Đặc điểm của thơ tình hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 28 - 30)

Đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động của nền văn hóa, văn minh phương Tây, đời sống tinh thần của con người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước…Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng.” (Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam, NXB Văn hoc, Hà Nội năm 1996, tr17). Sự thay đổi trên kéo theo sự thay đổi của diện mạo văn học nói chung và thơ tình nói riêng.

Giai đoạn này, do ý thức cá nhân phát triển, cảm xúc con người được cởi trói nên thơ tình phát triển sâu rộng với sự góp mặt của rất nhiều cây bút tài năng như Tản Đà, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương…Dàn đồng ca Thơ mới có thêm sự hiện diện của các nhà thơ nữ như Anh Thơ, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Vân Đài… nhưng kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các cây bút nữ kể trên đều không trực tiếp viết về tình yêu của bản thân giới mình. Vẫn còn có một thái độ “giữ mình” trước lãnh địa thơ tình của những người phụ nữ hiện đại.Vì vậy, thơ tình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 vẫn là độc quyền của các nhà thơ nam. Đặc biệt vẫn còn tồn tại hiện tượng “giả giọng”, “hư cấu giọng nữ” mà tiêu biểu có thể thấy trong những sáng tác của nhà

thơ Nguyễn Bính – một trong những thi sĩ hàng đầu của phong trào Thơ mới với các bài thơ như “Mưa xuân”, “Lòng mẹ”, “Cô lái đò”…

Sau năm 1945, với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam – tiền đề văn hóa và xã hội thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của “văn học nữ tính”, các nhà văn nữ đã thể hiện được bản lĩnh và tài năng của giới mình. Tuy nhiên do yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đời sống tinh thần của nữ giới mới được khái thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa được chú ý nhiều đến đặc trưng về giới. Đặc biệt, văn học giai đoạn 1945- 1975 là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Nó đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của mình là chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc. Đây là thời kì mà lợi ích quốc gia dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, con người cá nhân cũng phải nhường chỗ cho con người cộng đồng. Vì vậy, hầu hết hình tượng nhân vật được xây dựng trong văn học là những hình tượng con người phi giới tính. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên phảng phất hơi thở của những bản anh hùng ca. Họ là những người phụ nữ trong các đoàn dân công tải đạn, tải lương ra chiến trận “Đèo Lũng Lô

anh hò chị hát./ Dù bom đạn xương tan thịt nát./ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh.” Họ là những người mẹ sẵng sàng hi sinh cho con, cho Đảng “Chẳng sự tù gông chấp súng gươm”. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, hình tượng người

phụ nữ hiện lên như một biểu tượng anh hùng; “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên/ Em

có tuổi hay không có tuổi/ Mái tóc em đây hay là mây là suối/ Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông/ Thịt da em hay là sắt là đồng” (Người con gái Việt Nam - Tố

Hữu), là những cô gái thanh niên xung phong trên cao lộng gió: “Vai áo bạc quàng

súng trường” là “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”( Lâm Thị Mỹ Dạ - Khoảng trời hố bom).

Trên nền của thơ ca kháng chiến, giữa mưa bom, bão đạn của kẻ thù, tiếng thơ tình yêu vẫn vút lên như một bản tình ca bất tử - sự bất tử của sức sống, của những giá trị tinh thần nhân bản, nhân văn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Thơ tình thời kì này chủ yếu vẫn là sáng tác của các nhà thơ nam như Hoàng Nhuận

Cầm, Vũ Cao, Hoàng Hữu, Nguyễn Mỹ, Thanh Tùng, Nguyễn Đình Thi, Phùng Quán… Một số tác giả nữ đã xác lập được tiếng nói tình yêu của giới mình, cảm xúc đã được giải phóng và có phần cởi mở hơn song dường như tiếng thơ tình yêu của các tác giả vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa ứng xử giới thời phong kiến. Vì vậy, những xúc cảm trong thơ hoặc còn hiền lành, thiếu lửa: “Gặp nhau tròn mùa trăng/ Em trẻ như bầu trời/ Vòng tay anh đằm thắm/ Giấu

lời ru trên môi”(Lê Thị Mây); “Dẫu chúng mình có ngày tháng cách chia/ dẫu chúng mình xa nhau nghìn dặm dài đất nước/ em biết giữa Hà Nội đêm nay anh thức/ anh nghĩ những điều cũng giống như em” (Ý Nhi); hoặc còn nhòe lẫn vào cát

bụi, khói lửa chiến tranh: “Mong chờ em mong chờ/ Vầng trăng xinh gương mặt/

Sáng sáng đầy theo anh/ Suốt chặng đường đánh giặc”(Lê Thị Mây); hoặc còn tựa

nương vào tình yêu đất nước: “Trái tim ta đau nỗi đau mất nước/ anh ơi anh – khi

Tổ quốc yêu cầu/ ta sẵn sàng lại gửi nhớ thương nhau/ theo bước hành quân kháng

chiến”( Hoàng Thị Minh Khanh); Hoặc còn rơi vào bị động: “Giá được một chén

say mà ngủ suốt triệu năm/ Khi tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy/ Giá được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy/ Em sẽ chờ như thể một tình yêu”(Đoàn

Thị Lam Luyến) hoặc còn còn ngần ngại, e dè, vẫn khiêm nhường đầy vẻ nữ tính truyền thống: Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay. Cô gái ngập ngừng sang

nhà hàng xóm./ Bên ấy có người ngày mai ra trận(…) Nào ai đã một lần dám nói./ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối./ Anh không dám xin./ Cô gái chẳng dám trao./ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao./ Không dấu được cứ bay dịu nhẹ./ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ./ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.( Phan Thị Thanh Nhàn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)