Nội dung cuốn sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 45 - 47)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Nội dung cuốn sách

Ngay từ tên gọi và Lời nói đầu của công trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Lê Đình Kỵ đã khẳng định mục tiêu của ông là đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ với chủ nghĩa hiện thực để xem xét. Ở đây, khái niệm chủ nghĩa hiện thực được ông hiểu là một phương pháp sáng tác tiến bộ, một bước tiến của lịch sử tư duy nghệ thuật. Chính ở điểm này, chúng ta thấy, Lê Đình Kỵ đã tự đặt ông vào một trong những vấn đề trung tâm của mỹ được một nhận thức chung trong giới văn học ở ta lúc bấy giờ: “vấn đề phương pháp sáng tác là một vấn đề rất phức tạp và còn khá mới mẻ trong tình hình lý luận và nghiên cứu của ta….” [22]. Phải đặt công trình của Lê Đình Kỵ vào bối cảnh ấy mới thấy được khó khăn, bản lĩnh và cùng đóng góp của tác giả, cả trên phương diện lý luận lẫn thực hành vận dụng lý luận vào nghiên cứu tác phẩm cổ điển lớn nhất của văn học dân tộc ta.

Lê Đình Kỵ đã phân tích, thảo luận xung quanh rất nhiều cách hiểu về chủ nghĩa hiện thực. Ông phê phán cách hiểu quá rộng hoặc quá hẹp về khái niệm này. Theo ông, nếu hiểu chủ nghĩa hiện thực là đặc điểm của các tác phẩm có nội dung xã hội chân thực sinh động là xu hướng mở rộng giới hạn

của chủ nghĩa hiện thực đến vô hạn độ, tước bỏ nội dung cụ thể lịch sử của chủ nghĩa hiện thực: “coi chủ nghĩa hiện thực là thành tựu tất yếu của mọi tác phẩm văn nghệ có giá trị, tức là đánh đồng nội dung và phương pháp, đánh đồng chân lý cuộc sống với chủ nghĩa hiện thực” [22], đồng nhất chủ nghĩa hiện thực với bản chất văn học.

Trên cơ sở nội dung của phương pháp hiện hiện thực chủ nghĩa đã được giới thuyết kĩ lưỡng cùng kinh nghiệm lịch sử về các bước ngoặt văn học trên thế giới, soi chiếu vào Truyện Kiều, Lê Đình Kỵ nhận thấy, “Truyện Kiều đã đặt nền móng đầu tiên vững chắc cho sự phát triển của nền văn học hiện thực chủ nghĩa ở nước ta [22, tr.7].

Phương pháp nghiên cứu của Lê Đình Kỵ có thể hình dung như sau: Trước tiên, nhà nghiên cứu, xác định đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực ở

Truyện Kiều - bối cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện Nguyễn Du. Luận điểm trung tâm của người viết hướng tới, là khẳng định “ở Truyện Kiều có sự xen kẽ, sự đấu tranh giằng xé giữa xu hướng hiện thực chủ nghĩa và những nề nếp đã thành thông lệ…. Thông qua những khuôn khổ, những quy ước định sẵn, Nguyễn Du đã tìm được con đường dẫn tới chủ nghĩa hiện thực” [22, tr.7]. Bác bỏ ý kiến nghi ngờ giá trị phản ánh xã hội của Truyện Kiều vì cho tác phẩm này chỉ là sự vay mượn, thuật chuyện nước ngoài, Lê Đình Kỵ chỉ ra rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng sự thể nghiệm của bản thân, Truyện Kiều là một sáng tạo của Nguyễn Du, một sản phẩm của xã hội và của thời đại Nguyễn Du, tác phẩm phản ánh “con người Việt Nam” cảm nghĩ của người Việt Nam, xã hội Việt Nam”. Ông lưu ý: “Chủ nghĩa hiện thực của Truyện Kiều gắn chặt với những truyền thống văn học lâu đời của dân tộc, cho nên có thể bao dung những nhân tố ước lệ, tượng trưng. Tìm hiểu phương pháp sáng tác của Truyện Kiều trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện thực, tức là xác định tính truyền thống và tính cách tân của tác phẩm, đồng thời tìm hiểu những hạn chế quy định bởi chính truyền thống ấy” [22, tr.9].

Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du là sự vận dụng những nguyên lý phổ biến về chủ nghĩa hiện hiện thực soi rọi vào Truyện Kiều, điều này thể hiện ra thành hai phần chính của cuốn sách: cơ sở tư tưởng thẩm mỹ của Truyện Kiều và vấn đề điển hình hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 45 - 47)