7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Biểu tượng cây Thanh Táo
Hình ảnh cây Thanh Táo tuy không xuất hiện nhiều lần trong các văn bản Then mà chúng tôi đã khảo sát (15 lần) nhưng đây cũng là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cao. Tương tự như hình tượng chim Én, cây Thanh Táo có nguồn gốc rất li kỳ. Bài Then Bách Hoa có đoạn lí giải hoàn cảnh xuất thân của cây Thanh Táo: là con thứ của Ngọc Hoàng, được Ngọc Hoàng thụ sắc để xuống hạ giới giải uế (quét đi mọi uế tạp, ô nhiễm của cỗ bàn) cho thầy Then trước khi lễ đó được dâng lên tổ tiên hoặc các quan cõi âm. Đoạn Then như sau:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Thanh Táo mần khấu mà liền cạ Mội cần khấu bướng ná cheng công Cẳm nẩy khứn mường buôn hứ khoái Cần rầu công thứa thại pây mà Nguyên khói lục thứ ba Ngọc Hoàng Thụ sắc lệnh Ngọc Hoàng thần thông Lệnh chí hứ nàng lồng khám thoát Hệ cộ bàn huế tạp bấu đây
Lại thai hứ nàng lồng pây giải huế
[44, tr. 26]
Thanh Táo cũng bước vào liền bảo Mọi người vào trước mặt tranh công Tối nay lên mường trời cho nhanh Người mình có thừa công đi lại Nguyên tôi con thứ Ngọc Hoàng Thụ sắc lệnh Ngọc Hoàng thần thông Lệnh chỉ cho nàng xuống khám xét Nếu cỗ bàn uế tạo không tốt
Thì sai cho xuống đấy giải uế.
Bài Then Giải huế (Giải uế) không chỉ kể nguồn gốc xuất thân của cây Thanh Táo mà còn miêu tả khá cụ thể hình ảnh này:
Phần tiếng Tày Tạm dịch
Nàng dú rạo cầu luốc mường nưa Nàng dú rạo cầu ô mẻ pụt
Thế gian cần cầu phúc khứn thâng Mừa thâng chốn quán âm pụt ké Nàng là lục Hồng Vụ hoằn xưa Vua thai hứ lồng cai pé
(…)
Nàng hóa thân thành pần co Thanh Táo tay giáo
Nàng hóa xác Thanh Táo tảy rườn (…)
Kha dại xó hài hoa Kha toa xó hài vàng
Bước oóc cung phủ đàng ná tâng Mừ thư pjạ đắm ngân kéo ngả (…)
Mừ căm nặm pền bjoóc
Mừ cóp nặm pền va… [47, tr. 293]
Nàng ở khu cầu cũ mường tiên Nàng ở khu cầu ô bà bụt
Thế gian người cầu phúc lên đến Về đến chốn quán âm pụt ké Nàng là con Hồng Vụ ngày xưa Vua sai cho xuống cai biển (...)
Nàng hóa thân thành cây thanh thớ to Nàng hóa xác thành Thanh Táo bằng cái nhà
(…)
Chân trái xỏ hài hoa Chân phải xỏ hài vàng
Bước ra cung phủ đàng không lâu Tay cầm dao chuôi ngân kéo ngả (...) Tay cầm nước thành hoa Tay múc nước thành hoa...
Đoạn Then trên cho thấy vốn Thanh Táo là loại cây xuất hiện từ mường tiên, có địa chỉ nơi ở khá rõ ràng: ở khu cầu cũ mường tiên, có hoàn cảnh xuất thân cao quý (con thứ của Ngọc Hoàng), có đặc điểm ngoại hình đẹp đẽ (Chân trái xỏ hài hoa/ Chân phải xỏ hài vàng)...Đặc biệt hình ảnh này được gọi một cách trìu mến (nàng), nàng Thanh Táo có thể biến nước thành hoa. Như vậy, trong Then, cây Thanh Táo là biểu tượng cho sự thanh sạch, thơm tho, mát mẻ...vv. Trong Then nghi lễ, khi hát đến những bài nhằm mục đích giải uế thì các thầy Then luôn cầm trên tay cành Thanh Táo như một vũ khí không thể thiếu. Họ vừa hát vừa cầm cây Thanh Táo nhúng vào bát hoặc chén nước rồi vẩy vào cỗ bàn hoặc những nơi cần giải uế. Cũng từ ý nghĩa tâm linh đó nên đồng bào Tày còn lấy cây Thanh Táo về để đun nước rửa tay, tắm mỗi khi đi đám ma về. Các biểu tượng trong Then Tày rất phong phú cho thấy khả năng sáng tạo và sử dụng biểu tượng của các nghệ nhân Then Tày cũng như khả năng kết hợp sáng tạo tập thể của dân gian. Các biểu tượng đó tạo nên trường liên tưởng cho ngôn ngữ trong Then, đem lại sự linh thiêng huyền bí và thể hiện niềm tin vào thế giới linh thiêng của đồng bào dân tộc Tày.
* Tiểu kết
Qua việc nghiên cứu một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trên chúng tôi nhận thấy, Then Tày ở Chợ Mới về cơ bản mang những đặc trưng nghệ thuật chung của thơ ca dân gian. Mặt khác Then vẫn ẩn nét riêng, độc đáo của người Tày nơi đây.
Hầu hết các bài hát Then đều có nhan đề. Nhan đề có thể được đặt theo nghi lễ trong Then, cũng có khi nhan đề khái quát nội dung chính của bài hát. Việc đặt nhan đề này không những giúp người diễn xướng và thưởng thức Then định hướng được nội dung của các lời hát Then mà còn chứng tỏ sự tương đối hoàn chỉnh về hình thức cấu tạo văn bản. Ngoài thể thơ bảy chữ, Then còn được sáng tác theo thể thơ hỗn hợp, không theo một quy định nào cả. Điều này đã tạo cho lời thơ có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú những khía cạnh khác nhau trong đời sống tâm tư, tình cảm của đồng bào Tày ở Chợ Mới. Nó khiến cho Then không bị gò bó bởi tính chất nghi lễ mà thực sự đã là thể dân ca trữ tình. Tìm hiểu ngôn ngữ, chúng tôi thấy có một sự ảnh hưởng khá rõ rệt giữa ngôn ngữ các dân tộc Tày, Kinh, Hán và sử dụng tự nhiên, sáng tạo các điển tích, điển cố Trung Hoa. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh có
tính biểu tượng (Chim Én và Thanh Táo), Then đã cho thấy một nền văn hóa rộng lớn của dân tộc Tày trong sự giao thoa với các nền văn hóa của các tộc người khác, đồng thời bộc lộ tài năng, trí tuệ của người Tày. Việc sử một số biện pháp tu từ khác như liệt kê, so sánh đã giúp cho lời Then trở nên bóng bảy, gợi hình, gợi cảm hơn. Bên cạnh đó chúng vừa góp phần thể hiện sinh động thế giới tâm linh vốn rất huyền bí, đa dạng và phức tạp của con người vừa tạo nên chất trữ tình của thể loại này. Với những đặc điểm nghệ thuật như vậy, Then giúp ta có cái nhìn khái quát toàn diện về những giá trị riêng của thể loại dân ca nghi lễ này của người Tày ở Chợ Mới- Bắc Kạn.
KẾT LUẬN
1. Trong suốt chặng đường dài dựng nước và giữ nước, dân tộc Tày đã cùng với các dân tộc anh em khác sống xen kẽ, chung sức chung lòng, xây dựng quê hương, đấu tranh với thiên tai và ngoại xâm đồng thời sáng tạo ra một nền văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc. Dân tộc Tày chiếm phần đông trong tổng dân số ở Chợ Mới, Bắc Kạn và cũng là dân tộc còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày. Những nét văn hóa ấy được biểu hiện trong lời của những bài Then cổ. Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật của những lời Then là việc làm vô cùng có ý nghĩa. Tuy nhiên do Then là một loại dân ca miền núi, nó không thể tách khỏi đặc trưng và phương thức lưu truyền của văn học dân gian nói chung. Nhìn từ góc độ này, có thể khẳng định: Then vừa gắn với nghi lễ cầu cúng vừa gắn với sinh hoạt văn nghệ quần chúng, do đó Then chỉ tồn tại trong môi trường diễn xướng mới phát huy hết giá trị và sức hấp dẫn của nó. Vì vậy, dù tiếp cận Then từ góc độ văn học dân gian, chúng tôi không thể không quan tâm tính chất phức hợp, đa dạng của một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian (Folklore). Với quan điểm như vậy, kết quả kết quả tìm hiểu của chúng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu những đặc sắc của loại dân ca có giá trị này.
2. Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn cũng như Then của nhiều địa phương khác có những giá trị sâu sắc về mặt nội dung. Mặc dù là một loại dân ca nghi lễ nhưng nội dung phản ánh của Then không chỉ dừng lại ở việc thể hiện tín ngưỡng tâm linh mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Tày mà còn rộng và sâu sắc hơn nhiều. Qua Then, người đọc còn hình dung ra một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống của người Tày trong quá khứ. Ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên lời hát Then là sự phản ánh chân thực cuộc sống của người dân miền núi mà trước hết là môi trường tự nhiên, xã hội của người Tày. Có thể nhận thấy cuộc sống sinh hoạt lao động sản xuất của người dân Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then. Cuộc sống đó dẫu còn nhiều vất vả, cực khổ nhưng vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động, đó là lòng lạc quan yêu đời, là những ước mơ thiết thực nhưng mang tính nhân văn sâu sắc, là những cách ứng xử đầy văn hóa
giữa con người với con người trong cuộc sống. Đặc biệt bằng trí tưởng tượng phong phú cùng lòng yêu thiên nhiên tha thiết của của đồng bào nơi đây, người đọc còn được đến với những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đa chiều. Bên cạnh đó, do là dân ca nghi lễ và phục vụ chủ yếu cho tín ngưỡng tâm linh nên ít nhiều Then còn mang tính duy tâm gây ra những hạn chế nhất định về mặt nội dung. Tuy vậy, Then vẫn là một loại dân ca tiêu biểu trong kho tàng văn học dân gian miền núi phía Bắc. Những nội dung của Then đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa, văn học dân gian nước nhà.
3. Nằm trong tổng thể nền văn học dân gian miền núi phía Bắc, Then Tày ở Chợ Mới, Bắc Kạn còn có giá trị đặc sắc về mặt nghệ thuật. Sự độc đáo trong nghệ thuật của Then có được là bởi có sự kết hợp giữa phần lời (phần văn học) với các yếu tố khác như âm nhạc, múa, mỹ thuật... Văn học trong Then được biểu đạt bằng một hệ thống các tín hiệu nghệ thuật vừa mang tính chung, phổ quát vừa có những nét riêng đặc sắc. Thể thơ của Then không gò bó mà tùy thuộc vào nội dung bài hát để diễn đạt sao cho có vần điệu (phổ biến là thể thất ngôn và thể tự do, từ 5 chữ đến 7 chữ, cũng có câu dài hơn). Ngôn ngữ trong Then có sự kết hợp giữa hình thức biểu hiện trực tiếp (nó gần gũi như lời ăn tiếng nói của chính đồng bào Tày) với ngôn ngữ biểu tượng diễn đạt sắc thái tâm lý và lối tư duy của người Tày với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Then đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Tày, đồng thời vận dụng linh hoạt, tài tình ngôn ngữ nhiều dân tộc như Kinh, Hán. Như vậy, từ yếu tố cốt lõi là tín ngưỡng, Then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị nghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể rất tiêu biểu của người Tày. Các yếu tố nghệ thuật này tồn tại trong một tổng thể nguyên hợp, đan xen, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, tạo nên một môi trường diễn xướng hài hòa, trọn vẹn [55]. Nhờ sự kết hợp tài tình các yếu tố nghệ thuật mà Then luôn mang bóng dáng, hơi thở của tộc người Tày. Đó là bản sắc riêng của Then trong tổng thể nền văn học dân gian miền núi.
4. Mặc dù là địa phương còn lưu giữ một số lượng khá lớn các bản Then Tày cổ có giá trị nhưng thực tế cho thấy loại hình dân ca này chỉ được một số ít nhà nghiên cứu và các ông Then, bà Then quan tâm, lưu giữ chứ chưa được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Vì vậy làm thế nào để có thể bảo tồn để phát huy, góp
phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó kết quả nghiên cứu trong luận văn này đặt ra vấn đề để các nhà quản lí, những tổ chức quan tâm đến Then có những giải pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của Then. Hơn nữa, Then Chợ Mới, Bắc Kạn nói riêng, Then Tày nói chung nằm trong tổng thể văn hóa dân gian của dân tộc. Ở đó chứa đựng giá trị nhiều mặt, cần tiếp tục được đi sâu khám phá nghiên cứu làm phát lộ, tỏa sáng vẻ đẹp của nó trong dòng chảy của thời gian ở những chuyên luận sâu rộng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Triều Ân, Hoàng Hưng, Dương Nhật Thanh, Nông Đức Thịnh (2000), Then Tày, những khúc hát, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
3. Dương Kim Bội (1975), Lời hát Then, Nxb Việt Bắc, Bắc Thái.
4. Dương Kim Bội (1987), “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then” (Tày, Nùng), Tạp chí Dân tộc học (số 2, tr.14-21).
5. Chi cục thống kê huyện Chợ Mới (2017), Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.
6. Hoàng Tuấn Cư, Vi Quốc Đinh, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc (1994), Then bách điểu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
7. Lương Thị Đại (2014), Hát Then lên chợ mường trời (Khắp Then pay ỉn dương cươi), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học
(Tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hiền (2000), “Người diễn xướng Then, nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman”, Tạp chí văn học (số 5).
10. Nguyễn Thị Hoa (2004), Nghi lễ Then giải hạn (hắt khoăn) của người Tày, Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn.
11. Vi Hồng (1993), Khảm hải - vượt biển, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 12. Vi Hồng (2001), Thì thầm dân ca nghỉ lễ, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 13. Vi Hồng (2001), Dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 14. Quang Hùng (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb thống kê, Hà Nội.
15. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
16. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Trịnh Trúc Lâm chủ biên (2002), Địa lí tỉnh Bắc Kạn, Xí nghiệp in Bắc Thái, Thái
Nguyên.
18. Triệu Thị Mai (2001), Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
19. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (1974), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Nhiều tác giả (1978), Mấy vấn đề Then Việt Bắc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 22. Nhiều tác giả (1993), Văn hóa truyền thống Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
23. Nhiều tác giả (2000), Sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
24. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
25. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các Dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
26. Nông Thị Nhình (2004), Nét chung riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
27. Vũ Thị Nhung (2013), Then cầu an của người Tày ở Dương Quang, Bắc Kạn,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 28. Lục Văn Pảo (1996), Bộ Then tứ Bách, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 29. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội
30. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
31. Nguyễn Hằng Phương (2009), Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Hằng Phương, Phạm Văn Vũ đồng chủ biên (2017), Một số loại hình nghệ thuật dân gian Dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.