7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Cái tôi trong quan hệ với vợ con
Bản chất ngay thẳng giàu lòng thương yêu con người và chuộng lẽ phải của Nam Cao càng được phát huy trong một gia đình có một người vợ tốt và những bạn bè tốt. Nam Cao may mắn có được một người vợ hết lòng yêu thương chồng con,chịu thương chịu khó, là người khơi nguồn và nuôi dưỡng mạch văn của nhà văn Nam Cao.
Bà Trần Thị Sen sinh năm 1916 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà sống tại quê nhà gần 40 năm; còn lại là thời gian bà sống tại Thành Nam cùng các con.
Đám cưới của bà Sen và Trần Hữu Tri (Nam Cao) phải tổ chức chạy tang ông quản Nhã (em ruột ông ngoại Nam Cao) vườn nhà bà Sen gần vườn nhà Nam Cao. Cuối năm 1935 đầu năm 1936, Nam Cao đi Sài Gòn. Ba năm sau, bà sinh con gái đầu lòng đặt tên là Trần Thị Hồng (trong tác phẩm văn học, Nam Cao gọi là Hường). Sau chuyến đi này, Nam Cao bị bệnh tê chân, bà Sen phải chạy chữa mấy năm mới khỏi.
Bố đẻ nhà văn Nam Cao là nhà nho, gia đình làm ăn căn cơ, nền nếp lắm. Trần Hữu Tri hồi ấy chưa có tiếng tăm gì về văn nghiệp, mới học tới bằng tú tài, rất tử tế hiền lành, ít nói. Ông chánh Thản rất quý mến Tri, cho
Năm 1938, do ốm đau, cậu tú Tri trở về Bắc, xin việc ở thành Nam nhưng không được đành lên Hà Nội dạy học tư cho người anh họ, ở Thụy Khuê, cạnh Hồ Tây. Với Nam Cao, người vợ thực sự có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời ông. Cả cuộc đời ông xa nhà, một mình bà Sen gánh vác mọi công việc nhà chồng, chịu thương, chịu khó, vất vả nuôi con, để Nam Cao yên tâm sáng tác và dạy học. Thậm chí, bằng vốn sống thực tế của mình, bà Sen đã kể cho nhà văn Nam Cao nhiều mẫu người, nhiều sự việc có thật ở quê nhà. Từ đó, Nam Cao viết được nhiều truyện ngắn chân thực về nông thôn Việt Nam
Những kỉ niệm của cuộc sống đời thường của nhà văn đã trở thành những dấu vết không thể nào xóa nhòa trong kí ức. Thông qua những hư cấu của tư duy tiểu thuyết, Nam Cao đã thể hiện lại trong Sống mòn. Nam Cao đã mượn nhân vật Liên trong tác phẩm để kể về vợ mình. Thực ra, ngay cả tên nhân vật cũng có sự trùng hợp, bởi từ Liên cũng có nghĩa là Sen. Đó là một người vợ có lúc thật dịu dàng, hiền hậu, nhưng có lúc lại cáu bẳn, nóng nảy. Không tập trung miêu tả người vợ với vẻ ngoại hình, Nam Cao tập trung vào những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ hết mực vì gia đình. Dưới ngòi bút nhà văn, hình ảnh người vợ theo năm tháng với những nghèo túng, cực nhọc đã già đi, xấu đi nhưng lúc nào cũng đảm đang, tần tảo, giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó. Liên vẫn ngoan ngoãn, vẫn chiều chuộng, chẳng giận dỗi gì, nhưng trở nên ít nói, ít cười hơn, lạnh lùng hơn (...) Đôi mắt bây giờ mệt nhọc hơn, lơ đãng hơn, thẫn thờ hơn...
Nam Cao rất yêu thương và trân trọng vợ mình. Những dòng tâm sự của Thứ trong tác phẩm phải chăng là những lời bộc bạch chân thành của chính nhà văn về người vợ yêu quý: Y nghĩ đến Liên và thấy thương Liên một cách thấm thía vô cùng(…)Nếu Liên chết bây giờ chẳng hóa ra cả một đời lấy chồng của Liên khổ lắm ư? Liên khổ vì y nhiều rồi. Liên khổ vì gia đình cũng đã nhiều rồi. Liên chưa có lúc được đền bù. Gia đình Liên cũng sẽ rất thương
Liên, ái ngại cho Liên vì vẫn tưởng Liên bị chồng giận và ghẻ lạnh. Có lẽ chính Liên cũng đã có lúc ngờ như thế... Thứ nghĩ ra, nghĩ gần như vậy. Y tưởng tượng ra lúc hấp hối của Liên, bàn tay giá lạnh của Liên trong bàn tay y như oán trách. Và đôi mắt đau đớn của mẹ Liên. Và những câu hờ não ruột của bà, vừa thương con, vừa chì chiết rể…
Trong tác phẩm, Thứ nghĩ đến vợ, nghĩ đến những đau khổ và thiệt thòi mà Liên phải gánh chịu, thậm chí còn tưởng tượng ra cảnh vợ sắp chết lạnh lẽo, cô độc, lòng Thứ đầy đau đớn và dằn vặt. Lấy chồng mà không có giây phút nào được hưởng hạnh phúc, sung sướng cả, đến nỗi ăn chả đủ no, phải nhìn nhau để dè sẻn. Cũng như bà, mẹ và các em, vợ Thứ cũng vậy: Mọi ngày Liên cũng chỉ ăn một bữa thôi. Nhưng biết chồng từ bé đến nay, chưa phải ăn ngày một bữa bao giờ, bữa trưa y đã lấy thừa ra một suất cơm. Lúc xới cơm, y đã xới ba lượt đầy, lồng lại, cất đi. Đó là buổi tối cho mình Thứ…
Có lẽ cuộc đời đẹp nhất khi người ta còn trẻ, bao nhiêu mơ mộng, bao nhiêu khát vọng yêu đương. Ấy vậy mà, đôi vợ chồng trẻ Liên- Thứ không mấy khi được hưởng hạnh phúc vẹn tròn. Những câu nói của Liên như những nhát dao xé lòng Thứ. Người đọc hiểu được khát khao tình yêu, khát vọng hạnh phúc gia đình của người phụ nữ. Câu chuyện ấy khiến ta nhớ Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, đến chuyện chia ly của người chinh phụ và người chinh phu trong cuộc nội chiến đầu thế kỉ XVIII.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau lặn sâu trong tâm hồn của người vợ lính. Dù ở thế kỉ XVIII hay XX, người đọc vẫn bắt gặp sự cô đơn đến nhói lòng của người phụ nữ. Trong Sống mòn, Liên lấy chồng mà không được gần chồng, thậm chí người ta thì chỉ phải sẻn ăn, sẻn mặc, chứ tôi thì đến chồng cũng phải sẻn!... Liên đã từng ngậm ngùi nói: Chúng mình lấy nhau sáu năm rồi, mà tính gộp tất cả từ năm ngày, ba ngày, tất cả những ngày chúng mình
được gần nhau, tôi chắc rằng chưa đầy ba tháng. Thế thì có khổ không?…. Liên lại rơm rớm nước mắt, thêm rằng: Nếu vợ chồng chỉ làm thế nào kiếm nổi mỗi ngày một bữa thôi, mà không phải xa nhau, thì Thứ cũng thích hơn cứ phải thế này mà được ăn một ngày ba bữa... Lần nào cũng vậy, lúc chia tay ngán ngẩm buồn.
Chính bởi thời gian bên nhau quá ít, nên họ luôn trân trọng những giây phút được gần nhau, cho dù là những khoảnh khắc đời thường rất bình dị. Sau bữa cơm trưa ăn sớm hơn mọi ngày, Thứ khép bớt cửa, đi nằm để ngủ trưa. Liên tuy không ngủ trưa bao giờ, cũng đến ngồi ở cạnh giường. Y nhổ cho chồng những sợi tóc sâu hay là mượn cớ thế, để được ngồi nói chuyện với chồng. Họ nói những chuyện rất vớ vẩn, chẳng nghĩa lý gì hay những chuyện họ nói với nhau mãi rồi. Câu chuyện không quan hệ. Miễn là Thứ được gục đầu vào lòng Liên và Liên được âu yếm vuốt ve mái tóc của chồng. Họ nhìn nhau, như chưa bao giờ được chán nhìn nhau. Thực tế đúng như thế, bà Sen kể: Vợ chồng chúng tôi ít khi được sống gần nhau, cho nên những lúc được ở bên nhau, cảm thấy quý giá vô cùng. Thỉnh thoảng tranh thủ đến chỗ tản cư thăm vợ con, anh rủ tôi dắt các con ra rặng tre, nhặt lá để thổi cơm. Chỉ có vậy mà cảm thấy thật hạnh phúc.[24, tr.507]. Nam Cao là người rất giàu tình thương. Ông luôn thương cảm cho hoàn cảnh của vợ. Lấy chồng nhưng không có nhiều giây phút hạnh phúc bên chồng. Cuộc sống nghèo túng không cho phép họ có những ngày tháng được gắn bó dài lâu mà chủ yếu là xa nhau. Kỉ niệm về những giây phút hạnh phúc hiếm hoi bên người vợ có lẽ là những day dứt khôn nguôi trong tâm hồn nhà văn. Bởi vậy, người đọc luôn trân trọng phút giây hạnh phúc ít ỏi mà vợ chồng nhà văn đã có.
Nhiều người nhận định, con người Nam Cao được ví như cái phích. Bên ngoài thì tưởng chừng như lạnh lùng, nhưng bên trong lại rất tình cảm, ấm áp. Trong tác phẩm, khi nghe tin vợ bị ốm, Thứ đã viết ngay cho vợ bức thư. Những dòng thư của Thứ hay là của chính Nam Cao gửi tới vợ: Y nói tất
cả nỗi lo lắng của y ra. Y bảo Liên nên cẩn thận giữ mình đừng lo buồn, phiền não quá đến nỗi sinh bệnh hoạn, Liên nên uống thuốc đi, và nếu bệnh không giảm thì phải cho y biết ngay, để y về nhà chạy thầy chạy thuốc. Y tỏ ra săn sóc đến sức khỏe của Liên nhiều lắm...
Ở với gia đình nhà văn còn có bà ngoại. Bà ngoại Nam Cao rất khó tính, hay nói nhiều thành lắm điều. Cụ rất phong kiến. Cụ chỉ có mình mẹ nhà văn. Bà Sen kể: Rất ít khi hai vợ chồng nhà văn Nam Cao dám nói chuyện với nhau trước mặt cụ. Những ngày mới cưới nhau, do hoàn cảnh đặc biệt là ông chú Nam Cao vừa mất, phải cưới chạy tang nên mãi tối mịt mới đón dâu. Vừa về đến nhà chồng, bà phải lo ngay việc tang. Những ngày tiếp theo, vợ lo làm ăn, suốt ngày bên khung cửi, tối xay thóc giã gạo. Chồng lo học để thi, đêm khuya bên nhau, thì thào câu chuyện, bị bà ngoại mắng mãi: Không ngủ đi để mai mà làm, chuyện gì mà lắm chuyện thế. Có lần bà Sen ốm mệt, Nam Cao lén giặt quần áo cho vợ, sợ cụ biết; giặt xong, Nam Cao để quần áo ở chậu, ra hiệu cho vợ dậy phơi. Nam Cao thường khuyên vợ: Đời bà chịu khổ, một thân bà phải chèo chống với mọi nỗi khó khăn ở đời, bà không tằn tiện, cay nghiệt thì làm sao mà vượt qua được mà sống ở cái làng này, trách bà làm gì? [28, tr. 501].
Do yêu Nam Cao mà bà đã chịu đựng mọi lời mắng mỏ của cụ. Nhiều khi ức và oan uổng quá, bà chỉ khóc thầm khóc vụng. Nam Cao khi xa nhà có gửi cho vợ một vài lá thư, có điều nhà văn không bao giờ dám gửi thẳng về nhà mà phải qua người em trai bà Sen là Đề, vì sợ bà mắng. Trong Sống mòn, gửi thư về hỏi thăm sức khỏe vợ mà không dám gửi tên trực tiếp, phải gửi bức thư ấy cho người em ruột Liên, nhờ đưa tận tay Liên, để bức thư khỏi có thể lọt vào tay người nhà, bà ngoại đọc sẽ không vừa ý.
Trong tác phẩm, thương vợ nên Thứ căm ghét thái độ khinh khỉnh lạnh lùng, coi vợ con chẳng khác gì con hầu đầy tớ của người đàn ông. Quan niệm của Thứ, người đàn bà sinh ra không phải để làm nô lệ. Đấy cũng là quan niệm của nhà văn về người vợ trong gia đình: Còn y, y đã bảo thẳng với Liên:
không còn phải là người ngang hàng tôi nữa: mình đã là người tôi khinh, tôi ghét, nghĩa là chúng mình sẽ bỏ nhau tức khắc! Quả thật, đây là quan điểm rất đúng đắn và tiến bộ về hôn nhân gia đình trong thời đại bấy giờ.
Tuy nhiên, cuộc sống ẩn chưa đầy những phức tạp, mâu thuẫn. Sự chán nản trong công việc dẫn đến sự bi quan trong tâm hồn. Cuộc sống thiếu thốn về mặt vật chất đã làm chi phối đến cuộc sống gia đình. Sự đau đớn ấy không dừng lại ở miếng cơm manh áo mà nó còn xảy ra trong chính gia đình Thứ. Thứ trở nên vũ phu, nghi ngờ, ghen tuông, vô cớ: Y ghen với bất cứ người đàn ông nào đã có dịp ở gần Liên. Y ghen với anh hàng xóm, với người làm, với cả thằng ở nhà Liên.
….Y lại bị một ý nghĩ phũ phàng bóp chặt trái tim: nếu vợ San có thể có ngoại tình thì vợ y cũng có thể có ngoại tình lắm chứ?... Cùng một tuổi, cùng một hoàn cảnh, cùng bị chồng đi vắng... Thứ cãi như nghe thấy Oanh buộc tội chính vợ mình
(…) Mình đi buôn vải chung với chị San à?- Thế sao mình về muộn thế ?. … Mà không hiểu sao một đôi lúc, y vẫn thấy cần phải trách móc, phải mỉa mai, phải lộ những ý nghi ngờ cho Liên khổ vì biết rằng chồng khổ. Y vẫn ghen bóng gió...
Ghen tuông là gia vị không thể thiếu trong tình yêu. Tuy nhiên, ghen tuông cũng là con rắn độc bóp nghẹt hạnh phúc gia đình. Tục ngữ Nga có câu:
Lòng ghen tuông biến con người thành thú dữ. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn, vợ chồng con cái xa nhau, sự nghi ngờ, ghen tuông ấy có lẽ là những suy nghĩ rất thường tình. Nam Cao đã dám nói thật những diễn biến tâm lí của lòng mình. Nhưng điều quan trọng, vợ chồng ông biết vượt qua những thói ghen tuông tầm thường để cùng nhau gìn giữ hạnh phúc.
Bà Sen từng tâm sự: Thông thường nhà tôi hiền lắm, nhưng cũng có khi anh cục tính và anh ghét tội cờ bạc lắm. Tôi nhớ có một lần, tôi bận việc ở nhà mẹ đẻ, trưa không về ăn cơm nhà, mẹ chồng tôi tưởng tôi đi đánh bạc nên
mách với nhà tôi. Thế là khi tôi vừa về đến nhà, anh chạy sầm sầm ra, mặt đỏ tía tai, quát ầm lên. Tôi cãi lại. Anh đùng đùng chạy vào buồng, đóng cánh cửa lại rồi đập phá ầm ầm trong đó. Mẹ chồng tôi thấy vậy thì hoảng hốt, đứng ngoài cửa năn nỉ: Con ơi, mẹ van con, mẹ lạy con, con đừng làm thế! Có gì thì con bảo nó thôi…[28, tr.502]. Vào tác phẩm, Nam Cao cũng có nhắc đến chi tiết này. Khi mẹ Thứ nói rằng Liên có lẽ đi đánh bạc, Thứ chẳng nói gì. Y thấy như người chóng mặt. Tay y bủn rủn đến nỗi không đỡ được đứa con nữa, phải để nó ngồi xuống. Bà cụ vẫn kể lể đủ thứ về Liên, những rằng Liên cứng cổ, Liên cãi lại mẹ chồng(…) Những điều ấy, Thứ chẳng cần nghe kĩ lắm. Có nàng dâu nào ở vừa được ý nhà chồng (…)Thứ như có ở trong người cả một cái lò lửa đang bốc lên ngùn ngụt. Y muốn Liên về ngay lúc ấy, để y nhảy xồ ra, đánh đạp Liên túi bụi, cho hả giận...
Thứ nhảy xổ ra. Y hất tay một cái, cái thúng đổ ụp về phía sau Liên. Liên mới kịp ngạc nhiên. Một cái tát đã giáng mạnh vào một má y, khiến y lặng người đi một cái. Y gượng dậy, nghẹn ngào, nhìn chồng một thoáng, rồi vùng chạy sang nhà mẹ đẻ. Thứ chạy vào buồng. Y đóng chặt cửa trước, cửa sau. Bà mẹ hoảng hốt chạy về, đập cửa thình thịch
- Con ơi! Mẹ van con! Mẹ van con!
Thứ tưởng như mình sắp tự tử ngay. Y nức nở. Liên lại xồng xộc chạy về. Thứ nghe như thấy y vừa thở vừa sa sả nói bên ngoài cửa:
- Người hay thật! Tôi có tội gì thì cũng phải nói cho tôi biết chứ!
Hôm nay, người vợ hiền lành mà bấy lâu nay Thứ yêu quý đã sụp đổ. Lúc bấy giờ, trong đầu anh có lẽ không còn đủ tỉnh táo và sáng suốt nữa để nhận định đúng sai nữa. Và Thứ - người đàn ông lúc nào cũng quan niệm: Tôi không được quyền đánh mình vậy mà giờ lại nhảy xổ vào tát vợ không biết phải trái. Thứ rất hối hận, muốn làm lành với vợ. Vì chưa biết câu chuyện có thật hay không, mà đã lỡ đánh Liên. Nhà văn Hộ trong Đời thừa sau những cơn say cũng đã có lúc tỉnh táo lại, nhận ra những lỗi lầm của mình, khi nhìn
vào khuôn mặt nhẫn nhục, bạc mệnh một đời của vợ. Cơn hối hận toả ra làm cho lòng anh dịu hẳn. Kẻ mạnh chính là kẻ biết đỡ người khác trên đôi vai của mình; mỗi người trong họ đều còn lắm duyên nợ với đời, còn bao nhiêu mối dây ràng buộc, không thể vứt bỏ tất cả. Điều quan trọng họ không phải là người nhẫn tâm, dửng dưng trên đau khổ của người khác. Thứ chủ động làm lành với vợ. Anh thấy thương cho người vợ sáu năm qua, đã già, đã xấu vì anh và các con. Thứ day dứt, ân hận về sự tệ bạc, vũ phu của mình đối với người vợ đáng thương. Thứ hiểu rằng cuộc sống vợ chồng của họ trở nên