Khát khao yêu và được yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 60)

Trong tất cả những tình cảm thiêng liêng của con người, có lẽ tình yêu có sức mạnh riêng để tồn tại. Đó là sức mạnh “duy trì thế giới”, “sức mạnh phồn sinh” (Vi Thùy Linh) , sức mạnh nâng đỡ con người và cũng là “Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng” (Xuân Quỳnh), nơi dệt đan nên hạnh phúc. Do vậy, còn nhân loại thì còn có tình yêu bởi cái đích kiếm tìm đó không của riêng ai. Thực tế cuộc sống cũng như trong văn học cho thấy, cùng với gia đình và con cái thì tình yêu là vấn đề mà người phụ nữ rất quan tâm. Tình yêu có sức ảnh hưởng, chi phối vô cùng lớn đối với đời sống tinh thần của họ. Là nỗi thao thiết, khát khao; là niềm vui, niềm hạnh phúc; là những trăn trở, nhức nhối; là đắng cay, bất hạnh...dẫu là gì chăng nữa thì ở cảnh ngộ nào, người phụ nữ cũng không thể sống thiếu tình yêu. Khát khao yêu và được yêu vẫn là nỗi khát vọng muôn đời của giới nữ.

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Sóng)

Đứng trước biển, một mình lặng lẽ ngắm những con sóng miên man gối nhau vỗ bờ, trái tim người con gái trong thơ Xuân Quỳnh lại rung lên những nhịp đập bồi hồi, gọi dậy bao khát khao, bao ước vọng tình yêu cháy bỏng. Nếu con sóng xưa,

sóng nay và muôn đời vẫn thế - vẫn vỗ bờ như một nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại bất diệt nơi biển khơi thì người con gái thời nào cũng vậy, cũng luôn rạo rực trong lòng những khát vọng yêu đương. Nó mạnh mẽ và trở thành một đam mê mãnh liệt ở tuổi xuân sắc, xuân thì. Những tình cảm, khát khao vừa mang tính bản năng, đậm màu sắc giới vừa giàu tính nhân văn này một thời từng bị kiềm tỏa, bị khống chế bởi những quan điểm khắt khe của Nho giáo áp đặt lên cuộc đời người phụ nữ, nay được phơi mở lần đầu tiên dưới ngòi bút Xuân Quỳnh. Bằng cái nhìn của một nhà phê bình uy tín, Lưu Khánh Thơ trong bài viết “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” khẳng định: “Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có người phụ nữ làm thơ nào đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, tha thiết và nồng nàn đến như thế” Phải chăng, tiếng thơ của chị đã góp phần đối thoại lại những quan niệm cũ về người phụ nữ, giải phóng họ thoát khỏi những rào cản tâm lí để được sống thật với lòng mình.

Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng...

( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Thơ hay đời? Nghệ thuật hay lời tâm sự của chủ thể trữ tình? Tính tự truyện trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh đã mang lại cho thơ chị sức lay động và neo giữ bền chặt trong lòng bạn đọc. Không giấu diếm, không mặc cảm vị thế “đàn bà” trong tình yêu, Xuân Quỳnh đã chủ động thổ lộ khát vọng yêu mãnh liệt của mình một cách không thể thành thật hơn. Chị tự tin và kiêu hãnh khẳng định bản ngã yêu đương của mình khiến nam giới cũng phải nghiêng mình nể phục: “Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm”. Dường như đây là lần đầu tiên trong lịch sử thơ tình Việt Nam, tình yêu của giới nữ và giới nam được đưa lên bàn cân và phần thắng lại thuộc về giới nữ - đối tượng bị nhìn nhận như một kẻ lệ thuộc, bị động trong tình yêu trong quan niệm truyền thống. Dám yêu chưa đủ, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh còn dám sống hết mình cho tình yêu ngay cả khi phải nếm trải những cay đắng, khổ đau do tình yêu mang lại: “Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay

đắng” Đâu phải người con gái hiện đại nào cũng dám dấn thân vào tình yêu như

Đừng thương em nhiều thế Mà khổ lắm anh ơi

Thương anh muôn kẻ ghét Yêu anh muôn kẻ cười ...

Chưa có anh ở đời Hồn em là tẻ nhạt Khi có anh ở đời Tim em thành tan nát

(Có anh – Đoàn Thị Lam Luyến)

“Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng” Đam mê đến dại khờ hay vì dại khờ mà đam mê? Xuân Quỳnh đã bộc lộ một thứ tình yêu mang đậm màu sắc giới. Xưa và nay trong lĩnh vực tình yêu, ngay cả những người phụ nữ từng trải, thông minh, sắc sảo cũng có lúc bị coi là “nhẹ dạ” - “cái nhẹ dạ đàn bà”. Bởi vậy, lời giãi bày kia đã vượt ra ngoài đời tư của nữ sĩ để trở thành tiếng lòng chung của một nửa nhân loại. Dẫu biết:

Ta yêu người con trai không phải vì mình

Mà họ yêu ta vì họ yêu chính họ

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

nhưng người tình nữ trong thơ chị vẫn tha thiết yêu bằng cả trái tim mình: Và cả anh, anh yêu của riêng em

Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá. Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ

Tiếng tim anh đang đập vì em Em yêu anh, yêu anh như điên

Em viết những bài thơ tình yêu tưởng anh là ý tứ ( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Quả thật, “Trái tim có lí lẽ riêng của nó mà lí trí không thể biết được”- ngạn ngữ Pháp. Trái tim phụ nữ khi yêu lại càng là một ẩn số mà không một bộ óc thông thái nào có thể tìm được lời giải. Cái tôi trữ tình đầy táo bạo mà cũng không kém

phần đằm thắm đã phơi trải lòng mình trước người yêu. Yêu đã là một hạnh phúc. Được yêu, niềm hạnh phúc của “em” tăng lên bội phần. Chỉ một tiếng nói “yêu em” của “anh” cũng đủ khiến trái tim người con gái trở nên loạn nhịp, thậm chí mất luôn cả sự tỉnh táo của lí trí để chỉ biết có yêu. Trước Xuân Quỳnh, thế giới tâm hồn của người con gái trong tình yêu vẫn là một bức tình thư còn phong kín. Nay chị đã bóc mở nó và gửi đến một nửa nhân loại không phải chỉ như một hành động thổ lộ, giãi bày mà còn để khẳng định mình, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong một địa hạt vốn trước đây chỉ thuộc về đàn ông. Từ ý nghĩa này mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng thơ Xuân Quỳnh thực sự là “tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói phản ánh chiều sâu của văn hóa dân tộc” và “Thơ tình của chị khác tất cả mọi thơ tình bởi cái lớn, cái thời đại của nó” (Thơ tình Xuân Quỳnh– tiếng nói mới của thơ dân tộc). Phải chăng đây chính là một giá trị mang lại sức sống lâu bền của thơ tình Xuân Quỳnh trong lòng bạn đọc ngay cả khi thơ tình việt Nam đương đại đã có thêm sự hiện diện của nhiều cây bút mới cũng “nổi đình nổi đám”.

Được đánh giá là người đàn bà đầu tiên trong thơ tình việt Nam hiện đại dám sống hết mình cho tình yêu nên khát vọng yêu và được yêu không bao giờ nguội lạnh trong trái tim thi sĩ. Khát vọng ấy được thể hiện trực tiếp và bằng cả sự kí thác vào các hình ảnh biểu tượng:

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa...còn xa

Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau – rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố

(Thuyền và biển)

Khi bài thơ “Biển” của Xuân Diệu ra đời, bạn đọc trẻ tuổi nồng nhiệt đón nhận và không khỏi choán ngợp trước tình yêu mãnh liệt của người con trai. Khối tình ào ạt chảy, hướng về “em” trong khát vọng cháy bỏng tưởng như chỉ có thể tìm thấy trong thơ tình của giới nam, mà phải ở những cây bút khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt, si mê như Xuân Diệu thì sau đó không lâu, độc giả thơ tình Việt Nam lại được đón nhận một tặng phẩm tình yêu khác đã gây “bão” trên thi đàn. Đó là “Thuyền và biển” – một tiếng nói tình yêu độc đáo của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Mượn hình ảnh thuyền và biển để nói chuyện tình yêu nam nữ là sản phẩm của trí tuệ dân gian. Câu hát “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng

đợi thuyền.” đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam bao đời nay như một lời

nhắn nhủ thiết tha, đầy nghĩa tình nhưng cũng đầy bị động, cam chịu của cô gái Việt. Nếp nghĩ và nếp sống ấy vẫn còn hiện diện trong thơ hiện đại:

Bao năm rồi em giấu nỗi chờ mong Những kỉ niệm xưa nửa hư nửa thực Những kỉ niệm xưa nửa còn nửa mất Cứ trộn bồ hòn với mật ngọt làm ngon.

(Trước mùa đông – Đoàn Thị Lam Luyến )

những giá trị đã trở thành “phong tục” ấy, chị đã làm một cuộc “vượt thoát” bằng thơ, đưa người phụ nữ Việt Nam bước sang một trang đời mới, táo bạo giành quyền chủ động trong tình yêu. Để rồi, nữ tình nhân ấy đã không ngần ngại thể hiện những tâm tư, những khát vọng yêu đương – một khía cạnh trong quyền sống của con người nhưng vì những áp lực của văn hóa nam quyền mà phụ nữ các thế hệ trước đã không thể và không được phép lên tiếng. Như vậy, với “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh không chỉ giúp người con gái được sống thật với lòng mình, thỏa mãn khát vọng riêng tư mà còn như một đối thoại với nửa nhân loại để khẳng định bản ngã của giới mình. Tình yêu đâu phải là thứ chỉ thuộc về quyền năng của người đàn ông. Sự mãnh liệt trong cảm xúc, trong khát vọng yêu đương cũng đâu phải chỉ có thể có ở những người được coi là “phái mạnh”. Tiếp nhận thi phẩm này, Nguyễn Xuân Nam trong bài viết “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” cũng có những đánh giá sâu sắc: “Trong câu hát dân gian Việt Nam, cô gái thường được ví với một cái bến tĩnh tại, bị động, khắc khoải đợi chờ người yêu như một con thuyền đi xa, có trở về hay không chưa định rõ. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình người con gái đã được ví như biển lớn, rộng hơn, chủ động hơn...ở đây có nét khác với truyền thống phương đông, nơi tình yêu thường được bộc lộ một cách kín đáo, thầm lặng. ( Dẫn theo cuốn Xuân Quỳnh – tác phẩm và lời bình. NXBVH 2013, tr 246, 247).

Dám sống và dám yêu là một bản lĩnh mà không phải người phụ nữ hiện đại nào cũng có được. Tự thấy mình “không giống hạt mưa sa” trong những câu hát than thân thuở nào của các bà, các mẹ, các chị, người con gái trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện một thái độ sống hoàn toàn làm chủ bản thân. Không sống theo kiểu “nhắm mắt đưa chân”, phó mặc cuộc đời mình cho điều may rủi, Xuân Quỳnh chủ động kiếm tìm, tự tạo dựng hạnh phúc cho cá nhân mình:

Anh có đi cùng em Đến những miền đất lạ Đến những mùa hái quả Đến những ngày thương yêu

(Mùa hoa roi)

cái khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của chủ thể trữ tình. Trước Xuân Quỳnh, đã có người phụ nữ nào dám vượt qua hàng rào tâm lí để buông lời “mời gọi” táo bạo mà tha thiết đến thế trong tình yêu. Ngay cả nữ sĩ họ Hồ - người đàn bà “nổi loạn” một thời trên thi đàn trung đại Việt Nam cũng phải kín đáo gửi gắm khát vọng hạnh phúc của mình qua hình ảnh miếng trầu, quả cau: “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu

hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng

xanh như lá bạc như vôi”. Cùng thời với Xuân Quỳnh, người con gái trong thơ

Đoàn Thị Lam Luyến lại chỉ biết âm thầm chờ đợi:

Em đành lòng ươm cây chờ bóng mát Chờ chiều hôm tan chợ khách ra về Chờ đồng bạc cuối cùng anh tiêu hết Chờ một ngày tạnh ráo mọi đam mê ...

Em đã đợi, thời gian đâu có đợi Không gian như đóng lại cả ba chiều Lời hẹn ước dùng dằng đêm tiễn biệt Mái tóc thề lốm đốm những lời yêu

( Em chấp nhận lời nói dối – Đoàn Thị lam Luyến)

Không chỉ chủ động kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc, “cái tôi” Xuân Quỳnh còn muốn sở hữu và chiếm lĩnh tình yêu theo cách của riêng mình:

Nếu đời anh đã xếp thành ngăn Em sẽ đảo tung lề thói cũ

( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Tìm kiếm được tình yêu và hạnh phúc cho mình đã khó, giữ gìn cho tình yêu ấy ngày càng bền chặt lại càng khó hơn. Là một người thông minh và nhạy cảm, Xuân Quỳnh hiểu điều đó hơn ai hết. Để rồi chị dùng cái bản năng và phẩm chất của một người đàn bà để tạo nên và thắt chặt sự gắn bó giữa mình với người mình yêu:

Điều đơn giản anh hiểu ra tất cả Rằng tình yêu không thể tách rời Khi ấy em là cơ thể anh rồi

Nếu cắt đi anh sẽ ngàn lần đau đớn

( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Chị luôn có ý thức nâng niu, trân trọng niềm hạnh phúc của mình, chắt chiu từng khoảnh khắc riêng tư bên người yêu dấu. Đó cũng là một cách để vun đắp cho tình yêu:

Một bên biển, một bên anh

Em yêu giây phút chúng mình có nhau

(Tình ca trong lòng vịnh)

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim chẳng đập vì anh

(Chỉ có sóng và em)

Sống hết mình cho tình yêu và trong tình yêu là một phẩm chất riêng có của hồn thơ Xuân Quỳnh. Những trải nghiệm đời tư phải chăng đã giúp chị hiểu được “hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình”. Và hành trình ấy thật phiêu diêu, thật lắm nhọc nhằn mà đôi khi người ta phải gồng mình trong “lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn – những sợi tầm gai – không ai nhìn thấy” (Người dệt tầm gai – Vi Thùy Linh). Bởi vậy, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ chắt chiu từng niềm vui, trân quý từng phút giây hạnh phúc mà chị còn coi trọng cả những lỗi lầm, những buồn đau không tránh khỏi trong cuộc sống đời thường. Với chị, đó cũng là những nấc thang quan trọng để tiến đến hạnh phúc. Hãy nghe những lời chị nhắn nhủ với người mình yêu để đồng cảm, để sẻ chia và biết đâu, mỗi chúng ta cũng sẽ tự góp nhặt được vào hành trang của mình một bài học nào đó trên con đường kiếm tìm hạnh phúc:

Anh yêu ơi hãy tha lỗi cho em

Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ Những bực dọc trong ngày vất vả

Làm anh buồn mà em có vui đâu

(Chỉ có sóng và em)

Một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá tình yêu là nỗi nhớ, “nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang yêu; một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu” (Chu Văn Sơn). Với một tình nhân giàu khát vọng yêu thương như Xuân Quỳnh thì nỗi nhớ là một cảm xúc luôn thường trực trong thơ chị. Nó trở nên khắc khoải và da diết khi phải chia xa

Thị trấn nào anh đến chiều nay

Mảnh tường vắng, mùa đông giá rét Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa ...

Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không Chỉ lá rụng dạt dào lối phố

Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên

(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại)

Tâm trạng người con gái khi yêu quả thực chỉ đến Xuân Quỳnh mới được phơi mở chân thành như thế. Dường như đó không còn là nghệ thuật nữa mà là những trang nhật kí nồng đượm nghĩa tình. Phải chăng: “Sự đời nước mắt soi gương/ Càng yêu mến lắm càng thương nhớ nhiều”. Là một người phụ nữ tinh tế,

nhạy cảm; lại đa tình, đa mang. Xuân Quỳnh cũng không đứng ngoài cái quy luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)