Xây dựng hình tượng độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 72 - 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Xây dựng hình tượng độc đáo

Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX có nhiều đặc sắc. Nếu trước giai đoạn này, văn tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn học Trung Quốc; những hình tượng nghệ thuật còn mang tính khuôn mẫu, ước lệ, tượng trưng thì hình tượng nghệ thuật trong văn tế Nôm giai đoạn này là sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng; giữa lý trí và tình cảm, cảm xúc; giữa tính ước lệ, tượng trưng và tính chân thật, cụ thể; giữa hiện thực khách quan với cảm quan chủ quan của nhà văn... Tất cả đã làm nên nghệ thuật dân tộc hóa độc đáo, hấp dẫn khi xây dựng hình tượng của văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX. Nhìn một cách tổng quát văn tế Nôm giai đoạn này, chúng tôi khu biệt thành ba nhóm hình tượng cơ bản: hình tượng người anh hùng, hình tượng những con người vô danh và hình tượng kẻ thù.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng

Có thể nói, những bài văn tế về những anh hùng trong giai đoạn này như Trương Định, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Nguyễn Thượng Hiền… không khác gì những tư liệu lịch sử được các tác giả văn tế ghi lại một cách chân thực, khách quan, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Khi đọc Văn tế Phan Chu Trinh, chúng ta được gặp gỡ một người anh hùng bằng xương bằng thịt qua những trang văn của Phan Bội Châu:

“Nhớ ông xưa:

Tú dục Nam – châu; Linh chung Đà – hải. Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường;

Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới. (…)

Ngại ngùng thay người ngọc mù sa; Ngao ngán nhẽ, giọt châu mưa xối.”

(Văn tế Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu) Bằng nghệ thuật tả thực (Thân, dậu, tuất, bấy nhiêu năm tân khổ, khi

đào cây, khi lượm đá, giữa biển trần gió bụi vẫn thung dung), kết hợp với

nghệ thuật ước lệ tượng trưng (Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh

thôi vất lối tầm thường; Rồng mây cọp gió lạ lùng gì, miền thanh khí thử hô người trung ngoại); giữa cái chung với cái riêng (Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang; Thói nhà chăm việc bút nghiên, giấu mặt hào hùng, khi tạm cũng khoa trương theo đuổi); giữa tình

cảm cảm xúc đau đớn, xót xa chân thành của tác giả với hiện thực khách quan của nước nhà cùng sự ra đi của Phan Chu Trinh (Than ôi! Tuồng thiên diễn

gió Âu mưa Mỹ, cuộc nọ kém thua hơn được, ngó non sông nên nhớ bậc tiên tri; Dấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không, kinh sấm sét hơi đau lòng hậu bối)… Tất cả đã hiện lên hình tượng người anh hùng

Phan Chu Trinh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa giản dị vừa vĩ đại, trở thành một tấm gương lớn trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã đem đến cho văn tế nói riêng, văn học trung đại nói chung một tượng đài nghệ thuật mới mẻ, giàu giá trị. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà xuất hiện một tượng đài nghệ thuật sừng sững về tập thể người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ. Họ vốn “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới

Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu). Ấy vậy mà, khi trực tiếp tận mắt chứng kiến

cảnh thực dân Pháp tới cướp nước, giày xéo quê hương, lòng họ lại sục sôi: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn

trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mạt như nhà nông ghét cỏ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu). Họ tự nguyện xung

phong ra trận, quyết sống mái với kẻ thù: “Nào ai đòi, ai bắt, phen này xin ra

sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu). Họ đã trở thành

những anh hùng thực thụ trên chiến trường:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;

gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã – tà, ma – ní hồn kinh; bọn hè trước lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu) Chỉ bằng ba câu văn tế, với những danh từ hỏa mai, rơm con cúi, gươm, lưỡi dao phay; kết hợp những động từ mạnh mỗi lúc một tăng dần

(đánh, đốt, đeo, chém, gióng, đạp, lướt, bắn, xô, xông, đâm ngang, chém

ngược, hè trước, ó sau); và hai hình ảnh so sánh liên tiếp (coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có)... Kết quả là, nghĩa quân đã chém rớt đầu quan hai nọ. Tất cả đã hiển hiện trước mắt độc giả chúng ta một cuộc tấn

công thần tốc, như vũ bão, oai phong lẫm liệt của những anh hùng nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Hình tượng những anh hùng xuất hiện trong văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX vừa mang tính cá thể vừa mang tính dân tộc. Ở mỗi một anh hùng, ta lại thấy một nét ngoại hình, tính cách, cuộc đời, sự nghiệp…khác nhau. Song,

họ đều có chung một điểm duy nhất: lòng yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người vô danh

Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người vô danh thể hiện ngay ở đối tượng người được tế, trước giai đoạn này đã có một số bài văn tế về những con người vô danh như Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế vợ, Khóc con gái của Bùi Hữu Nghĩa… Phần lớn những bài văn tế là để khóc những

anh hùng, những bậc vua chúa, quan lại thuộc tầng lớp trên. Nhưng đến giai đoạn này, hình tượng những con người vô danh trong xã hội được nói đến nhiều hơn, chiếm một số lượng đáng kể (12/23 bài) [Phụ lục 6]. Sau nữa, như chúng tôi đã nêu nhận định ở phần trên, văn tế Nôm giai đoạn này, mỗi tác phẩm, mỗi hình tượng nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng; giữa lý trí và tình cảm, cảm xúc; giữa tính ước lệ, tượng trưng và tính chân thật, cụ thể; giữa hiện thực khách quan với cảm quan chủ quan của nhà văn... Ngôn ngữ để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những con người vô danh chủ yếu là những thành ngữ dân gian, những từ ngữ khẩu ngữ đời thường, những từ láy, những phép điệp từ, ẩn dụ, so sánh mang đậm sắc thái, tâm lí người dân Việt nửa cuối thế kỷ XIX.

“Nhớ linh xưa:

Trọn đạo tam tòng; Giữ phần tứ đức.

Ở ruộng nương theo nghề ruộng, dư lúa dư tiền; Lấy chồng lo việc nhà chồng, hết lòng hết sức.

Khi tuổi trẻ cười cay nói đắng, mấy lần sinh sản, đám dây dưa rậm rạp trước sân; Lối mình già đứt thúng vỡ chình, chút phận quả sương, chiếu thuyền bách linh đình giữa vực.

Ngàn muôn việc nhọc nhằn đã lắm nỗi, nhắm bề ăn ở ước ngỡ lâu còn; Bẩy mươi năm sung sướng đã mấy hồi, coi chứng bịnh đau dè vội mất.

Hốt thuốc thương hàn hay lắm, thầy Hương có thầy ba cũng có, trên giường thiếp thiếp, lẽ hơn thua chưa trối lại vài lời; Nghe tin báo bổ trông hoài, con trai xa con gái cũng xa, hơi thở chừng chừng, lòng thương nhớ thẩy đều trong một giấc.”

(Chúng tử tế mẫu văn – Nguyễn Đình Chiểu) Bằng những từ Hán Việt (đạo tam tòng, tứ đức), kết hợp với hệ thống từ thuần Việt dày đặc, những thành ngữ “cười cay nói đắng”, “đứt thúng vỡ

chình”, những thành ngữ “dư lúa dư tiền”, “hết lòng hết sức”, “lấy chồng lo việc nhà chồng”…, những từ ngữ địa phương mang đậm sắc thái Nam Bộ

“nhắm bề ăn ở ước ngỡ lâu còn”, “coi chứng bịnh đau dè vội mất”… tất cả đã vẽ lên hình tượng người mẹ của tác giả với những nét chân thực, cụ thể, đời thường, đồng thời cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

Trong Văn tế sống vợ, Trần Tế Xương đã sử dụng một loạt những thành ngữ dân gian người Việt (có tiếng mà không, gặp chăng hay chớ, rằng béo

rằng gầy,...); kết hợp những từ ngữ xưng hô đậm chất dân gian (mình – tớ);

với lối nói sinh hoạt đời thường của người Việt (mà bụng mình ghen, mà lòng

mình sợ, chết quách, nặng nợ, sẽ hay, đã lỡ …). đã khắc mô tả hình tượng bà

Tú điển hình cho người phụ nữ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

Trong Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh chết vì nạn lụt, tác giả đã khắc họa hình tượng những con người vô danh sống lầm than cơ cực dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai bằng một loạt những thành ngữ dân gian (trông chê trông chán, chết ngược chết xuôi, lao nhao lố nhố...); những phương ngữ miền Trung (hủ hỉ, đầu mun mặt trấu...); nghệ thuật so sánh dân dã (đen thui hơn chó mực), những điệp từ (dù, ai):

“Cõi cực lạc trông chê trông chán, mong đã hết no. Dân vô số chết ngược chết xuôi, nghĩ càng thêm tức. Sóng bất bình trăm lớp reo to.

Tình đồng chủng đôi dòng khóc nức: Thống duy: đồng bào bị nạn

Dòng giống tổ Hồng. Tôi con mẫu quốc Phận chịu dế giun. Ngu cam bò đực.

Mấy mươi vạn lao nhao lố nhố, hủ hỉ bữa cơm bữa cháo, tân khổ qua ngày. Quanh một năm chạy vạy chàng vàng, lo có đồng thuế đồng sưu, trung thành hết sức.

Dù nắng, dù mưa, dù giông hồi tố trận, đầu mun (gio) mặt trấu, dám đâu trắng trợn với ông xanh.

Ai cày, ai cuốc, ai đập đá đốn cây, chân lấm tay bùn, trót đã đen thui hơn chó mực.

Sao trời còn căm đảo căm điên, xui ta phải chết cơ chết cực.”

(Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh chết vì nạn lụt – Phan Bội Châu) Rõ ràng là các tác giả văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX khi xây dựng hình tượng những con người vô danh trong xã hội đương thời Việt Nam đã có ý thức dân tộc hóa. Đó chính là những con người Việt Nam được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng kẻ thù

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tên Đại tá Pháp qua nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Khuyến trong Văn tế Ri – vi – e. Hình tượng Ri – vi – e được tác giả miêu tả thành hai phần: phần thứ nhất là lúc sống và cái chết (được bắt đầu bằng cụm từ “nhớ ông xưa”); phần thứ hai là phần “tế ông” (song thực chất cũng là hình tượng tên giặc Pháp này nơi cõi âm). Trong phần thứ nhất, chỉ bằng đoạn văn ngắn, hình tượng kẻ thù đã hiện lên: “Mắt

ông xanh lè, mũi ông thò lõ, Đít ông cưỡi lừa, mồm ông huýt chó, Nhà ông bày toàn những chai. Vườn ông trồng toàn những cỏ”. Đúng là nghệ thuật

trào phúng của người Việt đương thời, tất cả toàn là sự thật mà lại mang giá trị hài hước, mỉa mai, châm biếm đến không ngờ. Tác giả liệt kê, miêu tả trực

diện (không cần phải nhã nhặn) về “mắt, mũi, đít, mồm, nhà, vườn” của tên giặc này. Cái chết của hắn cũng được tác giả miêu tả một cách cụ thể, chân thực từ nguyên nhân cái chết (ông vào làng Mật Đổ, để dẹp cờ đen, cho yên

con đỏ), đến hình ảnh cái chết thê thảm của hắn (hiện lên qua những động từ giết chết, mang đầu, bỏ xác). Ở đây chúng ta lại thấy nghệ thuật nói ngược

của Nguyễn Khuyến: thực chất ông vào làng Mật để tiêu diệt quân cờ đen, tàn hại nhân dân, cho nên ông phải chết như vậy là đáng tội, làm cho tác giả và mọi người Việt Nam hả lòng hả giận. Ông chết đi rồi nhưng bản chất tham lam thú tính của ông vẫn thể hiện rõ nên “tế ông: chuối một buồng, trứng một

ổ. Ông ăn cho no, ông nằm cho yên. Khốn nạn thân ông!”. Tất cả đã hiện lên

toàn bộ từ hình thức tới bản chất của tên đại tá Pháp, nó hiện lên không phải là con người nữa, là một con thú hoang ghê tởm cả lúc sống như lúc chết. Chính vì vậy, hắn xứng đáng được tác giả kết bằng một câu chửi “Đéo mẹ cha nó!”. Điều thú vị nữa là chúng ta thấy tất cả những câu văn trên tác giả gọi tên giặc này là “ông” (một cách gọi ngược) nhưng kết thúc bài văn tế, nhà nho yêu nước đã phải bật ra bằng một tiếng chửi “nó”. Đúng là một phong cách nghệ thuật trào phúng rất Việt Nam: giản dị, bộc trực mà thâm thúy sâu cay.

Trong Bài điếu tên chó săn Nguyễn Duy Hàn, tác giả khuyết danh cũng kế thừa một cách sáng tạo một loạt những thành ngữ dân gian người Việt với ngôn ngữ sinh hoạt trào phúng đời thường để phác họa trước mắt độc giả một tên tay sai bán nước hại dân với cái vỏ bề ngoài là có học thức, văn hóa nhưng thực chất là vô học, vô văn hóa, dã man tàn bạo vô cùng: “cướp của giết người”, “kẻ cắp tất gặp bà già”, “mũi tên hòn đạn”, “nướng chả băm viên”, “miệng lắp đồ le”, “đít xòe dáng vại”, “chó ngáp phải ruồi”, “chuột sa chĩnh gạo”, “bờ xôi ruộng một”, “xanh vỏ đỏ lòng”, “càng quen lèn cho đau”, “liệu chiều che gió”, “há miệng mắc quai”, “bới chân lông nhi tìm vết”, “chày khô vắt rỉ nước ra”, “dầu đổ thêm cho lửa cháy”, “hễ tham thì thâm”, vv…

Trong bài Văn tế thuốc phiện, tác giả khuyết danh đã sáng tạo nên một hình tượng “nhân vật thuốc phiện” với đầy đủ chi tiết về quê quán (Mãn

Châu); đặc điểm bản chất (sắc vàng tơ nhỏ, vén lưng ong chạy tẩu, mình mỏng bột to, sùi mặt quỷ da đen…); những giá trị nhất thời (kìa những kẻ buôn hương bán phấn, nhờ ôn lương mà giữ khách phồn hoa; Bao nhiêu người kể lợi thưởng công, mượn tinh thục để tiện khi tính sổ…); những tác hại

khôn lường (ho hen ngáp vặt, mặt mũi lừ đừ; Mũi sổ dạ đau, chân tay buồn

bã…)... để đi đến những lời khuyên chân thành:

“ Đọc thấy chữ: “sát nhân vô kiếm”, kẻ tri cơ đã biết phải chừa

Xem đến câu: “trạch hữu nhi giao, bạn vô ích chơi làm chi nữa?” (Văn tế thuốc phiện- Khuyết danh)

Ngôn ngữ trong bài văn cũng in đậm khẩu ngữ đời thường của người Việt: “than rằng”, “nào mấy”, “ấy chính danh là”, “ấy chính của”, “khăn khăn áo áo”, “ruộng ruộng trâu trâu”…, kết hợp với thành ngữ dân gian: “buôn hương bán phấn”, “kể lợi thưởng công”, “đi sớm về trưa”, “ăn không nói có”, “đập lọ chẻ xe”, “tiện xe khoét lọ”… tất cả đã làm nên hình tượng

“nhân vật thuốc phiện” trong bài văn tế.

Nhìn chung, khi xây dựng hình tượng kẻ thù với những thói hư tật xấu trong xã hội đương thời, các tác giả sử dụng nhiều khẩu ngữ đời thường, thành ngữ dân gian, cách đánh giá theo thẩm mĩ của người Việt,… Văn tế Nôm nửa cuối thế kỷ XIX đã góp phần dân tộc hóa văn tế Nôm nói riêng, văn học nước nhà nói chung, tạo bản lề vững chắc cho quá trình hiện đại hóa những tác phẩm văn học trào phúng đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)