6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Nỗi đau khi người thân ra đi
Tình mẹ con là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của một đời con người. Cho nên, có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất mẹ! Chính vì vậy, đứng trước hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn của con vần tạo hóa, Nguyễn Đình Chiểu không thể không thốt lên những tiếng khóc nức nở. Mẹ bất ngờ, vội vã ra đi, để lại một không gian sầu thảm vô tận, một thời gian đằng đẵng xót thương. Tất cả người thân còn đó mà mẹ vội đi đâu?
“Nhau rún còn chôn làng Long Đức, mẹ về đâu mà lá cỏ ngọn cây rầu rầu; Xương thịt đành gửi đất Thanh Ba, mẹ về đâu mà tiếng gió tiếng trăng vặc vặc.
Cậu còn đó, dì còn đó, bà con bên ngoại đều còn đó, mẹ đi đâu mà nhà sau cửa trước quạnh hiu; Chú ở đây, cô ở đây, họ hàng bên nội cũng ở đây, mẹ đi đâu mà chiếu trải giường thờ lạnh ngắt.”
(Chúng tử tế mẫu văn – Nguyễn Đình Chiểu) Trong Văn tế chồng, vì thương cảm sâu sắc nỗi chia li mất mát của đôi vợ chồng thủy chung, tình nghĩa mà Trần Tế Xương đã làm hộ bà Phạm Tuấn Phú [98; 5]. Tuy là những lời khóc hộ nhưng nó như là những lời khóc thật. Mở đầu bài văn tế là một hoàn cảnh bi thương khi người chồng, người cha, người trụ cột gia đình mất đi:
“Hỡi thương ơi!
Con thơ vợ dại, sống càng thương mà chết lại càng thương; Cửa vắng nhà thanh, nghĩ cũng khổ mà nói ra cũng khổ.”
(Văn tế chồng – Trần Tế Xương)
Người con mất đi, người mẹ già yếu, lẫn biết dựa vào ai? (Mẹ thiếp thì già
già lẫn lẫn, phố là làng, con là rể, ai kẻ trông nom); người cha mất đi, đàn con
thơ dại lấy ai dạy dỗ? (Con chàng còn dại dại ngây ngây, thằng lên bốn, đứa lên
ba, ai vì dạy dỗ); người chồng mất đi, để lại nỗi cô đơn, sầu thảm vô tận trong
lòng người vợ, biết còn ai chia sẻ nỗi lòng? (Gần đến mùng năm đoan ngọ, đào
đào mận mận, cũng lắm của ngon vật lạ, chàng đã đi thiếp cũng chán chường).
Một đám tang khiến ai trông vào cũng phải rơi lệ:
“Thương ôi! Bối rối lòng quê; Vội vàng tục phố. Lờ mờ đèn tỏ một huê;
Xơ xác quyển vàng mấy bộ.”
(Văn tế chồng – Trần Tế Xương)
Họa hồng thủy bao giờ cũng là một trong những nỗi đau kinh hoàng nhất của loài người, nó cuốn phăng tất cả vật chất và con người trên một diện rộng lớn. Văn tế đồng bào Nghệ - Tĩnh chết vì nạn lụt của Phan Bội Châu đã ghi lại những đau thương tột cùng ấy. Họ vốn một nắng hai sương cui cút làm ăn, bữa no bữa đói, một cổ hai tròng (thực dân Pháp và phong kiến tay sai
thỏa sức bóc lột sức người, sức của), nay lại bị trời đất vùi dập, cuốn phăng chỉ trong chốc lát. Bằng một đoạn văn tế, tác giả đã diễn tả cụ thể những đau thương, mất mát. Vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con…những người may mắn sống sót cũng chưa chắc đã tồn tại được ít ngày bởi còn gì mà ăn, mà ở nữa đâu, nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, lợn gà đều trôi theo dòng nước, ngay kể thân xác họ chết đi rồi cũng bị cá sấu cá mập nuốt trôi. Một biển người chết trong đau đớn, tan hoang!
“Than ôi! Họa hồng thủy vì đâu đưa tới, gớm ghê con tạo hóa già tay; Trận cuồng phong một ngọn xông pha, đau đớn thằng bần nên vỗ ngực.
Cõi cực lạc trông ghê trông chán, mong đã hết no; Dân vô số chết ngược chết xuôi, nghĩ càng thêm tức.”
(Văn tế đồng bào Nghệ - Tĩnh chết vì nạn lụt - Phan Bội Châu) Qua những dòng văn tế tiêu biểu trên, chúng ta càng thấu hiểu hơn nỗi đau đớn nhiều chiều của nhân dân Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan, dân làm nô lệ. Họ đã chết vì số phận ngắn ngủi, mong manh; chết vì thiên tai; chết vì giặc ngoại xâm…Thậm chí là “chết” trong lúc sống.