Giới thiệu về Lê Đình Kỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 39 - 41)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Giới thiệu về Lê Đình Kỵ

Dịch giả, nhà lý luận và phê bình văn học Lê Đình Kỵ sinh năm 1923 tại xã Điện Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo lời tự thuật của Lê Đình Kỵ, cha ông là nông dân, có học qua chữ Nho, mẹ tần tảo vất vả. Tuổi thơ của Lê Đình Kỵ khá thiệt thòi vì trong nhà không có sách vở gì. Lê Đình Kỵ học tiểu học ở Huế, trung học ở Sài Gòn [48; tr.9].

Trước năm 1954 ông tham gia cách mạng; sau đó làm giáo viên dạy văn học. Năm 1955 ông tập kết ra Bắc, giảng dạy trung học phổ thông ở Hà Nội rồi Thái Nguyên. Từ năm 1958 Lê Đình Kỵ được mời giảng dạy bộ môn Lý luận văn học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) [37]. Sau năm 1975, ông là giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh cho đến lúc nghỉ hưu. Năm 1984, Lê Đình Kỵ được phong hàm Giáo sư, năm 1988 được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Là người thành thạo tiếng Pháp, tiếng Nga, dịch giả Lê Đình Kỵ có nhiều đóng góp quan trọng ngay từ giai đoạn đầu xây dựng ngành lý luận văn học mác xít ở bậc Đại học.

Như ta biết, hệ thống lý luận văn học thịnh hành ở miền Bắc Việt Nam thập niên 50 - 70 chủ yếu được du nhập từ Liên xô và Trung Quốc. Về mặt này, không thể không nhắc đến Lê Đình Kỵ trong vai trò chủ biên dịch bộ sách nổi tiếng Nguyên lý lý luận văn học của L.Timofeev (2 tập), xuất bản năm 1960. Bộ sách này được giới đại học tham khảo rộng rãi, có ảnh hưởng tới cách tư duy của nhiều thế hệ nghiên cứu văn học. Lê Đình Kỵ cũng là tác giả của cuốn giáo trình Các phương pháp nghệ thuật - tức tập 4 (1962) của bộ

giáo trình Cơ sở lý luận văn học văn học được giảng dạy ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngoài ra, ông còn tham gia biên soạn nội dung phương pháp sáng tác trong bộ Cơ sở lý luận văn học do các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì. Có thể nói, Lê Đình Kỵ là một trong những chuyên gia về phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật.

Năm 1983, Lê Đình Kỵ còn đảm nhận trách nhiệm biên soạn tri thức về lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giáo trình lý luận văn học, giảng dạy chính thức ở bậc đại học.

Ngoài đóng góp trong việc du nhập hệ tri thức mỹ học, lý luận văn học của Liên xô vào Việt Nam, Lê Đình Kỵ còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học cổ điển và hiện đại gây được chú ý trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học, như các nghiên cứu về Truyện Kiều, Tố Hữu, văn nghệ thời Mỹ ngụy, Thơ mới….

Các công trình của Lê Đình Kỵ gồm có: Phương pháp nghệ thuật

(1962, Nxb. Giáo dục), Đường vào thơ (1969, Nxb. Giáo dục), Truyền Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (1970, Nxb. Khoa học xã hội), Cơ sở lý luận văn học, tập 4 (1971, Nxb. Giáo dục), Sáng mắt sáng lòng (1978, Nxb. Giáo dục), Thơ Tố Hữu (1979, Nxb. Đại học), Cơ sở lý luận văn học, tập 5 (1984, Nxb. Đại học), Tìm hiểu văn học (1984, Nxb.TP. Hồ Chí Minh),

Nguyên lý văn học (1986, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh),

Phương pháp sáng tác (1986, Nxb.TP. Hồ Chí Minh), Nguyên lý văn học

(1986, Trường), Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ ngụy (1988, Nxb.TP. Hồ Chí Minh), Hiểu đúng đắn Truyện Kiều (1988, Nxb. Đồng Tháp), Thơ mới, những bước thăng trầm (1988, Nxb.TP. Hồ Chí Minh), Thơ với Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh (1988, Nxb. Cửu Long), Trên đường văn học (2 tập, 1995, Nxb. Văn học), Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam (1998, Nxb. Giáo dục)…

dịch thuật lý luận văn học, nghiên cứu, giảng dạy văn học; đồng thời Lê Đình Kỵ cũng là người nhiệt tình đấu tranh bảo vệ quan điểm mác xít - lê nin nít trong văn nghệ, tích cực trong đấu tranh phê phán quan điểm văn nghệ của miền Nam Việt Nam 1954 - 1975. Mặc dù trước sau theo lập trường mác xít, nhưng xét kỹ sự vận dụng, diễn giải của Lê Đình Kỵ trong nghiên cứu văn học, dễ thấy ông có nhiều quan điểm đi trước và mềm mại hơn đối với không ít đồng nghiệp đương thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề vận dụng lí luận về chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của nguyễn du (lê đình kỵ)​ (Trang 39 - 41)