Khái lược về văn tế Nôm, nguồn gốc và đặc trưng thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 26 - 27)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái lược về văn tế Nôm, nguồn gốc và đặc trưng thể loại

Cho đến nay, về chữ Nôm và nền văn học Nôm hiện chưa được biết chính xác, cụ thể, chi tiết về thời gian xuất hiện. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm đã hoàn thiện và có tác phẩm từ thế kỉ XIII.

Đặc trưng thể loại của văn tế Nôm cũng tương tự như đặc trưng thể loại của văn tế mà chúng tôi đã trình bày ở mục 1.2.3. Theo Thơ ca Việt Nam, hình

thức và thể loại, về hình thức, văn tế Nôm được qui vào hai loại: Văn tế thể tự do

và Văn tế phỏng theo phú Đường luật. Theo đó, văn tế thể tự do là không gò bó theo một khuôn nào cả, dài ngắn không nhất định, có thể được sáng tác bằng thơ (theo nhiều thể khác nhau), hoặc dùng văn xuôi (chủ yếu là văn xuôi cổ) để sáng tác, hoặc những biến thể của chính những thể thơ hay văn xuôi ấy. Nói “tự do” là để đối lập với các bài văn tế được làm theo lối phú, mà phú Đường luật là tiêu biểu.

Về bố cục, cách sắp đặt đoạn mạch trong một bài văn tế Nôm được làm theo thể phú Đường luật thường chia thành 4 đoạn: đoạn mở đầu (lung khởi), đoạn giải thích (thích thực), đoạn bình luận (ai vãn), đoạn kết (kết). Ở đoạn mở đầu, và phần đầu của mỗi đoạn không dùng các kiểu câu dài, như cách cú hay hạc tất mà chỉ dùng các kiểu câu ngắn như bát tự hoặc song quan, rồi sau đó mới triển khai câu dài tiếp theo. Trong mỗi đoạn

thường gieo một vần (nếu bài có nhiều vần), còn nếu không muốn gò bó thì có thể gieo nhiều vần.

Về đối, trong một bài văn tế Nôm được làm theo thể phú Đường luật, các câu phải đối nhau, dù là đặt theo lối bát tự, song quan, cách cú hay hạc tất. Đối thì phải đối thanh và cả đối ý. Trong câu bát tự và song quan, nếu từ cuối câu trên là thanh trắc thì cuối câu dưới phải là thanh bằng, và ngược lại; trong câu cách cú hay hạc tất, từ “đậu” (chữ cuối cùng trong vế đầu của câu cách cú hay câu hạc tất) cũng phải theo lệ đó. Đấy là “luật” của hệ thống ngang. Bên cạnh đó còn có “niên” theo hệ thống dọc, tức là quan hệ về thanh giữa các câu bát tự, song quan, cách cú hay hạc tất trong một bài. Thanh trắc hoặc thanh bằng phải niêm với nhau từng cặp một, nếu lẻ là thất niêm.

Về cách đặt câu, yêu cầu phải có vần và có đối. Vần có hai lối, độc vận, nghĩa là toàn bài chỉ có một vần; liên vận, nghĩa là trong bài gồm nhiều vần. Vần, có thể vần bằng, có thể vần trắc. Về cách gieo vần thì có phóng vận, tức là tự người làm buộc phải theo một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận); hạn vận, tức buộc người làm phải theo một số vần đã cho sẵn.

Tóm lại, văn tế là một thể loại văn học của Trung Hoa cổ đại, được “du nhập” vào Việt Nam và đã được dân tộc hóa. Về ngôn ngữ, xuất hiện hai loại: văn tế được viết bằng chữ Hán (Văn tế Hán), văn tế được viết bằng chữ Nôm (Văn tế Nôm). Cùng với đó là quá trình dân tộc hóa về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Nghĩa là dưới hình thức thể loại văn tế của Trung Hoa, người Việt đã kế thừa, vận dụng, sáng tạo để thể hiện văn hóa, tư tưởng, thẩm mĩ của người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)