Vẻ đẹp lúc sinh thời của người quá cố hiện lên qua tiếng khóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 47 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Vẻ đẹp lúc sinh thời của người quá cố hiện lên qua tiếng khóc

Trong Chúng tử tế mẫu văn, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại những hình ảnh đẹp nhất về người mẹ đáng kính của mình. Bà hiện lên với vẻ đẹp hoàn mĩ: từ hình thức đến nội tâm, tài và đức; một người mẹ dịu dàng, trí tuệ; một người phụ nữ thấu hiểu mọi lẽ đời, kính trên nhường dưới, hiếu nghĩa đủ đường:

“Trọn đạo tam tòng; Giữ phần tứ đức.

Ở ruộng nương theo nghề ruộng, dư lúa dư tiền; Lấy chồng lo việc nhà chồng, hết lòng hết sức”

(Chúng tử tế mẫu văn - Nguyễn Đình Chiểu) Trong Văn tế chồng, người vợ đã thấu hiểu bi kịch cuộc đời của

người chồng. Một con người được sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, sớm bộc lộ tài năng hơn đời hơn người, luôn mang ước mơ hoài bão lớn “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hiếu nghĩa đủ đường với mẹ già, vợ dại, con thơ…Song, ước mơ vẫn chỉ là mơ ước, thực

tại lại quay ngược với người chồng: không làm được quan, chỉ làm thầy, chưa làm tròn bổn phận của người con, người chồng, người cha tốt:

“Tự mười tám, trăng màn, bảo trẻ, chi hồ giả dã, chữ đủ làm thầy; Tới bốn ba, lều chiếu quen trường, tí ngọ mùi thân, thi sao chưa đỗ.

Trừ ông cử, ông tú, ông đồ chi ngoại, phường ngựa xe điếu tráp ít chơi; Lấy câu văn, câu thơ, câu phú làm vui, thú cờ bạc rượu chè chẳng mộ.

Cũng tưởng làm nên quan lớn, toan sự biển cờ cướp lấy, ông Từ - ô cũng chốn anh em; Nào ngờ già dễ văn hay, làm cho thị táo chết tươi, ông Tiền – hải cũng trong môn họ”.

(Văn tế chồng - Trần Tế Xương) Trong Văn tế đồng bào Nghệ - Tĩnh chết vì nạn lụt, Phan Bội Châu đã phác họa rõ nét, chân thực hình ảnh người nông dân miền trung chân lấm tay bùn, lam lũ vất vả tần tảo sớm khuya để kiếm lấy miếng cơm manh áo, để tồn tại được trong cảnh nô lệ lầm than, giành lấy sự sống từng ngày từng giờ, với một tấm lòng thật thà, nhân hậu:

“Mấy mươi vạn lao nhao lố nhố, hủ hỉ bữa cơm bữa cháo, tân khổ qua ngày; Quanh một năm chạy vạy chàng vàng, lo có đồng thuế đồng sưu, trung thành hết sức.”

(Văn tế đồng bào Nghệ - Tĩnh chết vì nạn lụt – Phan Bội Châu) Trong Văn tế đồng bào bị nạn bão lụt ở Bình – phú, bên cạnh nỗi đau

trong cảnh chết chóc, tang thương trên một diện rộng ở Bình - Phú do thiên nhiên gây ra, Phan Bội Châu đã cảm nhận và diễn tả những tình cảm, nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần truyền thống lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của đồng bào ta trong khắp cả nước hướng về Bình - Phú.

“Sống thác vẫn u minh hai ngả, những trước sau khôn chối nghĩa đồng bào. Xa gần tuy Nam Bắc đôi đường, nhưng máu mủ cũng chung tình cửu tộc. Hội cứu tế trông nom nhà lạc thiện, vội vàng sẻ áo san cơm.

Đoàn con đỏ nhao nhao chờ sữa, gấp lo cứu hộ, quan, quả cô độc, khốn cùng.

Linh suối vàng dằng dặc ngẫm ơn, may hãy còn người, huynh, đệ, cô, dì, bá, thúc.

Tình thân ái trong ngoài liên một mối, trời khôn cắt rẽ giải đồng tâm. Nghĩa thủy chung bao bọc khắp tứ bề, gió dám lung lay rừng đại mộc.”

(Văn tế đồng bào bị nạn bão lụt ở Bình – phú – Phan Bội Châu) Văn tế Nôm giai đoạn này không chỉ khóc thương cho những anh hùng nghĩa sĩ chống giặc ngoại xâm mà còn là tiếng khóc đời thường – khóc thương cho những người thân. Lúc sinh thời họ càng đẹp bao nhiêu, khi họ mất đi càng để lại nỗi đau đớn khôn nguôi cho người ở lại bấy nhiêu, và ngược lại. Đọc những bài văn tế Nôm giai đoạn này, chúng ta càng thêm hiểu biết sâu sắc hơn vẻ đẹp của con người Việt Nam trong bão tố lịch sử giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn tế nôm nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)