Thơ tình Xuân Quỳnh– những khát khao táo bạo, mãnh liệt của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 50)

hồn người phụ nữ trong tình yêu.

“Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi” Định nghĩa về thơ của nhà thơ Pháp – Lamáctin thật đúng với Xuân Quỳnh. Sau bao nhiêu sóng gió và bi kịch cuộc đời, người phụ nữ trong chị đã tìm đến thơ như tìm về cõi bình yên, thanh thản nhất cho lòng mình trú ngụ. Ở cõi riêng ấy, Xuân Quỳnh được sống là mình với tất cả những nhu cầu, những khát khao, ước vọng mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng cần có và muốn có trong tình yêu. Đã qua rồi cái thời người phụ nữ phải khép chặt cửa lòng, giấu kín mọi xúc cảm riêng tư, đóng gói những ước mơ, khát vọng để rồi bỏ quên đâu đó trong suốt cuộc đời. Không chấp nhận sống như kiếp rùa lùi lũi xó cửa, như kiếp “con hạc đầu đình”, Xuân Quỳnh đã lấy lại vị thế của người nữ trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực tình yêu – nơi mà họ bị cấm đoán, bị kiềm tỏa bởi nhiều hủ tục và quan niệm hà khắc của xã hội nam quyền. Bởi vậy, bước vào thế giới thơ tình yêu của chị, người đọc ngay lập tức bị mê hoặc, bị dụ dẫn trước những cảm xúc yêu mới lạ và đầy táo bạo trước đây chưa từng có trong diễn ngôn tình yêu của người phụ nữ. Đó là tiếng nói thể hiện khát khao yêu và được yêu; khát vọng dâng hiến, hi sinh và

che chở trong tình yêu; khát vọng tìm hiểu bản thân, người tình cũng như khám phá bản chất của tình yêu; khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu. Sự mới mẻ trong tiếng thơ tình yêu ấy của Xuân Quỳnh là kết quả của một quá trình sống và lao động quên mình của nữ sĩ. Và đó cũng là kết quả của sự khám phá, thể hiện con người từ góc độ giới. Trước Xuân Quỳnh, trong văn học Việt Nam, người phụ nữ chưa bao giờ được soi chiếu dưới cái nhìn đầy nhân văn như thế. Vì vậy, họ bước vào văn học với biết bao hao khuyết trong tâm hồn. Sự thiệt thòi này, Xuân Quỳnh đã “bù đắp” xứng đáng cho giới mình bằng những diễn ngôn đầy tự tin, kiêu hãnh trong thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)