôn ngữ mềm mỏng, mạch văn tinh tế, nếp cảm nghĩ cặn kẽ, sâu sắc” [8].

Thảo luận về những giới hạn của công trình

Theo Cao Huy Đỉnh, Lê Đình Kỵ “còn lúng túng trong việc xác định phương pháp sáng tác cơ bản của Nguyễn Du và Truyện Kiều” [8, tr.138]. Hạn chế khác là: Lê Đình Kỵ đã lấy tiêu chuẩn của phương pháp hiện thực chủ nghĩa ở văn học phương Tây, văn học Nga thế kỉ XIX để tìm hiểu Truyện Kiều; quá đề cao phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực, xem chủ nghĩa hiện thực đứng nhất, đừng sau nó là chủ nghĩa cổ điển, sáng tác kiểu dân gian, “gán cho chủ nghĩa hiện thực cái độc quyển có thế giới quan tiến bộ, có ý nghĩa xã hội lịch sử, có chân lý đời sống và có khả năng cá thể hóa hình tượng” [8].

Tác giả chưa chỉ ra được nội dung cuộc sống Việt Nam hiện tại, hàng ngày đã đi vào Truyện Kiều ở chỗ nào với cái dạng vốn có của nó, chưa chỉ ra những nguyên mẫu của trong xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII hay trong chính thời đại và môi trường sống của Nguyễn Du đã chuyển hóa vào bản thân hình tượng của Truyện Kiều, Lê Đình Kỵ mới chỉ dừng lại ở cái gọi là “tinh thần

Việt Nam” do đó việc tác giả nói đến một chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du hẳn là chưa có cơ sở vững chắc. Mục tiêu của Lê Đình Kỵ là đi tìm chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều nhưng vì chưa nắm bắt được tiêu chuẩn đặc thù của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nên càng đi sâu khảo sát cơ cấu Truyện Kiều, Lê Đình Kỵ lại càng trông thấy một thứ chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa cổ điển hơn là chủ nghĩa hiện thực. Cao Huy Đỉnh gọi hành trình này là “chỗ thiếu thanh thoát nhất của cuốn sách, khiến chúng ta chưa hiểu hết được chủ kiến của tác giả” [8, tr.138]. Đối với Cao Huy Đỉnh, tiêu chí cốt yếu để nhận diện chủ nghĩa hiện thực là quá trình và phương thức chuyển hóa từ thực tiễn đến văn học và ngược lại. Nguyễn Lộc cũng nhận định: nhược điểm khá rõ trong công trình của Lê Đình Kỵ là tính hệ thống không được chặt chẽ, “Lê Đình Kỵ dường như vẫn lấy một tiêu chuẩn có sẵn nào đó về chủ nghĩa hiện thực của nước ngoài rồi đối chiếu so sánh với Truyện Kiều, chứ chưa xuất phát từ quy luật vận động nội tại của văn học dân tộc để nghiên cứu nó” [41, tr.262].

Tương tự như Cao Huy Đỉnh, Huỳnh Như Phương khái quát khách quan: “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực phương Đông nói chung, chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ Việt Nam nói riêng, cho đến nay, chưa phải đã được bàn luận thấu đáo. Thời Lê Đình Kỵ viết cuốn sách này, ở ta không phải không có xu hướng vận dụng những tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực phương Tây vào nghiên cứu những giá trị của văn học cổ điển Việt Nam và đã không tránh khỏi ít nhiều khiên cưỡng. Chính Lê Đình Kỵ cũng nhận thấy rằng, chủ nghĩa hiện thực là cái áo quá chật so với cơ thể cường tráng của Truyện Kiều” [48, tr.16]. Bản thân Lê Đình Kỵ, sau này, trong một bài trả lời phỏng vấn cũng thú nhận: ông muốn “thuyết phục người đọc rằng Truyện Kiều vĩ đại không chỉ vì phương pháp sáng tác mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Bởi vì thực ra những gì mà Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều khiến chúng ta chỉ có thể hình dung đến một chủ nghĩa hiện thực phôi thai, một chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn sơ kì của nó mà thôi” [37, tr.11]

Chọn cách đặt vấn đề khác với Cao Huy Đỉnh, Đỗ Đức Dục cùng nhiều nhà nghiên cứu muốn truy tìm sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trước những năm 30 của thế kỉ XX. Nhìn từ yêu cầu đó, ông đã cho rằng, công trình của Lê Đình Kỵ còn có khiếm khuyết chưa được lấp đầy: “đến nay, khi mà việc biên soạn một cuốn lịch sử văn học Việt Nam đang chính thức được tiến hành, thiết tưởng việc nghiên cứu những vấn đề trào lưu văn học, phương pháp sáng tác văn học, như về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam là một điều rất cần thiết. Gần đây cuốn sách Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du của Lê Đình Kỵ đã một phần đề cập tới vấn đề đó, nhưng tiếc rằng tác giả chưa có ý kiến thật dứt khoát, nhất là chưa nhằm nêu lên quá trình hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam” [4, tr.100-101].

Tiểu kết chương 3

Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là công trình thành công nhất của Lê Đình Kỵ. Nhiều vấn đề đặt ra từ công trình này, ngay từ khi công bố, đã thu hút sự quan tâm, bàn thảo của giới nghiên cứu lý luận và lịch sử văn học. Các ý kiến về vấn đề có hay không chủ nghĩa hiện thực trong văn học trung đại, hay về những hạn chế và thành công của Lê Đình Kỵ khi vận dụng lý luận về phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa vào nghiên cứu

Truyện Kiều có sự phân hóa rõ rệt.

Ngày nay nhìn lại, chúng ta thấy, thành công và giới hạn của Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du cũng chính là ưu điểm và giới hạn của một cách đọc, một cách tiếp cận tác phẩm. Bên cạnh cách tiếp cận từ phương pháp sáng tác, từ phản ánh luận, còn có nhiều cách diễn giải khác. Không có phương pháp vạn năng. Mỗi cách đọc, cách tiếp cận cho thấy một vài khía cạnh, vẻ đẹp vốn rất phong phú, phức tạp tiềm tại trong cấu trúc ngôn từ và hình tượng của văn bản.

KẾT LUẬN

1. Lê Đình Kỵ là nhà lý luận phê bình văn học theo khuynh hướng xã hội học mác xít. Ông tích cực đưa tới giới nghiên cứu nhiều văn bản về chủ nghĩa hiện thực cũng như góp phần gợi cảm hứng cho các nghiên cứu văn học sử về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong lịch sử văn học dân tộc. Lê Đình Kỵ không dừng lại ở việc dịch thuật, viết giáo trình về các phương pháp sáng tác văn học nghệ thuật, trong đó bao gồm cả chủ nghĩa hiện thực, mà còn vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực vào nghiên cứu văn học cổ điển, đặt ra những vấn đề lớn có tính phương pháp luận trong việc lý giải các hiện tượng lớn, tiêu biểu của văn học quá khứ.

2. Từ những năm 60 Lê Đình Kỵ đã có những nghiên cứu thử nghiệm về phương pháp sáng tác của Truyện Kiều. Có thể tìm thấy những bước đi đầu tiên của ông trong một số bài tạp chí chuyên ngành và tiểu luận bàn về nhân vật Truyện Kiều, triết lý, thế giới quan của nhà văn nhân kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, bên cạnh đó có thể thấy từ lâu Truyện Kiều luôn là chất liệu thích hợp dẫn vào các vấn đề lý luận về phương pháp sáng tác trong các giáo trình mà Lê Đình Kỵ tham gia biên soạn. Chẳn hạn như vấn đề điển hình hóa, khi nghiên cứu và diễn giải phương thức điển hình hóa, Lê Đình Kỵ thường xuyên nhắc đến trường hợp Truyện Kiều như một ví dụ tiêu biểu và thích hợp nhất để soi sáng vấn đề.

3. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là công trình đỉnh cao trong sự nghiệp của Lê Đình Kỵ. Công trình này là sự tiếp nối, phát triển sâu sắc và có hệ thống các nghiên cứu thể nghiệm trước đó của Lê Đình Kỵ. Đúng như Nguyễn Lộc nhận định: đây là công trình có tính chất lý luận, ở đó rất nhiều lần Lê Đình Kỵ giới thuyết về nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa hiện thực, cũng như cung cấp một vài khía cạnh về phương pháp luận trong việc xác định nội dung xã hội - giai cấp của Truyện Kiều.

Ngay “Lời nói đầu” của công trình, Lê Đình Kỵ đã giải thích bản chất hướng tiếp cận của ông: “Nghiên cứu Truyện Kiều trong mối tương quan với chủ nghĩa hiên thực, tức cũng là nghiên cứu phương pháp sáng tác của tác phẩm cổ điển lớn nhất của nền văn học dân tộc”. Nhìn từ góc độ này, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du thực sự “đã ra một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu Truyện Kiều trong mối tương quan với phương pháp sáng tác của nhà thơ”.

4. Điểm mạnh trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là cái nhìn lý luận sâu sắc. Chính sự am hiểu những vấn đề lý luận của chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 85 - 103)