Biểu tượng chim Én

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở chợ mới, bắc kạn (Trang 78 - 80)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1. Biểu tượng chim Én

Chim Én là một loài chim có hình dáng nhỏ xinh, bay nhảy nhẹ nhàng uyển chuyển với chiếc đuôi linh hoạt, rất thân thiện với con người, từ lâu én đã được con người yêu quý. Với người Việt, từ lâu chim Én đã đi vào thơ ca như một biểu tượng bất diệt của mùa xuân. Riêng đối với những người dân tộc Tày, chim Én là biểu tượng cổ kính, giàu tính ẩn dụ, gắn liền với những yếu tố tâm linh cũng như cuộc sống thường nhật.

Khảo sát 168 bài Then, chúng tôi thống kê được có 34 lần các bài Then nhắc đến hình ảnh chim Én. Theo như bài Then Bách Điểu, chim Én là loài chim được Pụt Luông phong chức chúa cả đứng đầu các loài được cử về hầu hạ các thầy Then. Bài Then có đoạn kể về lai lịch của chim Én như sau:

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Nộc én liền vội váng khấu thâng Khói la lục lạo làng thế đông Mé khói pây Ngô Bang cống thứ Điếp mjà thêm tú nự xiết xa Tá phjác dú ngả ba tàng cáp Mẻ pụt hăn pỏ cá mì công Hoằn thinh hứ tẻo lồng tu thế

Vận tuyết thâng xuân quý chắng mà Điếp phua nghị pây mà chắng đát Viết phó hứ ná mjạc thị vương Chắng mà roọng vườn môn ná táng.

[46, tr. 40-41]

Chim Én liền vội vàng bước vào Tôi là con vốn ở thế đông

Mẹ tôi đi Ngô Bang cống sứ Yêu vợ yếu nữ tú thiết tha Bỏ thây ở chỗ ngã ba đường Vợ Bụt thấy ông bố có công

Ngày sinh cho quay xuống trần thế Vân tuyết đến xuân quý mới về Yêu chồng nghĩ mà thương hại Viết phó cho đẹp mặt thị vương Mới về hót vườn môn cửa sổ.

Cũng từ đó chim Én tượng trưng cho những gì thanh cao, cao quý thường gắn với mùa xuân. Chim Én trong Then được miêu tả vô cùng đẹp đẽ từ hình dáng bên ngoài rực rỡ, cao sang đến tiếng hót vô cùng hay và lịch sự :

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Tàn thụ thắc thiên nhan đệ cộ Tàn ngòi oóc tu phố đáy hăn Đôi én dú vườn xuân ná táng

Mình én lủng tứa vàng nậu ngân Hua tội mủ đồng cân choi chói Kha én pần bjoóc tói đang ban Pác én cằm không ngoan lịch sự Tàn ngòi hăn như thể Tần vương

Roạn én khứn thiên nhan với chúa.

[44, tr. 44]

Tàn (Then ) thụ sắc thiên nhan đệ cỗ Tàn nhìn ra ngoài phố mà thấy Đôi én tại vườn xuân trước nhà Mình én mặc áo vàng cúc bạc Đầu đội mũ đồng cân choi chói Chân én đẹp như hoa phong lan Miệng én hót lời hay lịch sự Tàn trông thấy cứ như Tần Vương Gọi én lên thiên nhan với chúa.

Chim Én còn là sứ giả nối đất với trời và tôn vinh vị trí của thầy Then. Én là đại diện cho người đưa thông tin từ thế giới hiện tại đến thế giới siêu nhiên. Trong quan

niệm của người Tày, chim Én là loài chim thiêng, là sứ giả, cầu nối giữa mường đất với mường trời, nối người trần với tổ tiên, thần thánh. Chim Én được ví như những chuyên cơ chuyên vận chuyển mọi thông tin của người trần đến tổ tiên, thần thánh, mọi thông tin từ mường trời đến mường trần và ngược lại. Vì vậy trong nhiều bài hát Then, hình ảnh chim Én luôn gắn liền với công việc đưa thư cho các thầy Then .

Phần tiếng Tày Tạm dịch

Thoáng đáy mà hăn én khấu thâng Píc én mì thư phong vén vẹn

Nàng au thư đuối en trao tay

Nàng liền au khấu pây chầu mẻ Quốc mậu ngự đền tỳ chính cung.

[46, tr. 152]

Vừa trông thấy én vào đến Cánh én mang phong bì đẹp đẽ Nàng nhận thư do én trao tay Nàng tiên lấy thư vào chầu mẹ Quốc mẫu ngự đền tỳ chính cung.

Chim Én là biểu tượng của sự trường tồn, tuy chúng có thân hình nhỏ bé, mỏng manh nhưng sức dẻo dai và tuổi thọ cao mà không có loài chim nào sánh bằng. Ngoài ra, chim Én còn là biểu tượng của sự bình an, tốt lành, nơi đâu chim Én xuất hiện là nơi đó có niềm vui, điều lành. Chính vì vậy, chim Én thường làm tổ trong nhà, chung sống cùng con người một cách hoà bình thân thiện.

Như vậy, biểu tượng chim Én trong văn hóa dân gian người Tày vừa mang những nét chung thống nhất của biểu tượng chim Én trong tư duy của nhân loại nhưng cũng vừa mang những nét riêng độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở chợ mới, bắc kạn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)