Then là bức tranh thiên nhiên cõi nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở chợ mới, bắc kạn (Trang 60 - 78)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Then là bức tranh thiên nhiên cõi nước

Trong Then, giữa cõi trần thế và cõi nước có ranh giới rõ ràng. Hai bên trồng mía tía ngăn mương, từ đây lên trần thế, trồng mía đỏ ngăn mương, từ đó xuống Long Vương, trồng mía vàng làm gianh giới:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Quá lồng chợ đình ngang Khám lồng tàng chợ phố Xấp xới cần khai dự cừn vằn

Típ tong đình long quân vui xú.[46, tr. 214]

Sang xuống chợ đình làng Sang xuống đường chợ phố Tấp nập người mua bán đêm ngày Mười hai đình long quân vui thú. Khung cảnh nơi cõi đất trong quan niệm tâm linh của người Tày cũng có cuộc sống như trần thế. Ngoài không gian chợ đông đúc tập nập, nơi đây còn có điểm để ngâm thơ đọc truyện, để học hành thơ phú; có nơi để trai gái vui chơi, nơi để xơi trầu ngon, nơi để đánh cờ, hát hội, đặc biệt là Tứ phương nước suối chảy lưu thông:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Lọt lồng nà Liêm La Quá lồng nà Liêm Hái Mừa liêm hái hấy nà Mừa liêm la hấy chá Nà luông tam thôi mạ Nà cái há thôi quân

Toong bướng nhựng nà thôm mạy mác Bán rườn toong mác mùng mèng

Ná táng mì thôm Then piết lạ.[46, tr. 214]

Xuống khu ruộng Liêm La Sang xuống ruộng Liêm Hái Về Liêm hái thấy cảnh canh tác Về Liêm La làm mạ

Ruộng to tam thôi ngựa Ruộng lớn năm thôi quân Hai bên những ruộng ao ăn quả Bản làng những lá đan rồi lợp Trước nhà những ao đẹp lạ thường.

Đường xuống hà bá Long Vương được miêu tả mang nhiều ảnh hưởng của đạo Phật. Đường Then đi qua cầu bạc có rắn hổ mang khoanh tròn và con chó bông là những sứ giả của Diêm Vương canh gác canh gác dưới cầu. Người nào ở trần thế mắc tội chửi ông bà thì đi qua cây cầu này sẽ bị Chó cắn lại có rắn cuốn thân. Người nào sống ngay thẳng, hiền lành, biết kính trên nhường dưới thì: Chó rung đuôi đón đi qua cầu bạc/ Hắc xà người cúi đầu cho qua..vv.

Ngoài những cửa ngục để giam hãm, trừng trị những người khi sống mắc tội, không chịu tu nhân tích đức thì Then còn miêu tả cõi nước với nhà cửa, phố xá hiện lên trang hoàng, lộng lẫy:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Nền phố xá gạch hoa xắp sói Ngòi vọng rá nghênh ngang lai quá Ngòi hăn đền đèn vua quan thượng vị Đại hương môn tạc chỉ vàng tương Đôi chó đứng đôi bên ngoài cửa.

[46, tr. 226]

Nền phố xá gạch hoa trải đẹp Trông võng rộng rãi đẹp nhiều lắm Trông thấy đền đèn vua quan thượng vị Đại hương môn tạc chỉ vàng tương Đôi chó đứng đôi bên ngoài cửa.

* Tiểu kết:

Tóm lại, trong chương 2 của luận văn, chúng tôi đã đi tìm hiểu về phương diện một số nội dung cơ bản của Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn. Qua khảo sát 168 bài Then được sưu tầm ở địa phương này, chúng tôi nhận thấy: về cơ bản, nội dung của Then ở nơi đây tương đối ổn định, cơ bản giống với các bài Then của các tỉnh miền núi Việt Bắc.Hệthống các bài hát Then phần lớn phục vụ cho nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc Tày, vì vậy mà Then đã trở nên gần gũi, gắn bó với đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người dân nơi đây qua nhiều thế hệ. Điều đặc biệt là trong tín ngưỡng của người Tày, lời hát Then có một sức mạnh kì diệu. Thông qua các Pháp thư thầy Then, nó có thể chuyển tải những thông điệp mà người trần muốn giao tiếp với những thế giới siêu nhiên như thần thánh, ma quỷ…Do đó đồng bào Tày mới có phong tục lập đàn Then cầu an, cầu lộc vào đầu năm mới, hát Then chữa bệnh khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật…Như vậy, trong quan niệm tín ngưỡng của người Tày, thế giới thần linh, trần thế, ma quỷ có thể kết nối với nhau nhờ những lời hát Then được cất lên từ những ông Then, bà Then.

Cũng qua những bài hát Then, chúng ta thấy được bức tranh của đời sống xã hội của một tộc người trong quá khứ cùng với những tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những mơ ước rất bình dị của người dân lao động. Hiện thực đời sống trong Then gắn liền với cuộc sống nông nghiệp trong một xã hội có giai cấp nên đời sống con người còn nhiều khó khăn, thậm chí còn có cả những bất công, song vượt lên tất cả vẫn là

những con người lao động với vẻ đẹp tâm hồn cao quý, sống lạc quan, trọng nghĩa tình. Giá trị nội dung của Then còn ẩn chứa trong những bức tranh thiên nhiên đa chiều. Với trí tưởng tưởng phong phú cùng lòng yêu thiên nhiên tha thiết của đồng bào nơi đây, lời Then đã đưa người đọc với thiên nhiên cõi trời, cõi trần gian, cõi nước. Mỗi bức tranh thiên nhiên mang một đặc trưng riêng nhưng tựu chung chúng đều gần gũi và phản ánh cuộc sống con người. Cũng cần lưu ý rằng: Then là một loại hình văn hóa tín ngưỡng, lời thơ của một bài có sự thay đổi chút ít nhưng giá trị nội dung của Then về cơ bản là thống nhất.

Như vậy xét về mặt nội dung, Then chuyển tải trong nó những thông điệp của một thời quá khứ. Ngày nay nhiều vấn đề trong Then không còn được phù hợp với đời sống hiện đại nhưng những giá trị nhân bản trong giáo dục đạo đức thì còn mãi với thời gian.

Chương 3

THEN TÀY Ở CHỢ MỚI, BẮC KẠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Nhan đề và thể thơ

3.1.1. Nhan đề

Then là thể loại thơ ca dân gian khá đặc biệt bởi hầu hết lời các bài Then đều có nhan đề. Có thể nói nhan đề là một yếu tố quan trọng đối với thể loại này. Qua việc khảo sát 168 bài Then, chúng tôi thu được kết quả số bài Then có nhan đề là 168/168 (100%). Trong đó, số bài Then có nhan đề khái quát nội dung chính gồm có 15/168 bài (chiếm 8,9%). Đó là các bài: Cốc tính (Bài 1,2), Bách thú, Bách hoa, Tiến bjoóc pây tàng, Bách cốc, Bách điểu, Roọng én, Luồng hoa, Thượng cổ vẹn âm, Sôi Thuông tán bjoóc, Phung bâm mẻ bjoóc, Pjúc bjóc mùa xuân, Pắt mèng nhỏi, Then mặt trời… Các bài còn lại có nhan đề chủ yếu gắn liền với nghi lễ trong hát Then : 153/168 bài (chiếm 91,1%).

Ví dụ như sơ đồ trích lược những bài Then nghi lễ cúng chữa bệnh theo hướng lên thượng giới được thiết lập sau đây, nhan đề các bài Then đều gắn liền với nghi lễ, đường Then của buổi hát Then :

Bảng 2: Sơ đồ trích lược những bài Then nghi lễ cúng chữa bệnh theo hướng lên thượng giới

Nghi lễ, đường Then Thứ tự bài Then

Tên bài Then I. Những bài Then nghi

lễ bắt buộc hát trong mọi cuộc cúng lễ

Bài 1 Soi hương (Roọng hương) - Trình tổ tiên tín chủ

Bài 2 Tò khửn bưởng Đông - Trở lên từ phía Đông

Bài 3 Khẩu tạm Rinh Há tón binh phu - Vào Rinh Há đón nhận binh phu

Bài 4 Tò lồng bưởng Bắc - Trở xuống theo đường từ

phương Bắc

Bài 5 Giải uế - Giải đi mọi uế trong gia đình người ốm

Bài 6 Khao binh, khao mã

Bài 7 Kê biên - Kê biên cỗ lễ, phân công binh phu để vận

chuyện đi.

II. Đệ cỗ đi theo đường Then đến những nơi phải đến.

Bài 10: Dùng cho cuộc cúng Tạ mả - Tảo mộ

Bài 8 Lên đường đi tới thổ công

Bài 9 Khẩu dinh thổ công - Vào dinh thổ công (nếu cần,

nếu không thì hát xã giao vài câu xin qua).

Bài 10 Gồm các bài hát sau:

1. Khửn tàng pây thâng mổ - Lê đường đi tới mộ. 2. Khẩu tu mổ - Vào dinh mộ

3. Chỏi tẻo lườn mổ - Chữa lại nhà mộ 5. An đẳm – Mời tạ tổ tiên

Sơ đồ trên cho thấy một cuộc cúng của thầy Then trong lễ Tạ mả. Lễ này được tổ chức khi gia đình người Tày cải mả (chuyển mộ từ nơi này sang nơi khác), hoặc khi trong gia đình có người ốm đau bệnh tật mà nguyên nhân là do mồ chưa yên, mả chưa đẹp. Trong lễ này, các Pháp thư thầy Then bắt buộc phải hát 6 bài (cũng có khi hát 7 bài vì có Pháp sư thầy Then hát ghép bài 6 với bài 7) Then bắt buộc theo thứ tự từ bài 1 đến 7. Bắt đầu là nghi lễ trình tổ tiên gia đình tín chủ (bài 1) rồi lên phía Đông để đón binh phu (bài 2,3), sau đó trở về theo đường từ phương Bắc (bài 4). Thầy Then tiếp tục nghi lễ Giải đi mọi uế tạp trong gia đình người ốm (bài 5). Xong việc thì thầy Then sẽ tổ chức khao binh, khao mã (bài 6) và kê biên cỗ lễ, phân công binh phu để vận chuyện đi (bài 7). Sau khi hát xong các bài bắt buộc đó, các thầy Then mới chính thức hát đến các bài Then phục vụ cho lễ Tạ mả (các bài 8,9,10). Cuộc cúng kết thúc, gia đình người ốm đưa Pháp sư thầy Then về tận nhà. Các bài Then đều được đặt nhan đề gắn liền với từng nghi lễ cụ thể như thế.

Như vậy các bài Then được lưu truyền ở vùng Chợ Mới, Bắc Kạn hiện nay đều được đặt nhan đề. Qua khảo sát chúng tôi thấy hầu hết các bài Then được đặt nhan đề gắn với nội dung chính thường thuộc mảng Then sa hoa (Then chơi), còn các bài Then được đặt nhan đề gắn với nghi lễ thuộc mảng Then nghi lễ. Về điều này, Then Tày ở Chợ Mới có nhiều điểm tương đồng với Then ở các vùng khác như Ba Bể, Bạch Thông. Với việc đặt nhan đề, ta có thể khẳng định mỗi bài hát Then là một văn bản nghệ thuật trọn vẹn về hình thức. Ngoài ra việc đặt nhan đề cho mỗi bài Then cũng giúp người hát Then và người nghe có những định hướng trọng tâm cho mỗi bài Then về mặt nội dung. Điều đó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Then .

3.1.2. Thể thơ

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật của thơ ca dân gian là tìm hiểu về thể thơ. Đây là yếu tố quan trọng bởi nó chi phối tới hầu hết các đặc điểm khác như kết cấu, nhịp điệu, vần điệu của các bài Then và làm nên đặc trưng riêng của thể loại dân ca dân gian này.

Qua khảo sát 168 bài Then ở khu vực huyện Chợ Mới, Bắc Kạn, chúng tôi thấy: lời ca trong hát Then thường là những vần thơ hỗn hợp, không theo một quy định nào cả (có thể xen kẽ giữa thơ 4 chữ với 7 chữ, 6 chữ với 7 chữ, 5,6 chữ với 8,9 chữ…,

trong đó nhiều hơn cả là xen kẽ giữa 5 chữ với 7 chữ). Số bài Then được viết theo thể hỗn hợp có 156/168 bài (chiếm 92,9%). Ngoài ra có một số ít bài được viết theo thể bảy chữ (chúng tôi tạm gọi là thể thất ngôn), có 12/168 bài (chiếm 7,1%). Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tìm hiểu khái quát về hai thể thơ chủ yếu: thể thất ngôn và thể hỗn hợp.

3.1.2.1. Thể thơ thất ngôn

Đây là thể thơ khá phổ biến của thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số, trong đó có Then của người Tày. Kết quả khảo sát cho thấy có 12/168 bài là hoàn toàn được viết theo thể 7 tiếng. Ngoài ra trong các bài Then ở thể hỗn hợp cũng sử dụng nhiều câu thơ 7 tiếng (như đã trình bày ở trên). Điều đặc biệt là số lượng câu thơ trong một bài Then không được quy định chặt chẽ. Hầu hết là các bài thơ thất ngôn trường thiên. Ví dụ như bài Cốc tính (bài 2) có 94 câu, bài Bách thú dài đến 526 câu,

Bách hoa dài 181 câu…vv. Có thể thấy, Then có số lượng câu thơ dài nhất trong các loại dân ca của dân tộc Tày.

Mặc dù được viết theo thể thất ngôn nhưng Then không theo luật bằng - trắc (Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh) của thơ Đường luật. Các câu thơ được viết theo thể thơ bảy chữ thường gieo vần lưng, thông thường chữ thứ bảy của câu trên vần với chữ thứ năm của câu dưới, cứ như vậy nối tiếp nhau đến hết bài. Cách gieo vần này tạo nên nhịp điệu cho mỗi câu thơ và cho cả đoạn thơ, tạo thuận lợi cho người hát, dễ nhớ dễ thuộc. Ví dụ:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Tiên biến thâng cốc thông bâu tác

Tiên lọt thâng cốc vác bâu ban

Động thâng nàng Quế Loan nga vàng

Típ toong đính nga vàng quán âm Típ toong đính nga vàng quán thớ Tặt pền nàng tiên nự tiên sang

Tặt pền nàng tiến cung tiến các Nàng dú tại cốc mác lọm mường

Nàng dú tại vườn hương lọm khái… [44, tr. 10]

Tiên hóa thân đến cây thông tròn lá Tiên lọt đến cây vác lá to

Động đến nàng Quế Loan nga vàng Mười hai nơi nga vàng quản âm Mười hai nơi nga vàng quản sớ Đặt tên nàng tiên nữ tiên sang Đặt tên nàng tiễn cung tiễn gác Để nàng thành cây quả rào mường Để nàng ở tại vườn hương rào đoạn…

Tuy nhiên, cách gieo vần trong thể thất ngôn cũng có sự linh hoạt, đôi khi bỏ vần, tạo sự đa dạng trong diễn đạt nội dung như đoạn thơ sau:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Hội xuốn tàng thiên hạ rinh nam

Lệ vật khứn thiên nhan Ngọc Hoàng Rao bách hoa te mà tham đu

Hoa hâu pền khứn mừa chầu hoàng [44, tr. 24]

Mở hội cả thiên hạ dinh Nam Lễ vật lên thiên nhan Ngọc Hoàng Gọi bách hoa lại đây hỏi xem

Hoa nào sẽ đưa lên chầu Ngọc Hoàng

Khảo sát đoạn thơ trên ta thấy: cách gieo vần trong dòng 1 và 2 vẫn theo cách gieo vần phổ biến (tiếng thứ 7 của câu trên vần với tiếng thứ 5 của câu dưới). Nhưng sang đến dòng thơ 2 và 3, 3 và 4 thì đã có hiện tượng bỏ qua vần. Hiện tượng này khá phổ biến trong Then. Điều này cho thấy cách gieo vần trong thể này tương đối tự do, không cứng nhắc.

* Về nhịp thơ:

Nhịp điệu là ngôn ngữ đặc biệt của thơ, nó biểu hiện được bao ý tình mà từ ngữ không thể nói hết được. Nhịp điệu tạo nên tiết tấu, sự uyển chuyển, tạo tính nhạc khiến người nghe như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng có.

Tìm hiểu các bài Then thể 7 chữ, chúng tôi thấy hầu hết đều có cách ngắt nhịp lẻ - chẵn, thường là nhịp 3/4. Đoạn thơ trích từ bài Then Bách Điểu (Trăm thứ chim) sau đây là một ví dụ:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Chí chiếu liền/ vội vang thân chang Tàn hăn khói/ hua eng ná án

Khói te so/ thắc vàng hắt vua. [44, tr. 37]

Chích chòe liền/ vội vàng vào sân Tàn thấy tôi/ đầu bé mặt xám Tôi muốn xin/ sắc vàng làm vua.

Bách Điểu là trường đoạn trong Then Pây Thử (Cống Sứ). Truyện kể, khi thầy Then cùng đoàn quân âm binh đi sứ, qua một khu rừng mênh mông trên Mường trời bỗng nghe thầy hàng ngàn tiếng chim kêu thảm thiết. Tiếng chim làm cho binh mã chùn chân. Thầy Then quyết định dừng binh để tìm hiểu sự tình. Thấy thầy Then dừng binh, chim rừng bay tới mỗi con kể cho thầy than nghe chuyện đời mình.

Chuyện oan khuất có, chuyện thù hằn có, chuyện đời tủi nhục có...nghe xong chuyện, thầy Then phán xử công bằng và sáng suốt, con nào cũng bằng lòng với lời phán xử của thầy Then. Cách ngắt nhịp 3/4 như trên góp phần gợi được số phận của từng loài chim, tạo được âm hưởng hấp dẫn cho lời hát. Ta cũng thấy hiện tượng tương tự như vậy trong một số bài Then khác:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Mừa tiến lện/ lấu châm vua hoàng Bách vật khứn/ thượng ngàn đêm nay Khầu tài cán/ thân ngay ón hiền Chúa ban chức/ ban quyền hắt quan Cai suốn tằng/ lâm thơn bách thú…

[44, tr. 14]

Về tiến lễ/ lẩu Then vua Hoàng Bách vật lên/ thượng đàng đêm nay Ai tài giỏi/ ngoan hiền vào sân Chúa ban chức/ ban quyền làm quan Cai quản hết/ sơn lâm bách thú…

Tuy nhiên, khi diễn xướng, tùy vào lời hát và nội dung từng bài Then, từng cách hát riêng mà các nghệ nhân có thể ngắt nhịp nhấn nhá, luyến láy khác nhau đôi chút. Đặc biệt đối với thể thơ này, khi diễn xướng các nghệ nhân thường ngắt nhịp lẻ từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở chợ mới, bắc kạn (Trang 60 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)