Vài nét về nhà văn Dạ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc

1.2.1. Vài nét về nhà văn Dạ Ngân

Nữ văn sĩ Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1952. Tuổi thơ của nhà văn gắn bó vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền.

Dạ Ngân sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng (ba bà bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim). Cô Tư, cô ruột của nhà văn, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba bà đi kháng chiến. Có thể nói, đây là hai nhân vật mà tâm hồn và tính cách của họ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tư chất Dạ Ngân sau này. Cũng giống như nhiều gia đình ở miền nam trong thời kháng chiến (trước là trả thù nhà, sau là trả nợ nước), gia đình của Dạ Ngân có truyền thống yêu nước, cha hi sinh trong kháng chiến, còn tất cả các chị em gái của Dạ Ngân đều vào cứ tham gia đánh giặc.

Nhà văn đã bộc bạch: Quê gốc tôi ở miệt vườn Cao Lãnh sông Tiền nhưng vì ông nội tôi thích thi thố nên đưa tất cả anh em giạt xuống tận Cần Thơ để phỉ chí nghề vườn. Tôi là phụ nữ miệt vườn chính cống và tôi luôn tự hào về

điều đó.Tuổi thơ tôi được bảo bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc cô tôi, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba tôi đi kháng chiến. Cho đến khi ba tôi bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì tôi thuộc về cô tôi hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất tôi. Ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình tôi không có sự lựa chọn nào khác cho chị em gái nhà tôi: Tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha tôi. Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước [4, tr.27].

Cuộc đời riêng của Dạ Ngân rất lận đận. Cũng như bao phụ nữ khác sinh ra trong thời kỳ đất nước trải qua cuộc chiến tranh ác liệt. Dạ Ngân phải chịu nhiều thiệt thòi mất mát không được học hành đến nơi đến chốn nhưng nhờ có ý chí kiên cường, giàu nghị lực Dạ Ngân đã vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để trở thành một nữ nhà văn tài năng.

Năm 1978, truyện đầu tay của Dạ Ngân được tạp chí văn nghệ tỉnh in vào số tết. Sau đó, Dạ Ngân được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang. Đầu năm 1982, lần đầu một truyện ngắn của bà được in trên tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn. Cũng trong thời gian đó, với việc tham dự sự kiện trại sáng tác của Hội văn nghệ tỉnh ở Vũng Tàu, cuộc đời và sáng tác của bà có những bước chuyển. Ở trại sáng tác, bà đã gặp nhà văn Nguyễn Quang Thân - người chồng sau của bà. Cuộc tình này đã trải qua nhiều sóng gió của dư luận nhưng với tình yêu mãnh liệt, sau hơn mười năm trời người Nam kẻ Bắc chỉ trao đổi qua thư từ, điện tín và thỉnh thoảng mới gặp nhưng cuối cùng họ vẫn đến được với nhau. Bắt đầu từ trại sáng tác đó, nghiệp văn và đời tư của bà luôn gắn bó với nhau để bà cho ra đời những tác phẩm: truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1985) và nhiều đầu sách, kịch bản phim, nhiều tản văn, hàng nghìn kì thư Tư vấn gia đình với bút danh Dạ Hương. Đặc biệt, tiểu thuyết Miệt vườn xa lắm, Gia đình bé mọn, tên tuổi Dạ ngân trở nên gần gũi với độc giả cả nước.

Được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1987, Dạ Ngân được tu nghiệp bốn năm ở Trường viết văn Nguyễn Du. Từ đây, cuộc sống của bà có nhiều thay đổi và gắn bó với Hà Nội và người chồng thứ hai của bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)