7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Then là bức tranh thiên nhiên cõi trời
Thiên nhiên cõi trời gắn liền với sự trì vì của Ngọc Hoàng. Trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam thì Ngọc Hoàng là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình. Ngọc Hoàng còn được gọi là Ông Trời.Trong tục thờ Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng cùng với con gái Liễu Hạnh của mình được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng,
thiên binh canh gác. Thông qua các thầy Then có khả năng đi lại dễ dàng từ cõi này sang cõi khác mà cõi trời được cụ thể hóa như một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian, hay nói cách khác Then đã nhân hóa cõi trời để làm cho cõi trời gần gũi với cõi người hơn.
Để lên đến nơi chầu Ngọc Hoàng, các Pháp thư, thầy Then phải đi qua những cung đường khác nhau, trong đó có chợ mường trời. Chợ Tam Quang ở mường trời là cái tên xuất hiện nhiều hơn cả trong Then. Ấn tượng đầu tiên về chợ Tam Quang là nơi phố xá nguy nga, cầu quán được lợp bằng các loại ngói có màu sắc rực rỡ. Chợ cũng là nơi tấp nập kẻ bán người mua, người đi lại đông đúc như hội xuân. Những món đồ bán ở chợ mường Trời cũng thật gần gũi với cuộc sống người dân lao động, đó là trầu cau, là bách vật, là bách hoa…vv. Tất cả tạo nên một không khí nhộn nhịp nhưng cũng rất gần với cuộc sống nơi trần thế:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Vượt khứn quán âm quan lạ lùng Chợ phố ngòi xấp xới nhựng cần Cầu quán ngòi đây chồm piết mjạc Ngói đeng cắp ngói luốc ngói ban Ngói tía cắp ngói dan ngói vàng Tiên nhân kéo toong hàng khai hoa Chúa khứn lọt ngã ba tam kỳ
Phong cảnh ngòi mọi tỷ mênh mông Dập dìu những thông trúc pền tàng.
[47, tr. 144]
Vượt lên quán âm quan lạ lùng Chợ phố nhìn tấp nập những người Cầu quán trông đúng là đẹp
Ngói đỏ với ngói luốc ngói ban Ngói tía với ngói dan ngói vàng Tiên nhân kéo hai hàng bán hoa Chúa lên đến ngã ba tam kỳ
Phong cảnh trong mọi chỗ mênh mông Dập dìu những trúc thông thành hàng.
Trong bài Theo Then lên chơi hương, chợ Tam Quang cũng được miêu tả tương đối rõ nét. Bài Then này thường được hát khi mỗi độ xuân về, một số hộ làm lễ dương thao giải hạn, những Pháp thư phi lồng đảy - ma nhập vào được có thể kết hợp làm lễ hát Then pây lín hương- cho hàng chục vía nam thanh nữ tú cùng lên thượng giới vào thế giới tâm linh đến chợ Tam Quang, xem số, xem cây hoa mệnh của mình trên thượng giới. Đặc biệt, chợ mường trời là nơi hội tụ của cả tiên, người và ma. Họ đều có thể mua bán một cách bình đẳng, tự do tạo nên không khí thật tấp nập và nhộn nhịp. Lời bài Then có đoạn như sau:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Quá khứn chợ Tam Quang đua lạ Tam thíp sốc hàng ngang chợ phố Tiên nhân kéo khấu tổ vâm vi Phấn cần là phấn phi khai bjoóc ...
Quá khứn chợ Tam Quang đô lạ Tam thíp sốc hàng phố dự khai Dập dìu tiếng vọng lai khấu oóc Phố hàng mọi thức bjoóc mọi mì Mọi cần tọn au ngần oóc dự...
[44, tr. 61]
Sang tới chợ Tam Quang ngư trong mơ Ba mươi sáu hàng ngang phố chợ Nhiều người tiên kéo nhau vào chợ
Chợ này người với ma cùng nhau mua bán ....
Sang tới chợ Tam Quang vẫn lạ Ba mươi sáu hàng phố bán mua Râm ran tiếng bán mua vào ra Phố hàng với mọi thứ hoa đều có Ai ai cũng bỏ tiền ra mua...
Ngoài không gian chợ thì cung điện của Ngọc Hoàng cũng được miêu tả khá tỉ mỉ trong Then. Hầu hết các đoạn Then đều nhắc đến cảnh rồng ấp mây phủ, cung điện được sơn son thiếp vàng, có đủ quan văn quan võ, rồng phượng chầu hai bên uy nghi không nơi đâu sánh bằng:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Khấu thâng đại hưng môn cửa lớn Thiếp vàng dán như gương choi chói Văn vụ khấu chầu hội như sam Hẹ mội bươn thâng hoằn thíp há Khấu tính việc thiên hạ rườn vua Ngoài thì điếm kê đô công luận Trong đền lồng bát vận lầu cao Lông tượng vây lộn đao phá ngất Càn thiên vỵ đế thất vương gia Đức vua đang ngự gia vua đền.
[47, tr. 215]
Vào đến đại hưng môn cửa lớn (Phía trên ghi chữ đại đế vương) Thiếp vàng dán như gương choi chói Văn võ vào chầu hội như sam
Hễ mỗi tháng đến ngày mười lăm Vào tính việc thiên hạ nhà vua Ngoài thì đếm kế đô công luận Trong đền lồng bát vận lầu cao Lông Lượng vây lẫn sao ngất mây Càn thiên vỵ đế thất vương gia Đức vua đang ngự giá vua đền.
Tông hăn đền vua cha đế thích Trên mây che rồng ấp phủ tương Hựu nhị thập bát phương chầu hội Trong lầu thon ánh chói thơn thon Vào đến cửa long môn long chầu Cánh cửa chạm long chầu hạt chua Tấn đến quan khay tu trực cống Hua mần tắng khứn vạ thượng thiên Mặt thì rộng đôi bên sau trước.
[47, tr. 219]
Trông thấy đền vua cha đế thích Trên mây che rồng ấp phủ tương Hựu nhị thập bát phương chầu hội Trong lầu sơn ánh chói sơn son Vào đến cửa long môn long chầu Cánh cửa trạm long chầu hạt chua Tấn đến quan mở cửa trực cống Đầu chúng dựng lên trời thượng thiên Mặt thì rộng đôi bên sau trước.
Khung cảnh bên ngoài cung điện Ngọc Hoàng là một không gian thiên nhiên hội tụ đủ các loài cây, loài hoa, đủ các thứ chim muông, cầm thú. Có những loài cây quý hiếm như kim quý, kim cúc, thông, trúc…đúng với quang cảnh của vườn tiên. Bên cạnh đó vườn trời cũng có những loại cây quen thuộc như Thạch lựu, xiêm, hồng, thị, quýt, cam... Chính những hình ảnh này đã khiến cho bức tranh thiên nhiên cõi trời trở nên gần gũi với cuộc sống của con người ở chốn trần gian. Cảnh đó được miêu tả cụ thể trong đoạn Then sau:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Bách cảnh mọi thức bjoóc vườn tiên Kim quý hoa nức niên kim cúc Bạch đàn xiên lí lộc trầm hương Thông trúc lộn quê hương đạo lí Thạch lựu xiêm hồng thị quýt cam Hương nhài lộn đâng chang vườn túc Cầm thú tằng nu nộc mì đo
Bách điểu bân phất phơ khấu oóc....
[47, tr. 220]
Bách cảnh mọi thức hoa vườn tiên Kim quý hoa nức niên kim cúc Bạch đàn xiên lí lộc trầm hương Thông trúc lẫn quê hương đạo lí Thạch lựu, xiêm, hồng, thị, quýt, cam Hương nhài lẫn lộn trong vườn trúc Cầm thú với chim chuột có đủ Bách điểu bay phất phơ vào ra....
Vượt qua khỏi vườn tiên, lời Then đưa ta đến với cảnh đồng ruộng, rừng rú nơi mường trời:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Vớt khứn rạo tống buân Quá khứn không tông lẹng Vọt khứn rạo tông luông Quá khứn mường tông rộng Tống rộng mường pụt ké ...
Mường đúc chuông vua hoàng
Tư phương ngòi quảng hàn minh mông Ngòi hăn đền chính cung hoàng đế Vợt khứn rạo tông luông
Quá khứn mường tông quáng Tống buôn ngòi lai láng Tống quán ngòi minh mông Tông nấy ngòi phiêng lít phiêng lý
Mường nấy ngòi phiêng tý phiêng đây...
[47, tr. 275]
Vượt lên khu đồng trời Sang đến khu đồng hạn Lên tới khu đồng to
Sang lên mường đồng rộng Đồng rộng mường bụt già ....
Mường đúc chuông vua hoàng Tứ phương trông rộng mênh mông Trông thấy đền chính cung hoàng đế Vượt lên khu đồng rộng
Qua lên mường đồng rộng Đồng trời trông lai láng Đồng rộng mới mênh mông Đồng này thật bằng phẳng Mường này mới bằng đẹp...
Đến đây, thiên nhiên mường trời thật sự không quá xa lạ với người đọc. Đó là những cánh đồng bằng phẳng, mênh mông tít tắp không ở đâu rộng và đẹp bằng. Những cánh đồng ấy, bản thân nó đã gợi lên sự no đủ, giàu có. Thật xứng đáng là nơi cao nhất của cả ba cõi.
Còn đây là cảnh sông nước nơi mường Trời:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Khám lồng rạo cầu Ô vui xú Dập riều tiên ngọc nự lín khua Dục quân chúa lồng mừa khai ná Áp binh cờ tượng mạ tấy binh
Khám lồng phai tàng tàng thinh tiên áp Hoa lan ngòi toong vác đây chồm Mậu đan típ toong không tứ quý Lục long khứn tỵ thủy thao thiên Hồng thủy nặm tương liên đeng rùng Lý ngư khứn hội đồng vọng chua...
[47, tr. 279]
Sang xuống đoạn cầu Ô vui thú Dập dìu tiên Ngọc Nữ cười vui Giục quân chúa xuống trước mặt Áp binh cờ tướng ngựa thúc binh Sang xuống phai đường sinh tiên tắm Hoa lan trông hai vạt muốn trông Dâm bụt hoa nở luôn tứ quý Lục long lên trị thủy sao thiên Hồng thủy nước tự nhiên đỏ lừ Lý ngư lên hội đồng vọng chua...
Cảnh ở cầu Ô Thước, nơi gặp gỡ hàng năm của Ngưu Lang - Chức Nữ không vắng vẻ như trong truyền thuyết. Ở đây có các tiên dập dìu đi lại hết sức vui vẻ. Hơn nữa khung cảnh xung quanh cũng rất đẹp bởi có sự khoe sắc của nhiều loại hoa như lan, tứ quý, dâm bụt… Màu nước đỏ lừ cùng với sự xuất hiện của lục long và lý ngư
khiến cảnh sông nước ở đây mang một nét rất riêng.
Tóm lại, cõi Trời trong quan niệm tâm linh của người Tày cũng chợ, có rừng rú, có sông nước…vv. Thiên nhiên của cõi Trời ngoài cung điện nguy nga, lộng lẫy, tôn nghiêm của Ngọc Hoàng thì tất cả đều rất gần gũi với cuộc sống nơi trần thế. Nói cách khác, cõi Trời là sự lý tưởng hóa của cõi nhân gian. Cuộc sống giàu có, uy lực, no đủ nơi ấy phải chăng là mơ ước của con người nơi trần thế?