- Và tình yêu không ai khác ngoài anh Người trai mới vài lần thoáng gặp
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu 1 Ngôn ngữ:
3.4.1 Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là yếu tố đặc thù, là chất liệu tạo nên văn bản văn học. Bất cứ một
người nghệ sĩ nào khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu muốn đối thoại với người đọc về một vấn đề nhân sinh nào đó. Tuy nhiên đối thoại của nhà văn không trực diện, không phải như hội thoại mà giao lưu, trao đổi qua tác phẩm văn học. Tư tưởng người nghệ sĩ gửi gắm đều được mã hóa bởi những kí hiệu ngôn ngữ. Thơ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ. Nó hấp dẫn, xâm chiếm lòng người trước hết bởi cái đẹp của ngôn ngữ.Vì vậy, tìm hiểu, cắt nghĩa hệ thống ngôn ngữ là công việc quan trọng khi muốn tiếp nhận một tác phẩm thơ ca.
Trong thơ mình, Xuân Quỳnh thường có xu hướng lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên, giản dị. Công phu của thơ chị không ở chỗ tác giả của nó phải gò câu đẽo chữ, cái làm nên sức nặng thơ Xuân Quỳnh thuộc về tiếng nói yêu thương chị dành cho con người, cho cuộc đời. Với quan điểm “Đừng lo đi tìm ngôn ngữ. Cảm xúc sẽ lựa chọn được ngôn ngữ của mình”, chị đã mang đến cho bạn đọc những thi phẩm tình yêu nồng đượm vẻ đẹp của cuộc sống đời thường, gần gũi, bình dị mà không đơn giản, tầm thường.
Ta đến rồi ta đi
Bao lần anh có nhớ Dưới vòm cây lặng lẽ Dưới vòm cây chờ mong
(Mùa hoa roi)
Ngôn ngữ thơ trong sáng, mộc mạc, câu thơ cất lên như lời nói tự nhiên mà đầy ám ảnh. Cái đẹp ở đây là nỗi da diết trong tình cảm, trong khát vọng yêu
thương mà cái tôi trữ tình muốn gửi gắm tới người mình yêu. Mà đã là tình cảm thì quý nhất ở sự chân thành, đâu cần tô son điểm phấn, đẽo gọt cầu kì, câu thơ như lời nói buột miệng mà thành của thi sĩ. Nghệ thuật hay tiếng lòng bật thốt thành thơ?
Đốt lòng em câu hỏi:
“Yêu em nhiều không anh?”
(Mùa hoa roi)
Phải chăng với Xuân Quỳnh, thơ quý ở sự hồn nhiên, để rồi thơ chị phần lớn tựa như những lời tâm sự rất chân thành. Đôi lúc dường như chị nghĩ sao nói vậy và chính cái phần giản dị này đã làm nên chất thơ cao khiết nhất trong sáng tác của thi sĩ – chất thơ của tâm hồn và tỏa ra từ tâm hồn luôn cháy bỏng yêu thương:
Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người.
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng…
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Cái tự nhiên, chân thật của cõi lòng nhà thơ như tràn thấm vào cảnh vật, tỏa lan vào ngôn ngữ. Tác phẩm nghệ thuật cũng cần phải tự nhiên như cuộc sống. Cái hồn nhiên trong thơ phải chăng là cái hồn nhiên của cuộc sống thăng hoa.Vì vậy mà cảnh vật dường như tự nó đã thành thơ:
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ Không gian xao xuyến chuyển sang mùa …
Mây trắng bay đi cùng với gió Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
( Hoa cỏ may)
Trong lao động nghệ thuật, Xuân Quỳnh ít có những cách tân, tìm tòi, phá cách phóng túng. Chị kế thừa ngôn ngữ của dân gian, của đời thường một cách tự
nhiên. Đấy là thứ ngôn ngữ của quần chúng hết sức mộc mạc mà không hề thô nhám vụng về, mang đậm sắc thái dân gian và đời thường giản dị. Không cầu kì, kiểu cách, ngôn ngữ được chắt lọc từ các bài ca dao, nó được thốt lên tự nhiên như đã ăn sâu vào trong tiềm thức,chỉ cần xúc cảm chạm đến là có thể thành thơ”
Mấy năm rồi thơ em buồn hơn Áo em rộng ra, lòng em tan nát Những bài hát ngày xưa em vẫn hát “Cây trúc xinh, quán dốc…gốc đa làng… Câu thơ anh em vẫn đọc thầm
Cả lúc nghĩ: “…biết bao giờ trở lại”.”
(Không đề II)
Chùm sim chín ở ven đồi
Lặng nghe tiếng hát đưa nôi dặt dìu Đã thương mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
(Tình ca trong lòng vịnh)
Cầm bút viết như một sự trải lòng nên thơ Xuân Quỳnh nghiêng nhiều về tâm sự , sẻ chia. Đôi khi đọc thơ chị , chúng ta có cảm giác người nghệ sĩ này không phải đang làm nghệ thuật mà chị đang viết cho mình như một sự thôi thúc của nội tâm. Vậy cần gì phải trang sức cho thơ khi mà cái để thơ “sống lâu dài” với con người là “đức hạnh” mà “đức hạnh” của thơ lại chính là tấm lòng.
Em tiễn anh ra ga
Giữa mù mịt bụi vôi, gạch vỡ Em chẳng biết nói lời thương nhớ Tàu chạy rồi bỡ ngỡ vẫy bàn tay Anh đi, và trời trở gió may
Đêm giá lạnh thương con tàu lầm lụi
(Hát với con tàu)
Sức lay động của thơ tình Xuân Quỳnh là ở đó - ở sự mạnh mẽ sâu sắc, sự lớn lao của tình yêu, ở khát vọng được sẻ chia, nâng đỡ, bao bọc người mình yêu:
Tóc anh thì ướt đẫm Lòng anh thì cô đơn Anh cần chi nơi em Sao mà anh chẳng nói …
Mà em người đời thường Biết là anh có ở!
(Anh)
Bốn lần lặp lại những “thì”, “mà” nhưng thơ Xuân Quỳnh vẫn không hề gây cảm giác lủng củng , nhàm chán, đơn điệu trong người đọc. Ngược lại, thơ chị như có “duyên thầm” – thứ duyên lặn sâu vào trong câu chữ ấy chính là sự chân thật và mãnh liệt của tình cảm. Thiếu nó, mọi ngôn từ kiểu cách, hoa mỹ đều trở nên vô nghĩa. Nhưng có nó, dù ngôn từ trong thơ giản dị tới không thể giản dị hơn, thậm chí cả lối nói đậm chất khẩu ngữ cũng khiến thơ tình yêu của Xuân Quỳnh có một “ma lực” hấp dẫn đặc biệt : Em biết đấy là điều đã cũ…/Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn…/Chẳng có gì quan trọng lắm đâu…/ Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh
(Nói cùng anh). Cứ thế, thơ chị đứng vững với thời gian và trụ vững trong lòng người đọc bằng chính sự hồn nhiên, giản dị ấy!