Khái niệm văn hoá và phương pháp tiếp cận văn hóa học 1 Khái niệm văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 30 - 39)

1.3.1 Khái niệm văn hóa.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, do đó việc tìm hiểu khái niệm văn hóa trong lịch sử nhân loại đã mang lại rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, tùy theo diện quan tâm của người nghiên cứu. Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, có thể nhìn văn hóa từ góc độ một hệ thống tôn giáo – đạo đức; từ góc độ kĩ thuật; từ góc độ dân tộc học hay từ góc độ hình thái xã hội… F. Mayor đã nói: “Ai nấy đều biết

chúng ta định nghĩa văn hóa” Do vậy, không có một định nghĩa nào có thể bao gồm

hết các phương diện đa dạng của văn hóa. Năm 1952, hai nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ là A. Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa và cho đến nay, số lượng các định nghĩa về văn hóa đã vượt qua con số trên rất nhiều. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận văn, chúng tôi lựa chọn cách hiểu văn hóa theo định nghĩa của PGS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” Như vậy, văn hóa là các phạm trù giá trị do con người hình thành trong các mối quan hệ ứng xử căn bản: ứng xử xã hội, ứng xử với môi trường tự nhiên và ứng xử với bản thân.

Trong định nghĩa về văn hóa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quan niệm giá trị của chủ thể văn hóa. Cụ thể, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu quan niệm giá trị về chế độ nam quyền (văn hóa nam quyền) và hành vi ứng xử của nam giới cũng như nữ giới (văn hóa ứng xử giới) trong bối cảnh xã hội nam quyền thời trung đại.

Văn chương đích thực của bất kì dân tộc nào cũng đều có nhu cầu nói với nhân loại một điều gì. Và điều mà các tác phẩm muốn nói đó là tấm vé để bước vào cánh cửa của mọi thời. Văn học nghệ thuật là một trong những hình thức tự nhận biết và biểu hiện mình của con người. Mà nhìn từ góc độ văn hóa, con người là giá trị cao nhất của đời sống. Chính quan niệm về giá trị trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống sẽ chi phối và quy định các yếu tố khác nhau của thi pháp tác phẩm. Như vậy, văn học nghệ thuật như là ý thức của sự phát triển nhân loại, nó không tách rời đời sống xã hội. Plêkhanốp cho rằng "muốn hiểu nghệ thuật phản ánh cuộc sống như thế nào thì cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó” Từ ý nghĩa này mà người viết càng tự tin hơn vào sự lựa chọn cách tiếp cận văn hóa học để nghiên cứu mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.

M.Gorki từng nói “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả” Như vậy, nhà văn chỉ là người tạo nên đời sống kí tự của một văn bản văn học, người đọc mới tạo sự sống cho nó trong quá trình tiếp nhận. Với lớp lớp câu chữ phi vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng như là kí hiệu thẩm mỹ. Mỗi tác phẩm là một thế giới, một mê cung của sự tạo nghĩa không ngừng. Và nghĩa của nó được quyết định bởi sự lựa chọn cách đọc, cách tiếp cận của công chúng. Lí thuyết nghiên cứu khoa học văn học đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu văn học như phương pháp phê bình ấn tượng, phương pháp nghiên cứu tiểu sử, phương pháp xã hội học, phương pháp văn hóa- lịch sử …

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con người và hoạt động của nó trong không gian và thời gian xác định. Con người trong văn học của mỗi thời kì lịch sử lại có một diện mạo riêng chịu sự quy định của quan niệm về con người lí tưởng trong thời đại ấy. Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, con người là sản phẩm của xã hội, đã và không ngừng được văn hóa hóa, tức là con người đã xây dựng được những định chế quy định hành vi ứng xử xã hội và ứng xử bản thân.

Phương pháp đọc tác phẩm từ góc độ văn hóa- lịch sử (gọi tắt là phương pháp tiếp cận văn hóa học) lấy con người làm trung tâm để xây dựng hệ thống vấn đề miêu tả tác phẩm. Trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừng tìm kiếm, xác lập nguyên tắc cho các ứng xử trong quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình. Đến lượt mình, các nguyên tác ứng xử ấy chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học. Do vậy, đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Tuy nhiên, tiếp cận văn hóa học vẫn có những nét khác biệt căn bản so với thi pháp học ở chỗ : Tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiến cận liên nghành.

Phương pháp tiếp cận tác phẩm từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các quan niệm khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, hình tượng, cảm xúc, ngôn ngữ…

Phương pháp này tuy có tính chất tổng hợp, trung gian giữa các phương pháp đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng biệt. Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh tới sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian.

Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, phương pháp văn hóa học đã từ lâu được giới nghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, tuy nhiên các nhà nghiên cứu mới chỉ vận dụng một số kiến thức văn hóa mà họ cho là cần thiết để đọc văn học chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất lí thuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hóa. Không có một nền văn hóa chung chung, trừu tượng nằm ngoài không gian và thời gian nên tiếp cận văn hóa học luôn chú ý đến tính lịch sử, cụ thể của một quan niệm giá trị văn hóa, đến đặc trưng của cấu trúc hệ thống văn hóa.

Tiểu kết.

Như chúng tôi đã nói, tư tưởng nam quyền bao đời nay đã chi phối mạnh mẽ hành vi ứng xử của nữ giới trong mọi phương diện của đời sống. Một trong những sản phẩm mà văn hóa nam quyền đã tạo ra là sự “im lặng” kìm nén tình cảm riêng tư, những khát khao nhân bản của người phụ nữ trong tình yêu. Điều này khiến cho người phụ nữ Việt Nam nhiều thế hệ thể hiện tình yêu một cách bị động, e dè, kín đáo, coi đó như là vẻ đẹp của nữ tính truyền thống cần hướng tới và bảo lưu. Như vậy, trong lịch sử thơ tình Việt Nam, “người phụ nữ dẫu ở tư cách là khách thể

được thừa nhận.Và đến nay, khát khao được là mình, được trải nghiệm cuộc đời mình như “giới thứ nhất” vẫn luôn là mong mỏi của một nửa nhân loại bị xếp vào “giới thứ hai”. ( Nguyễn Thị Thanh xuân). Tuy nhiên, trong bối cảnh văn hóa hiện

đại, thơ tình Việt Nam đã được đón nhận một hương sắc mới từ một “bông hoa lạ” mang tên Xuân Quỳnh. Với một giọng thơ tình mang hơi hướng phái tính rõ nét, chị đã góp phần “giải tỏa ẩn ức của cả một cộng đồng trong một thời kì lịch sử văn học

đặc biệt”(Nguyễn Thị Thanh Xuân). Vẻ đẹp thơ tình yêu của Xuân Quỳnh cũng

như những cống hiến của chị đối với văn đàn dân tộc sẽ được chúng tôi triển khai trong các chương sau.

Chương 2

Nội dung thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hóa 2.1 Khảo sát thơ tình Xuân Quỳnh

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát, chọn lọc các sáng tác thuộc mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh trong cuốn Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Văn học, 2014 và các tập thơ sau:

1.Chồi biếc (trong tập Tơ tằm - Chồi biếc, in chung với cẩm Lai, Nxb Văn

học, 1963).

2. Hoa dọc chiến hào (Nxb Văn học, 1968). 3. Gió Lào cát trắng (Nxb Văn học, 1974).

4. Lời ru trên mặt đất (Nxb Tác phấm mới, 1978). 5. Sân ga chiều em đi (Nxb Văn học, 1984).

6. Tự hát (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1984). 7. Thơ viết tặng anh (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988). 8. Hoa cỏ may (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1989).

Kết quả khảo sát trong 265 bài thơ có 73 bài thơ tình yêu, chiếm khoảng 27,5%. Con số trên là một căn cứ khoa học chứng tỏ thơ tình yêu là mảng sáng tác Xuân Quỳnh dành nhiều tâm sức, nó chiếm một số lượng lớn trong sự nghiệp thơ ca của chị. Đồng thời đây cũng là bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo thơ Xuân Quỳnh, từ đó thấy được vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của thơ tình Việt Nam nói

riêng và nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung.

Văn chương luôn là câu chuyện của cuộc đời, về cuộc đời và con người. Cũng vẫn ý nghĩa ấy, thơ ca chính là tiếng lòng, là tâm hồn của người làm thơ. Riêng với Xuân Quỳnh – nữ thi sĩ hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, thơ ca còn là lẽ sống, là phương tiện giao cảm linh diệu nhất giữa nhà thơ với cuộc đời. Qua thơ mà chị tìm được những giá trị sống cho riêng mình. Tiếp nhận thơ Xuân Quỳnh, người đọc đều nhận thấy những đứa con tinh thần của chị mang gương mặt cuộc sống của người hạ sinh ra nó. Do vậy, tìm hiểu thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, mảng sáng tác thành công và cũng lấy đi nhiều tâm sức của nữ sĩ, chúng tôi muốn đi từ tiểu sử và thời đại sống để tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng cũng như chi phối tới đời thơ của chị. Từ đó để hiểu sâu sắc hơn giá trị của những thông điệp mà Xuân Quỳnh đã kí thác qua những trang thơ.

2.2 Xuân Quỳnh - từ bất hạnh tuổi thơ đến bất hạnh trong hôn nhân và tình yêu.

Không chọn cho mình một mỹ từ sang trọng, bóng bẩy làm bút hiệu cho một đời thơ, người con gái của làng La Khê nổi tiếng với nghề dệt the, dệt gấm của mảnh đất Hà Tây (nay là Hà Nội) mang tên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh đã giản dị sống trong lòng bạn đọc với bút danh bằng chính tên mình. Chị đến với thơ cũng bằng sự giản dị, chân thật, chân thành. Đó là cái gốc của thơ chị và cũng là lí do khiến thơ Xuân Quỳnh có sức neo đậu bền vững trong lòng bạn đọc mọi thời.

Ngày 6 tháng 10 năm 1942, Xuân Quỳnh chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình. Những tưởng ngôi sao may mắn sẽ chiếu xuống cuộc đời của người con gái có đủ tài, đủ sắc như Xuân Quỳnh song dường như “hồng nhan bạc phận” - cái điều mà Nguyễn Du đã nói cách đây mấy trăm năm vẫn còn vận vào đời chị. Bất hạnh đầu tiên nữ thi sĩ phải nếm trải khi tuổi còn trứng nước là nỗi đau mất mẹ. Hai tuổi, chị đã phải sống cảnh côi cút, thiếu thốn tình yêu thương, không có được sự chở che, bao bọc của tình mẫu tử. Lại thêm việc người cha đi bước nữa nên cảnh côi cút lại càng thêm côi cút. Mặc cảm bơ vơ, đơn độc cứ ám ảnh Xuân Quỳnh suốt cuộc đời ngay cả khi chị đã làm vợ, làm mẹ “Tuổi thơ tôi lạc lõng giữa đời/ Như

nỗi khát khao yêu thương, khát khao một tổ ấm hạnh phúc cứ luôn da diết, cháy bỏng và cồn cào đến thế.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cô bé mồ côi thuở nào đã trở thành một cô văn công xinh đẹp, tài giỏi, tràn đầy lòng yêu đời: “Đem lòng vui tôi dệt tấm đời

chung/ Cánh tay mềm dưới hoa đèn lấp lánh/ Đâu phải tiếng ru buồn bên khung cửi lạnh/ Của mẹ xưa. Tôi cất lời ca/ Rằng: “đời tôi không giống hạt mưa sa”/ Mà ánh nắng của ngày xuân mơ ước.”(Tiếng mẹ). Mười ba tuổi, Xuân Quỳnh bước chân

vào lĩnh vực nghệ thuật, những thành công đầu tiên khá rực rỡ đã hứa hẹn một tương lai vô cùng tươi sáng, rộng mở. Cũng tại môi trường làm việc này, chị đã tạo dựng tổ ấm cho riêng mình với một người nghệ sĩ chơi đàn hiền lành, chân thật. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, có những vết rạn nứt khó hàn gắn để rồi cái gì đến đã đến, tổ ấm vừa mới tạo dựng không lâu nay đã đổ vỡ. Xuân Quỳnh quyết định chia tay chồng trong đau đớn. Sau cuộc chia tay ấy, chị đến với một tình yêu mới, ngỡ tưởng đó là một tình yêu cao đẹp có thể sưởi ấm cho trái tim cô đơn của Xuân Quỳnh nhưng rồi nó cũng nhanh chóng lụi tàn. Nỗi đau chồng nỗi đau, bất hạnh cứ rượt đuổi chị, hạnh phúc với người con gái ấy dường như chỉ là một ảo ảnh. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, dù “bị phũ phàng, bị vùi

dập” , dù đã đi đến tận cùng đau đớn nhưng trong chị vẫn còn nguyên vẹn niềm

yêu, niềm khát khao như thưở ban đầu Để rồi, bất chấp “Núi cao biển rộng, sông

dài”, người con gái mạnh mẽ và đầy bản lĩnh ấy sẵn sàng “đi khắp chốn tìm người tôi yêu”.Và niềm tin của chị đã được đền đáp, giữa lúc bơ vơ, hụt hẫng, đau khổ,

chị đã lại tìm được tình yêu – một tình yêu đích thực của cuộc đời mình bên Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh chấp nhận con đường chông gai để đến với hạnh phúc mà mình từng nhọc nhằn tìm kiếm.

Những nếm trải cay đắng trong hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc, Xuân Quỳnh đều mượn thơ để giãi bày: “Niềm mơ ước gửi vào trang viết/ Nỗi đau

buồn dồn xuống đáy tâm tư”(Có một thời như thế). Những thiệt thòi, bất hạnh ;

những mất mát, hao khuyết trong đời, Xuân Quỳnh đều chia sẻ trong thơ hoặc dùng thơ để tự bù đắp cho mình. Chị từng tâm sự “Làm văn học cảm thấy như mình được

liệt luôn được đốt cháy trên mỗi trang thơ của chị bắt nguồn từ những nhức nhối, những được mất, vui buồn mà chị từng trải qua. Khảo sát thơ tình Xuân Quỳnh, chúng tôi thấy quả thật chị “đã viết” những gì chị “đã sống”. Thơ chị là lời “tự hát” về tình yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của chính mình., là bông hoa quý mọc trên mảnh đất cuộc sống đầy những nỗi nhọc nhằn. Bởi thế, tiếp cận thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, không thể không quan tâm tới những vấn đề lớn trong đời tư của chị. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong bài viết về Xuân Quỳnh: “Con người và nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)