Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong các sáng tác của Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong sống mòn của nam cao (Trang 30 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong các sáng tác của Nam Cao

Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong tác phẩm của Nam Cao được thể hiện rõ qua những lời trực tiếp của nhà văn, qua hồi ức của người thân, đồng nghiệp và chính tiểu sử của ông...Căn cứ vào những cơ sở trên, dựa trên tác

phẩm, người viết nhận thấy dấu ấn tự truyện của Nam Cao thể hiện chủ yếu qua các sáng tác viết về người trí thức. Tất cả những kỉ niệm của cuộc sống đã để lại những dấu ấn không thể nào phai mờ trong tâm trí nhà văn, để rồi từ đời thực, ông gửi gắm mình vào trong tác phẩm. Có hư cấu của tiểu thuyết, nhưng người đọc không thể không thấy cuộc đời Nam Cao trong đó. Đó cũng chính là đối tượng mà luận văn hướng tới.

Có thể nói, người trí thức chưa bao giờ là một hình ảnh nổi đậm và có vai trò riêng trong đời sống xã hội phong kiến và thuộc địa ở Việt Nam, bởi chưa bao giờ họ có đủ tiềm lực để cùng đồng hành hoặc là hậu thuẫn cho các giai tầng cơ bản làm nên một cuộc cách mạng trong lịch sử. Phải vào những năm 40, với Nam Cao, Thạch Lam và Nguyễn Huy Tưởng... vấn đề người trí thức mới xuất hiện. Là nhà văn luôn nhìn đời bằng nước mắt tình thương, Nam Cao đã từng tuyên ngôn sống đã rồi hãy viết. Nhà văn muốn viết được nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo bởi chính cuộc đời quyết định đến văn chương nghệ thuật. Với cái nhìn đời thấm đẫm nước mắt ấy, Nam Cao đã cầm bút sáng tác. Trước cách mạng, ông viết hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản. Trong đề tài trí thức tiểu tư sản, Nam Cao có những tác phẩm tiêu biểu như Sống mòn, Mua nhà, Trăng sáng, Truyện tình… Nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những giáo khổ trường tư, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho chết mòn, phải sống như

một kẻ vô ích, một người thừa. Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, Nam Cao đã thể hiện được những bi kịch mà họ phải trải qua thông qua các tác phẩm như Đời thừa, Nước mắt, Trăng sáng, Bài học quét nhà… Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những bi kịch đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra

những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nhiều truyện của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản với sự cám dỗ của cuộc sống hưởng lạc, với lối sống ích kỷ, dung tục để vươn tới lẽ sống nhân đạo. Mỗi trang viết về đề tài người trí thức nghèo đều chứa đựng tâm sự, nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn. Qua đó, phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. Trong truyện của Nam Cao, người trí thức rơi vào hàng loạt các bi kịch. Khi bàn về bi kịch, người ta thường nghĩ đó là hoàn cảnh bi thảm, bi đát nào đó. Điều này không chính xác. Nhà thần học người Đức A. Schweitzer đã từng nói: Bi kịch cuộc đời là những gì chết đi bên trong một người khi anh ta còn sống. Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng cháy bỏng, chân chính mãnh liệt của con người những không có điều kiện thực hiện trên thực tế. Cuối cùng, người mang khát vọng bị rơi vào kết cục của thảm kịch. Bi kịch là cuộc đấu tranh dai dẳng không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Trong cuộc sống thường nhật, bi kịch không được hiện ra giữa các lực lượng xã hội đấu tranh với nhau. Trái lại, nó là lực lượng tinh thần diễn ra trong đời sống tâm hồn của con người ví như Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao. Khát vọng cả đời của Hộ là trở thành nhà văn chân chính, sáng tác nên được những tác phẩm chân chính. Thế nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền ghì anh xuống sát đất. Không những Hộ không viết lên được tác phẩm chân chính mà anh lại còn vi phạm vào lẽ sống tình thương của nhà văn chân chính. Anh trở thành kẻ đời thừa theo đúng nghĩa nhan đề tác phẩm. Tâm sự của Hộ hay chính là tâm sự của Nam Cao về bi kịch của người trí thức.

Bi kịch đầu tiên của Hộ là bi kịch của một nhà văn. Hộ khao khát viết lên tác phẩm văn học chân chính. Nghề cầm bút viết văn chân chính là nghề lao động nghiêm túc, đầy sáng tạo và vô cùng cực nhọc. Đó là nghề lao động sáng tạo bởi trong tác phẩm, Hộ đã nói: Văn chương không cần đến những

người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Chính vì vậy, Hộ luôn coi đời sống tinh thần là giá trị cao, coi thường vật chất, coi khinh đồng tiền. Anh sẵn sàng uống nước lã, gặm bánh mì, lao động cực nhọc trên trang viết. Những tác phẩm mà Hộ hướng tới phải là một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn. Nhưng khi đối diện với cuộc sống cơm áo ghì sát đất, thì Hộ đã chà đạp lên những người thân yêu nhất của mình. Hộ có cả một gia đình để lo toan. Con riêng của Từ xuất hiện, con của Hộ và Từ cũng lần lượt ra đời. Ngày xưa khi sống độc thân, Hộ có thể uống nước lã, gặm bánh mỳ để lao động nghiêm túc với nghệ thuật, có thể coi thường đồng tiền thì giờ đây, Hộ đã bị đồng tiền làm cho khốn đốn. Để nuôi sống cả gia đình không thể không có tiền. Hộ thấy tất cả sự nhục nhã của người đàn ông không nuôi nổi vợ con. Thế là anh đành phải lao vào kiếm tiền. Thực tại phũ phàng không như mong đợi, người trí thức trong anh rơi vào bi kịch vỡ mộng.

Vậy nhưng Hộ lại không có tài cán gì ngoài việc cầm bút viết văn. Như một qui luật tất yếu, muốn kiếm được nhiều tiền thì phải viết nhiều. Muốn viết nhiều sẽ phải viết nhanh. Mà để viết cho nhanh thì phải viết ẩu. Như vậy Hộ trở thành người cẩu thả văn chương từ bao giờ anh không hay, không biết. Giờ đây, Hộ chỉ viết được mấy bài báo vô cùng nhạt nhẽo để độc giả đọc rồi quên ngay sau khi đọc. Mỗi lần đọc văn của mình, anh lại thấy nhục nhã, tự sỉ vả mình bằng những lời thật thậm tệ: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Như vậy, từ một cây bút chân chính Hộ trở thành cây bút đê tiện trong nghề nghiệp.

Đến đây, Hộ phải lựa chọn hai con đường: Một là nếu muốn làm tròn vai trò của người chồng tốt, người cha đầy trách nhiệm, đầy tình thương thì

Hai là nếu muốn sống theo khát vọng, hoài bão của mình thì đương nhiên Hộ phải chà đạp lên lẽ sống của tình thương, phải chà đạp lên vai trò của người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Là một nhà văn nhân đạo, lẽ đương nhiên anh chọn con đường thứ nhất.

Tuy nhiên, cuộc sống không tránh khỏi những khó khăn, Hộ trở lên tàn nhẫn ích kỷ và nhận ra rằng: Phải biết ác, phải biết tàn nhẫn để mà sống cho mạnh mẽ. Hộ đánh đuổi vợ con lúc say rượu. Anh nói với Từ: Ngày mai... chỉ ngày mai thôi! Mình biết không? Tôi sẽ đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này. Những lời lẽ hết sức cay đắng, đay nghiến, dường như không phải là của Hộ. Hộ đã trở thành một người khác. Anh đã bị tha hoá về nhân cách. Tỉnh dậy thì Hộ thấy hối hận, dằn vặt vì những hành động của mình đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Khi đó Hộ lại rơi vào bi kịch, một bi kịch tình thương xót xa, nghiệt ngã. Xã hội tàn ác kia đã khiến cho người ta bị tha hoá. Từ những người lương thiện trở thành bất lương. Một sự khắc khoải, một cuộc sống thừa, sống mòn mỏi trong nghèo đói, bế tắc, dường như mọi cánh cửa với Hộ đã đóng sập.Kết thúc tác phẩm là hình ảnh dòng nước mắt của Hộ. Đó là dòng nước mắt biểu hiện cao độ sự hối hận của anh, muốn tìm chia sẻ, và cao hơn là thể hiện khát khao hướng thiện của con người. Đến với Giăng sáng, ta bắt gặp Điền - một trí thức nghèo đang thất nghiệp. Điền ôm ấp giấc mộng văn chương rất lớn nhưng chưa có điều kiện biến giấc mộng ấy thành hiện thực. Đã vậy, cuộc sống vật chất túng quẫn: Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau; vợ Điền thì cuộc sống lầm than. Nghèo đói đã làm cho tâm hồn trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, cằn cỗi, tàn nhẫn. Tuy thế, ước mơ trở thành văn sĩ nổi tiếng trong anh chưa tắt.Nhân một đêm trăng sáng, sau bữa cơm rau dưa đạm bạc, Điền mang ghế ra sân ngồi ngắm trăng lên. Dưới ánh trăng xanh huyền ảo, mọi vật trở nên đẹp đẽ bội phần, thôi thúc mộng văn chương trong lòng Điền.

Anh tự nhủ sẽ viết ra những tác phẩm lời phải đẹp, ý phải thanh cao, khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng… Mọi người sẽ đọc văn anh, mê văn anh. Các quý bà, quý cô sẽ gửi cho anh những bức thư tỏ tình sực nức mùi nước hoa đắt tiền và anh sẽ thành văn sĩ nổi tiếng…

Đôi cánh kì diệu của trí tưởng tượng không biết sẽ đưa Điền bay bổng đến đâu nếu không có tiếng càu nhàu gắt gỏng của vợ anh, tiếng khóc lóc rên rĩ của con anh vì đau bụng mà không có thuốc uống. Những âm thanh trần tục ấy kéo anh trở về với thực tế phũ phàng: vợ yếu, con đau, hết tiền, hết gạo: Vụt cái, trăng mất đẹp. Điền cúi mặt bẽn lẽn như bị bắt quả tang làm việc xấu… Anh bừng tỉnh nhận ra rằng tất cả những điều mình mới nghĩ đây thôi chỉ là phù phiếm, vô vị trước thực tại này: Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.

Vũ Tú Nam trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao có đánh giá: Nam Cao có những tâm niệm mới của ông về nghệ thuật: Cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời, ngồi viết giữa những tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm (Giăng sáng). Trong cái tâm niệm còn nguyên cả vị đắng cuộc đời quẫn bách, ta thấy được cả sự trải nghiệm đớn đau của chính nhà văn [34, tr.121].

Có thể nói, đặt trong số phận dân tộc, khát vọng của người trí thức trong xã hội không thể xa lạ hoặc ra ngoài ước vọng chung của nhân dân. Đó là làm thế nào cho được sống. Cơm! Áo! Sự an toàn. Tương lai của mình. Tương lai của các con. Sống! Sống! Tất cả sự quan hệ là ở đó. Phải làm thế nào cho được sống, được ngước mắt lên, được thở hít tự do, cùng với tất cả mọi người... như trong kết thúc Sống mòn.

Viết về thân phận người trí thức nghèo, Sống mòn là cuốn tiểu thuyết kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước 1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết

thành và phát triển. Nam Cao đã có những đóng góp nổi bật vào việc cách tân và hiện đại hóa văn xuôi. Với Sống mòn, Nam Cao đã trình làng một kiểu tiểu thuyết riêng, không bị quy định, ràng buộc bởi cấu trúc tiểu thuyết của các tác giả trong Tự Lực văn đoàn hay hiện thực trước ông. Tiểu thuyết tự truyện

Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) là dạng tiểu thuyết hóa thân của hồi ức, kỷ niệm. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao là một tiểu thuyết theo đúng nghĩa của tên gọi, của thể loại, thậm chí nó đạt tới đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết mà vẫn đậm đặc chất tự truyện. Đến nỗi đằng sau mỗi câu chữ, dòng văn, mỗi lời đối thoại và độc thoại của nhân vật Thứ người đọc vẫn nhận ra bóng dáng Nam Cao. Nhưng thực chất trong Sống mòn, tự thuật chỉ là một yếu tố tham gia vào cấu trúc tiểu thuyết, trong đó chất liệu trải nghiệm của cái tôi tác giả là chạm đến đáy của tác phẩm. Với tiểu thuyết Sống mòn, cái nhìn nghệ thuật mà nhà văn hướng tới không còn là xã hội như ở giai đoạn trước mà là cái bên trong, thể hiện ở sở trường mổ xẻ, phanh phui những phần mờ đục, khuất tối trong tính cách nhân vật. Tác phẩm đã miêu tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lý nhân vật, điển hình là anh giáo Thứ thông qua những giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự thú, tự lên án để hướng tới một cuộc sống thật sự là người hơn. Với nhân vật Thứ, Nam Cao không chỉ góp phần làm phong phú thêm các nhân vật điển hình của văn học hiện thực mà còn đóng góp thêm một kiểu điển hình hóa với nhiều khía cạnh mới mẻ hơn so với các đồng nghiệp.

Thứ - một thanh niên trí thức nghèo luôn suy nghĩ, dằn vặt giữa nỗi lo tồn tại với khát vọng cao xa về một lý tưởng tốt đẹp. Ở Thứ luôn có những suy tư, trăn trở, dằn vặt, mâu thuẫn. Thứ từng có khát vọng lí tưởng hăm hở một chuyến đi Tây không biết nản, náo nức ý nguyện cải tạo và xây dựng trường học. Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và vợ con mình có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quí hơn nhiều. Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát

triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một chút gì cho nhân loại. Nhưng câu trả lời của Nam Cao cho tất cả những mong ước đó của người trí thức - là một sự thất vọng, rồi tuyệt vọng. Người trí thức và cả những ao ước đơn sơ của họ đều bị nhấn chìm trong cảnh sống mòn; đó là cái chết trong cõi sống, hoặc là một sự sống đang đi dần vào cõi chết. Nó là chết mòn hoặc sống mòn, thì cũng vậy! Câu chuyện Sống mòn, do thế, trở thành một ám ảnh, một phát hiện của Nam Cao trong hình ảnh của người trí thức kiểu Nam Cao.

Những nhân vật trí thức của Nam Cao không những chết mòn những ước mơ, khát vọng, hoài bão mà còn chết mòn về mặt nhân cách con người, dẫn đến những ý nghĩ, hành động tàn nhẫn, nhỏ nhen, ích kỉ. Qua đó, Nam Cao đã phê phán sâu sắc cái xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. Thế nhưng, trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình. Những con người mang hoài bão lớn hầu như lâm vào cảnh chết mòn, dẫu bị cơm áo ghì sát đất, họ vẫn chưa hoàn toàn cạn hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, được phát triển. Tư tưởng nhân văn mới mẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong sống mòn của nam cao (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)