Thơ tình Xuân Quỳnh– nhật kí bằng thơ về câu chuyện tình yêu của chính tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 43 - 49)

Ai đã từng đọc và yêu thơ Xuân Quỳnh chắc hẳn đều trân trọng và xúc động trước những chia sẻ của chị về ý nghĩa của thơ ca đối với cuộc sống của mình:

Ôi trời xanh - xin trả cho vô tận.

Trời không xanh trong đáy mắt em xanh. Và trong em không thể còn anh.

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa!

(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

Lời tâm sự chân thành ấy giúp chúng ta hiểu vì sao chị lại từ bỏ ánh hào quang sân khấu, từ bỏ nghiệp diễn hứa hẹn một tương lai rộng mở để dấn thân vào nghiệp thơ – cái nghiệp “Tránh sao khỏi sầy da rớm máu” và không bao giờ hết “Những nỗi khổ đau nung nấu” (Băn khoăn). Phải chăng thơ chính là hành trang tinh thần đi suốt những thăng trầm, những buồn vui trên hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc của người phụ nữ tài hoa mà bất hạnh này. Nếu thơ ca là lẽ sống, là phương tiện giao cảm linh diệu nhất thì tình yêu lại là mục đích sống, là khát vọng sống mãnh liệt của Đời – Thơ Xuân Quỳnh. Thơ và tình yêu như hai nửa không thể thiếu của đời chị để rồi như một lẽ tự nhiên mà tất yếu, vừa như một định mệnh, chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ mình., là “nữ thi nhân đồng thời cũng là nữ tình nhân” trong lòng độc giả.

Thơ tình tôi viết cho tôi

Qua cay đắng với buồn vui đã nhiều Vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu

Như cây tứ quý đất nghèo nở hoa

(Thơ tình tôi viết)

Trực tiếp lên tiếng nói về tình yêu của giới mình một cách đầy kiêu hãnh đã là một bản lĩnh của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Nhưng đưa chính cuộc đời mình vào trang viết, căng lọc mình trên trang giấy, đào sâu vào bản thể với tận cùng của những cảm xúc buồn vui là điều không phải ai cũng làm được:

Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở. Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Ngay cả người bạn thơ cùng thời với chị, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn khi viết “Hương thầm” vẫn chỉ là viết về tình yêu của người con gái khác:

Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay

Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận

Nào ai đã một lần dám nói

Hương bưởi thơm cho lòng bối rối Anh không dám xin

Cô gái chẳng dám trao

Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao Không giấu được cứ bay dịu nhẹ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nó hộ tình yêu.

Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cây thơ tình yêu của Xuân Quỳnh cũng được gieo hạt, nảy mầm trên mảnh đất dọc ngang những bom đạn kẻ thù. Tuy nhiên, khác với thơ tình thời chống Mỹ, bông hoa tình yêu của chị lại mang đến cho đời hương sắc lạ. Thứ hương sắc tỏa ra từ nỗi niềm, xúc cảm riêng tư của một người phụ nữ nhạy cảm, giàu khát vọng yêu thương, coi tình yêu là cội nguồn của hạnh phúc.

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự người hơn

(Nói cùng anh)

Thơ tình thời chiến thường mang tính công dân, do vậy tiếng nói tình yêu ít có màu sắc cá nhân mà mang màu sắc của cái ta cộng đồng. Các nhà thơ khi viết về tình yêu đôi lứa thường phải tựa nương vào tình yêu đất nước: “Dịu dàng như những nàng tiên/ Em là du kích, em là giao liên/ Em chính là quê hương ta đó/ Mười một

năm rồi ta nhớ, ta thương” (Lê Anh Xuân – Trở về quê nội); “Anh nhớ em như

đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc/ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” (Chế lan Viên – Tiếng hát con tàu); “Em thương anh bên tây mùa đông /Nước khe cạn bướm bay lèn đá/Biết lòng anh say miền đất lạ/ Chắc em lo đường chắn bom thù.” (Phạm Tiến Duật – Trường Sơn

đông, Trường Sơn tây). Cái riêng gắn bó hài hòa trong cái chung. Khát vọng, hạnh phúc cá nhân tan hòa trong khát vọng, hạnh phúc của cả cộng đồng, dân tộc: “Khi

Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau” (Nguyễn Mỹ); “Trái tim ta đau nỗi đau mất nước/ anh ơi anh – khi Tổ quốc yêu cầu/ ta sẵn sàng gửi lại nhớ thương nhau/ theo bước hành quân kháng chiến”(Hoàng Thị Minh Khanh – Nhớ). Trong bối cảnh văn

hóa thơ ca thời chống Mỹ, thơ tình Xuân Quỳnh mang một diện mạo riêng. Chủ nhân của nó đã loại bỏ những súng ống, đạn bom, những khói lửa chiến trường để trả về cho tình yêu vẹn nguyên vẻ đẹp riêng tư thuần khiết.

Ai đó đã nói: “Thơ là nhu cầu mình tâm sự với chính mình những lúc cô đơn. Cho nên đọc thơ là nghe trộm nhà thơ nói với chính mình”. Với Xuân Quỳnh, thơ là nơi chị kí thác những buồn vui, được mất, cả những ước vọng, đam mê... trong hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc. Vì vậy, mỗi trang thơ tựa như mỗi trang nhật kí, được viết ra từ những trải nghiệm tình yêu của cá nhân tác giả:

Trang nhật kí xé trăm lần lại viết Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau

(Có một thời như thế)

Mỗi tiếng thơ tựa như mỗi tiếng lòng bật thốt mà thành nghệ thuật, tựa như lời tự hát của con tim – hồn nhiên và không thể thành thật hơn!

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất

Biết rút gần khoảng cách của tin yêu

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khát khao những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu (Tự hát)

Vang lên như một điệp khúc, câu thơ “Em trở về đúng nghĩa trái tim em” diễn tả thật giản dị mà chân thành sâu sắc tình cảm, tấm lòng của người con gái cho tình yêu và trong tình yêu. “biết làm sống…biết lấy lại…biết rút gần…biết khao khát…biết xúc động…biết yêu anh”, hàng loạt các cụm động từ thể hiện rõ ý thức phái tính ở nhà thơ. Trái tim Xuân Quỳnh đa mang và bận bịu quá! Hành trình kiếm tìm, gìn giữ và vun đắp cho tình yêu cũng thật gian nan. “làm sống” để tình yêu không chết, “lấy lại” để tình yêu không mất, không hao khuyết, “rút gần” để xóa nhòa khoảng cách, để tình yêu không cách trở, “khao khát” để nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu, “xúc động” để không thành vô cảm, không thành câm lặng trước tình yêu. Và cái đích cuối cùng của hành trình sống và yêu ấy của “em” chính là “yêu anh” và “được anh yêu”. Tiếng thơ cất lên vừa dịu dàng, đằm thắm như một lời giãi bày, tâm tình với người mình yêu. Lại giống như một lời khẳng định đầy tự tin và kiêu hãnh về sức mạnh đặc biệt, về khả năng diệu kì của trái tim con gái – “trái tim em” trong việc săn sóc, vun đắp tình yêu. Đó là sức mạnh hay khát vọng của trái tim con gái trong Xuân Quỳnh? Thiết nghĩ, với một người “có một nhân bản yêu đương cực kì mãnh liệt” ((Kiều Vân, thơ XQ – niềm khát khao yêu trong cuốn XQ, tác phẩm và lời bình, NXBVH, 2012, tr 184, 188, ) như chị, sức mạnh hay khát vọng đều là

những biểu hiện khác nhau cho niềm đam mê sống và đam mê yêu. Suốt cuộc đời, Xuân Quỳnh đã sống, đã yêu như thế, thành thật trong đời và cả trong thơ:

Như các cô tôi có một tình yêu rất sâu

Rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu được hết

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

Sự mãnh liệt và chân thật trong cảm xúc đã mang đến cho thơ tình Xuân Quỳnh một sức hấp dẫn đặc biệt. Sức hấp dẫn của một thứ nghệ thuật được chưng cất từ những trải nghiệm của cuộc đời thi nhân – một cuộc đời chưa bao giờ “yên định”. Vì vậy mà thơ chị được đánh giá là có tính tự thuật cao. Nó “là đời sống của

chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của cuộc sống” (Lưu

Khánh Thơ, “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”). Đây chính là nét khác biệt của thơ tình Xuân Quỳnh so với các nhà thơ cùng thế hệ. Như con trai làm ngọc từ vết thương lòng, Xuân Quỳnh đã tự chưng cất những niềm hạnh phúc, cả nỗi đau đớn của mình thành thơ để dâng tặng cuộc đời. Qua thơ, chị đã trở thành người “đốt lửa” cho khát vọng tình yêu, người “gieo hạt” cho cánh đồng hạnh phúc của người phụ nữ Việt.

Nào hạnh phúc, nào là đổ vỡ

Tôi thấy lòng lo sợ không đâu

Muốn giãi bày cùng ai đó đôi câu

Về tất cả những gì tôi sẽ trải Mong rút ngắn dặm đường xa ngái Để cho người tới đích bớt gian truân Bao khổ đau, sung sướng đời mình Xin tặng bạn làm bước thang hạnh phúc

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Ai đó yêu thơ chị vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn, ai kia lại tìm đến thơ chị như để tìm lại bản ngã mà mình đã đánh mất đâu đó trong vòng quay hối hả

của cuộc mưu sinh…cứ vậy, thơ tình Xuân Quỳnh lặng lẽ và tự nhiên sống trong lòng bạn đọc nữ như một cứu cánh tâm hồn trên bước đường kiếm tìm hạnh phúc không ít những chông gai. Đem chính cuộc đời mình ra để làm chất liệu cho thơ, lấy những trải nghiệm cảm xúc tình yêu của cá nhân mình tạo thành cảm xúc, linh hồn cho thơ, công việc lao động chữ nghĩa này thật không dễ dàng. Nó đòi hỏi một bản lĩnh nghệ thuật, cả một tình yêu đủ lớn dành cho thơ và đời. Mà hình như thế vẫn chưa đủ để tạo nên những câu thơ, những thi phẩm còn đọng cả máu và nước mắt của người hạ sinh ra chúng. Và có lẽ, nghĩ thế này mới là đúng với Xuân Quỳnh, với những gì chị để lại cho thơ và cho cuộc đời: “… thơ đối với chị không phải là

một nghề nghiệp, cũng không phải Tài năng, mà là Số Phận, là Tâm Hồn, là điều Thiêng Liêng khó đạt tới nhất trên Cõi Đời này”(Lưu Khánh Thơ, Đông Mai

(2003), Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm, Nxb phụ nữ, H, tr590).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ tình của xuân quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)