7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Then phản ánh hiện thực đời sống của người Tày trong xã hội có giai cấp
Bức tranh hiện thực cuộc sống xưa của đồng bào Tày đã được thể hiện một cách sinh động trong các thể loại văn học dân gian, trong đó có Then. Qua khảo sát, thống kê chúng tôi nhận thấy, hiện thực cuộc sống trong Then chủ yếu gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp ít nhiều thô sơ, lạc hậu nên còn nhiều vất vả, khó khăn. Bài Then
Bách Cốc (Trăm thứ lương thực) có nhắc đến các loại hạt: lúa, ngô, khoai, kê, mạch…, các loại củ: khoai, sắn, páng, đao…con người dùng để ăn. Thông qua một cuộc thi tài để chọn ra chúa của các loại lương thực, Then kể về nguốn gốc ra đời; quá trình canh tác, thu hái các loại lúa nương, lúa ruộng, lúa nếp, lúa tẻ; vai trò của các loại lúa: lúa tẻ dùng để ăn hàng ngày, lúa nếp dùng để chế biến thành các món bánh ngon, để thờ cúng…vv. Mượn điển tích về vua Thuấn thời xưa, Then phản ánh quá trình chọn giống lúa, quá trình khai phá ruộng nương vất vả của người nông dân:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Vua Thuấn xưa khó nhọc xiên ban Phá tượng phá lịch thơn canh hấy Nhằng thiếu vẻ khấu rẩy bấu đo Mẻ Pụt dú mường nưa thương toọng Vua Thuấn mì công toọng phá thơn Pụt liền thai thứ quan lồng tím
Vua Thuấn xưa khó nhọc nghìn lần Phát phá lịch sơn làm rẫy
Thấy thiếu giống lúa rẫy
Mẹ Bụt ở mường trên thương lòng Vua Thuấn có công trọng phá sơn Bụt liền sai thứ quan xuống tìm
Ác cơ dú ấn hình chang đông Nộc cu cắp kì lân hội loạn Lồng lai ý bấu dám khấu kin Ngòi hăn dú đeo rạ hoa Thứ chắng pát au mà ngàn ké Hứ vua Thuấn hắt phẻ tuyền mà Muối khấu táy ăn qua thật cái…
[44, tr. 30] - Hứ vua Thuấn au mà tặp oóc
Đoạn thôi au lồng chộc pây chóng Ău lồng loóng pây tăm
Tuyền hứ vua thần nông rụ chắc Đếm đo tàng bách cốc khấu mà Bách cốc tằng khấu nà khẩu rẩy Tuyền te nấy thế rương gian Tặt hứ cần thế gian canh hấy...
[46, tr. 30]
Ác cơ ẩn hình giữa rừng Chuột chim với kỳ lân hội loạn
Trồng nhiều chúng không giám vào ăn Là thứ cây trồng lẻ loi
Thứ mới bắt đem về núi
Cho vua Thuấn mang về làm giống Hạt thóc to bằng quả dưa…
- Cho vua Thuấn mang về đập vỡ Thế rồi lấy xuống cối để đâm Rồi đem xuống lóng để giã
Truyền cho vua thần nông biết thế Đếm đủ cho bách cốc vào đây Bách cốc với lúa ruộng lúa rẫy Truyền cho tình thế dương gian biết Giao cho toàn thế gian canh tác...
Có lẽ xuất phát từ nguồn gốc nông nghiệp như vậy nên các sản vật được nhắc đến trong Then hầu hết đều là kết quả của quá trình làm ruộng, làm nương của đồng bào dân tộc Tày. Các lễ vật trong nghi lễ hát Then ngoài rượu thì hầu hết đều rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động như con gà, lợn, các loại bánh…Ví như lễ vật dâng Ngọc Hoàng cũng không thể thiếu những món bánh được chế biến từ lúa, gạo như bánh dầy, bánh dậm:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Biên au toong lọ lấu
Biên au toong cộ péng chuầy ăn cái
Biên au toong cộ péng tái ăn luông.
[47, tr. 100]
Kê lấy hai lọ rượu
Kê lấy hai cỗ bánh dầy chiếc to Kê lấy hai cỗ bánh dậm chiếc to.
Những ai quan tâm đến Then Tày thì không thể không biết đến Khảm hải (vượt biển). Nội dung truyện bắt đầu từ một nhà nọ có hai anh em sống chung, lớn lên người anh lấy vợ, và vì hiểu lầm em tằng tịu với chị dâu người anh đã giết người em:
Chém đầu em treo ngọn cọ Chặt chân em treo ngọn vông Em chết cả mường bản lại xem Em chết cả mường người đến ngó Hồn em bay trên không
Mới hóa thành sa dạ sang sông Mới hóa thành sa đồng qua biển
Ngày chết chẳng tấm chiếu bó thân Ngày chết mang mình trần em đi Cay đắng lắm, cực nhục thay Chao ơi, trời đất ơi!
Ngỡ chết là đời được bình yên Lại bị quan bắt về làm tớ
Ngày ngày đi chèo thuyền qua biển
[47, tr. 112] Người đọc Khảm hải cũng quên luôn là mình đang "thưởng thức" mà nỗi lòng đang theo sa dạ sa đồng vượt biển. Câu chuyện khiến người nghe không rời ra được, vì muốn biết sa dạ sa đồng chèo thuyền vượt 12 bến (rán) nước đầy thuồng luồng, ma quỷ dữ ra sao. Lời tự than của sa dạ sa đồng mới xót xa làm sao:
...Khổ không chết mới sống Chèo đi thôi chèo đi
Nước biển đỏ như máu Nước biển nóng như lửa
Cay đắng lắm đời sa dạ sa đồng. [47, tr. 113]
Có thể xem chương Then này như một trường ca bi tráng kể về nỗi thống khổ của con người, dù đã chịu oan ức nơi trần thế, sang thế giới bên kia rồi vẫn phải vượt qua bao sóng gió khổ cực. Khảm hải không chỉ kể về nỗi khổ mà nó còn thể hiện một phần lịch sử của người Tày cổ xưa cũng như thể hiện nhân sinh quan, đời sống tín ngưỡng tinh thần của người Tày.
Bên cạnh đó, nhiều bài Then còn thái độ phê phán và ý thức phản kháng của người dân đối với kẻ cầm quyền. Trong Then, ta thấy xuất hiện tình trạng những kẻ quan lại ăn trên ngồi trốc, ngồi mát đánh bát đầy với những thói xấu ham chơi, mê gái đẹp, tham lam vô độ…, còn người dân lao động thì vất vả, khó khăn, hơn nữa lại phải chịu tình trạng thuế má nặng nề. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của người dân lao động được thể hiện trong lời bài hát Then. Sau đây là một đoạn trong bài hát Then Thượng cổ vẹn âm:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Xuốn thiên hạ lo xiêu túc thố Cứ mẫu điền chiếu bổ nộp ngần Mội mậu chắng nộp thâng tiền giảm Lưu tuyền the khốn nạn tởi rà
Mội tởi mọi tăng giá khứn mấư Nộp le pắt hứ nộp ngần đây Chiếu mỗi mậu au pây chèn cộc Phòng hao trừ bì cân hứ khắp Mội kỳ nộp tẻo mất tý chàng Ná đo lèo pây sa lịnh pjá Bấu lập quá hẹn pjá mì lì Mí phấn cố hoài mò chắn dác Chắng nội phần khó khát hàn cơ Tởi cần ký tởi vua ná ké. [44, tr. 47- 48]
Hết thiên hạ lo tới mọi điều Cứ mẫu ruộng chiếu bổ nộp tiền Mỗi mẫu ruộng nộp đến tiền giảm Lưu truyền để biết khốn nạn đời ta Mỗi đời mỗi tăng lên giá mới Nộp thì bắt phải nộp tiền đẹp Chiếu mỗi mẫu lấy tiền cục đi Phòng hao trừ bì cân cho khắp Mỗi kỳ nộp lại mất bốn lạng Không đủ phải đi vay mà nộp Không có quá hẹn phải chịu lãi
Một số phải bán trâu bò nên đói nghèo Mới đến nỗi khốn khó cơ hàn
Đời người mấy đời vua chưa già.
Chính vì Then ra đời trong khi xã hội đã phân chia giai cấp nên ở Then, ta thấy sự tranh giành thứ bậc, ngôi vị trong xã hội, có kẻ tốt, người xấu. Hiện thực xã hội sinh động ấy được phản ánh rõ nét hơn cả trong bộ Then tứ Bách của người Tày (gồm
Bách Điểu, Bách Cốc, Bách Hoa, Bách Thú). Bài Then Bách Điểu (trăm thứ chim) có rất nhiều loài nhưng trong Then chỉ nhắc đến những loài giúp cho con người, có những loài gây tác oai, tác quái cho con người nên quan Then phải trị, điển hình như: phượng hoàng, chim nhùng, cán cốc, hoàng anh, chích chòe, chim hoèn, tứ quý, queng quý, chim niệc, chim quốc, chào mào, gõ kiến, gà rừng, chim sẻ, chim ghì, khám khắc, cáng lò, chim Én….Loài chim nào cũng có vẻ đẹp riêng, loài chim nào cũng muốn mình được trong dụng, được giữ vị trí quyền cao chức trọng trong việc hầu Then .
Tương tự như bài Bách Điểu, bài Bách Hoa, Bách Thú cũng nêu lên sự tranh chấp ngôi vị đứng đầu trong muôn loài hoa, muôn loài thú. Trong Bách Hoa (trăm thứ hoa), các loài hoa được gọi là các nàng, hoa được ví như những cô gái Tày xinh đẹp. Bjoóc mặn (hoa mận) có đặc điểm nở trắng, kín đáo nàng đẹp gái mê lòng nên
nhận thứ nhì bách hoa. Nàng tứ vi (dâm bụt) tự nhận mình là con Then Báo được trời sinh xuống ở chùa để ăn chay nên xin cai khắp rừng ngàn hoa, xin lên thiên la chầu Bụt. Đến lượt mình, Bjoóc pục (hoa bưởi) xinh đẹp, nết na cũng xin cai quản rừng đẹp núi ngàn…vv. Tất cả các loài hoa được liệt kê trong Then đều có vẻ đẹp riêng, không hoa nào chịu lép vế nên ai loài hoa nào cũng nhận quyền lực về mình. Cuối cùng vị trí vị trí thống trị cái đẹp được trao cho Bjoóc khấu (hoa gạo) bởi hoa gạo vừa đẹp vừa đem đến sự no ấm cho người dân:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Khói so ca thơn hạ bách hoa Thiên hạ mọi cần sa đảy dủng Đức chúa dú cửu tùng chắng khan Phong hứ nàng rong nhan bjoóc khấu Cai bách hoa tu tấư thế rân
Bjoóc khấu nẳng téo ngần tượng vàng Kình nủng tứa lụa loàn đào đan Cai bách hoa thế gian tu tấư.
[44, tr. 28]
Tôi xin cai thiên hạ bách hoa Thiên hạ mọi người tìm để dùng Đức chúa tại cửa tùng mới thưa Phong cho nàng dung nhan hoa lúa Cai bách hoa cửa dưới cho dân Hoa gạo ngồi ghế bạc tượng vàng Thân mặc áo lụa đẹp đào đan Cai bách hoa thế gian cửa dưới.
Thế giới trong Bách Thú (trăm con thú) cũng thật sinh động. Rất nhiều con thú đã tìm đến cuộc thi để được quyền hộ lễ cho Then. Hầu như tất cả những con vật quen thuộc nơi núi rừng đều xuất hiện trong Then. Từ những con vật to lớn, mạnh mẽ như gấu, hổ, lợn rừng, báo, cáo…đến những con vật hiền lành như nai, kì nhông, cóc, rúi…Từ những con vật nhanh nhẹn trên rừng như sóc, cắt, khỉ…đến con vật dưới biển như cá…vv. Mỗi con vật có một hoàn cảnh sống, xuất thân riêng, loài nào cũng tranh ngôi vị đứng đầu muôn loài thú nhưng cuối cùng thầy Then đã chọn kỳ lân:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Cốc cường liền viết hứ thắc lương Phong kỳ lân hắt vương cai quản Cai suốn tằng đông ngàn mội tua Kỳ lân đáy chồm khua liền oóc.
[44, tr. 24]
Cốc cường mới viết cho sắc vàng Phong kỳ lân làm vương cai quản Cai tất cả loài thú trên rừng Được chức kỳ lân vui mừng đi ra.
Theo quan niệm của người Tày, mọi vật đều có linh hồn, có đời sống tâm hồn như con người. Tuy nhiên, đằng sau cuộc sống sinh động của muôn loài ấy chính là cuộc sống của đồng bào Tày trong quá khứ. Như vậy từ việc phản ánh thế giới của muôn loài, lời Then đã quy chiếu về một ẩn dụ, đó chính là hiện thực cuộc sống của con người. Nội dung này trong các lời Then được lưu truyền ở Chợ Mới, Bắc Kạn có nhiều tương đồng với lời Then của một số địa phương khác như huyện Ba Bể, Bạch Thông, Bắc Kạn. Theo Phòng văn hóa -Thông tin huyện Bạch Thông và Ba Bể thì các bài Then cổ như Thượng cổ vẹn âm, Khảm hải, Bách Điểu, Bách Cốc, Bách Hoa, Bách Thú…cũng được các nghệ nhân ở đây lưu truyền và thường xuyên biểu diễn. Bên cạch những lời Then cổ, các nghệ nhân còn hát những bài Then lời mới để ca ngợi Đảng, quê hương, đất nước. Tiêu biểu là các nghệ nhân như Mã Trung Trực ở huyện Ba Bể, Mã Thị Dạy ở huyện Bạch Thông…