Cái tôi trong mối quan hệ với chính nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 40 - 48)

7. Cấu trúc

2.1. Cái tôi trong cuộc sống thường nhật

2.1.2. Cái tôi trong mối quan hệ với chính nó

Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ trong Gia đình bé mọn, Dạ Ngân đã cho thấy sự tổn thương của nhân vật trước những đổ vỡ lớn lao không dễ gì bù đắp của chiến tranh. Chính chiến tranh là nguyên nhân, mà nạn nhân không chỉ là Mỹ Tiêp mà còn đối với cả gia đình lớn của nàng từ cô Ràng thủ lĩnh - em ruột của ba Mỹ Tiệp đến chị Hai Hoài, Mỹ Nghĩa và cô em Mỹ Út. Họ là tập thể những những người phụ nữ bất hạnh đi ra từ chiến tranh, và tự lo lắng cho nhau khi tất cả đều thiếu vắng người đàn ông. Cái dáng cắm cúi chật vật đau khổ của Hai Hoài với thâm niên một thập kỉ ở góa, cái sự quả quyết của thủ lĩnh Tư Ràng một mình chèo lái con thuyền gia tộc giữa cơn chớp bể với quyền sinh quyền sát thay chỗ cho người đàn ông. Hình tượng nhân vật cô Tư Ràng vừa khắc họa chân dung của những người phụ nữ miệt vườn cứng cỏi, quyết đoán, vừa để lại dư vị xót xa cho thân phận con người mà chồng, con họ mãi mãi nằm lại chiến trường. Trong gia đình ấy, họ - những người đàn bà can trường vừa thế việc đàn ông, vừa phải hứng chịu cảm giác mất mát. Họ là những thế hệ đều dính vào bi kịch góa bụa, vì thế họ trở nên cực đoan trong tâm hồn. Trong tập thể góa bụa ấy, chỉ có Mỹ Tiệp là niềm hy vọng vì nàng có tấm chồng công chức mẫn cán đàng hoàng. Thế nên sống giữa vòng vây điệp trùng của các bà góa, cô góa, má góa, chị góa, cô em út cũng góa, tạo

nên bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa bụa [21, tr.22].

Như vậy, giữa thời bình, cuộc sống đời thường của Mỹ Tiệp lại rất đỗi chật vật, gieo neo. Không chỉ sáng tạo, ngòi bút Dạ Ngân phải thấm đẫm sự trải nghiệm của mình mới thấu hiểu và miêu tả được bi kịch của người phụ nữ.

Dạ Ngân cho chúng ta cảm thấu nỗi mất mát tổn thương và sự bất hạnh của số phận những người phụ nữ mà tác giả là một trường hợp: có gia đình (thậm chí trong mắt mọi người là gia đình hoàn hảo vì có chồng; vì ông chồng bề ngoài tử tế). Những xung đột diễn ra bên trong tâm lý người phụ nữ đã được nhà văn vô cùng tinh tế nhận ra và biểu hiện giữa những lớp sóng tâm trạng ngổn ngang trên từng khuôn mặt mỗi người trong gia đình. Như vậy, sau chiến tranh, giữa gia đình, người phụ nữ lại thấy cô đơn và thất bại. Dạ Ngân còn cho độc giả thấy bi kịch của con người Mỹ Tiệp, nàng biết cảm nhận ý nghĩa cuộc sống và biết nên sống thế nào nhưng lại không được sống với đúng ý nghĩa của cuộc sống. Mỹ Tiệp phải làm sao đây? Cố giữ gia đình với vẻ ngoài hào nhoáng để ghìm nén cái tôi lại hay vạch nó ra, vứt cái vỏ bọc đó đi để sống thực là mình, sống với tâm hồn khao khát được chia sẻ, khao khát được yêu? Điều đó trở đi trở lại, day dứt hằng giờ, hằng ngày trong lòng người vợ, người mẹ, nhà văn Mỹ Tiệp.Thông qua việc cuộc sống và những bi kịch của nhân vật Mỹ Tiệp - cái gương phản chiếu cuộc đời Dạ Ngân, người đọc có một cái nhìn đầy đủ, thấu đáo hơn về tâm tư khát vọng chân thực nhất của người phụ nữ giữa cuộc sống đời thường. Trong cuộc sống dường như rất yên bình đó, nhà văn luôn tự đấu tranh tự vượt qua chính mình, tự vươn lên sống đúng với khát khao chính đáng của mình. Không phải văn sĩ nào trong thời kì đổi mới cũng đưa ra những quan điểm đó về hạnh phúc của người phụ nữ. Như đã nói, giữa thời kì hậu chiến, người phụ nữ vẫn còn nhiều tư tưởng trong xã hộ cũ về trách nhiệm về bổn phận với những ràng buộc định kiến. Qua đây, chúng ta cũng ghi

nhận thêm đóng góp của Dạ Ngân khi đưa ra cách nhìn tiến bộ về vấn đề hôn nhân, tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội còn bủa vây nhiều định kiến (điều này, hiện nay vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều phụ nữ Việt Nam). Dưới ngòi bút của tiểu thuyết, tất cả những cảm xúc của Mỹ Tiệp đều được hiện ra. Đôi khi có những hư cấu do đặc trưng của thể loại, nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra con người của tác giả.

Trong cuộc sống đời thường, khát vọng bình thường của nữ văn sĩ Mỹ Tiệp là một cuộc sống giản dị, được yêu và được sáng tác. Nhưng bên cạnh cuộc sống vợ chồng không dung hòa, Mỹ Tiệp còn phải đối mặt với thực tại xã hội nghèo nàn lạc hậu thời hậu chiến. Những chất liệu hiện thực sống động về bức tranh xã hội thời kì hậu chiến, số phận con người dưới sức ép chiến tranh và những ràng buộc trong mối quan hệ gia tộc - xã hội ... tạo nên chất hiện thực trong tác phẩm. Phía sau những sáng tác của Dạ Ngân là hình bóng của nhà văn. Theo bà Nhà văn phải sống trước đã. Sống tức là viết được phân nửa điều mình muốn tuyên ngôn [29, tr.79]. Là nhà văn trải qua bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ trong tâm hồn, Dạ Ngân am hiểu sâu sắc những bi kịch của người Phụ nữ ở Việt Nam trong thời kì hậu chiến. Nữ văn sĩ đã có những trải nghiệm trong cuộc sống nhiều bất hạnh và cả những chuyện đời mà chị đã được nghe kể lại đã tạo nên những day dứt không nguôi trong lòng mình. Dạ Ngân đã cho người đọc được chứng kiến bối cảnh xã hội lúc bấy giờ với tất cả những gì là hiện thực của thời chiến tranh, của cuộc sống hậu chiến tranh với những khó khăn thời bao cấp. Chính trong cuộc sống thường nhật của xã hội Việt Nam thời bao cấp ấy để cho nhân vật nữ chính Mỹ Tiệp - Dạ Ngân được thể hiện khát vọng sống và sự khẳng định ngọn nguồn cảm xúc của mình.

Bằng cái nhìn trung thực, táo bạo và khách quan, Dạ Ngân đã mạnh dạn nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch của người phụ nữ ý thức được quyền yêu thương của mình để mổ xẻ, để phơi bày nó. Người nữ văn sĩ được chứng kiến những bi kịch hàng ngày của chính bản thân mình và những thân

phận con người, những vấn đề thời sự mang tính bức xúc.Và bà miêu tả chân thực cuộc sống ấy với tất cả sự nghèo khổ của những con người trí thức. Đây cũng chính là những trăn trở, đau đớn trong tâm hồn nhà văn. Dạ Ngân cho người đọc thấy đây là nỗi đau tinh thần khó mà xoa dịu được đối với nhà văn trước khát khao sáng tạo và khẳng định mình trước cuộc đời. Dạ Ngân đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Nhân vật Mỹ Tiệp trong tác phẩm đã có sự gắn bó giữa con người cá nhân và con người xã hội, giữa cái lớn lao với cái tầm thường, giữa sự nghiệp chung với hạnh phúc riêng. Dưới cái nhìn nhân đạo, nhân văn của nữ văn sĩ, tất cả những vấn đề của cuộc sống thường nhật được khai thác triệt để. Qua đó, người đọc thấy được yếu tố thế sự đời tư trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn.

Dạ Ngân sáng tác Gia đình bé mọn vào những năm đầu của thế kỉ 21 nhưng có thể khẳng định đây là tác phẩm là không chỉ kể câu chuyện của mình, mà còn là câu chuyện về mình. Nội dung tự truyện trong Gia đình bé mọn

không phải chỉ là một số chi tiết tiểu sử nhà văn, mà rộng hơn, còn bao gồm cả kinh nghiệm đời sống, tư tưởng, tình cảm, tâm lí của bản thân tác giả. Đó là nỗi bàng hoàng, thảng thốt của nhà văn khi chị tái dựng lại một phần hiện thực xã hội Việt Nam thời kì bao cấp (những năm 80-90 của thế kỉ XX). Dạ Ngân đi sâu vào bi kịch của nữ văn sĩ trước sự thực của xã hội nhân cách con người thay đổi. Đó là hình ảnh của những Mỹ Tiệp, những chị Hoài về Tuổi trẻ và mảnh vườn hương hỏa không còn, tuổi trẻ không còn, niềm hy vọng ngây ngất sau năm 1975 cũng không còn, thay vào đó là sự chật vật ngơ ngác không hiểu sao sự tình lại ra nông nỗi [21, tr.22]. Người đọc nhận ra bóng dáng Dạ Ngân trong Mỹ Tiệp chủ yếu là nhờ nội dung tâm lí xác thực hơn là qua những chi tiết tiểu sử. Mỹ Tiệp, nữ văn sĩ đã trải qua chiến tranh và loạn li, sống giữa thời bao cấp, đối mặt với những sự thực nghiệt ngã của đời sống xã hội đã bị dập tắt những mơ ước về một tương lai sáng lạng mà nàng và bao người trong chiến

tranh hàng ao ước. Đầu tiên là sự đối mặt của Mỹ Tiệp trước những đồng chí của mình hiện tại là những lãnh đạo trong thời kì mới. Đó là những thủ lĩnh như Hai Khâm tầm thước, uyển chuyển, rạng rỡ như một con báo giữa bầy gà…; những con người lãnh đạo nhân dân nghe thấy mùi thum thủm rên rỉ trong mọi xó xỉnh, thứ mùi rất đặc trưng do cuộc sống bệ rạc [21, tr.161-162]; những chú Ba - chủ tịch tỉnh Chú Ba quần đùi áo thun lá tự nhiên trên bộ salon nệm dày phòng khách, thím Năm hiện thoáng ra chắc để xem con người kiên trì cầu cạnh kia là cái con nào rồi biến vào với nhà ngang dãy dọc bên trong. Tiệp nghe rằng chú Ba là người tâm huyết, thấy dân đội đơn đón đầu xe là dừng lại mở cửa đi bộ tới đỡ lấy đơn về nhà nghiên cứu ngay. Những vợ chủ tịch thì

buôn hột xoàn từ hồi Bảy mươi lăm và giờ thì chuyên buôn thuốc lá lậu đến nỗi công an đành liệt vào đối tượng bắt cóc bỏ dĩa [21, tr.265]. Đến người lãnh đạo trực tiếp của Mỹ Tiệp cũng có những hành động Chẳng qua nó cũng là thứ quà biếu như bao thứ quà biếu của những người khác thôi mà. Chuyện cần phải ra tay thì người ta ra tay, cái ghế của họ mới lớn chớ ghế của mình thì cũng do họ bày ra, họ lấy lại cho ai mà chả được, em ?Và Hai Tuyên, người đồng chí của Mỹ Tiệp giờ là chồng nàng và làm chức Phó phòng tuyên truyền, có thể thao thao bất tuyệt những bài giảng về thế nào là nếp sống mới con người mới? [21, tr.51]. Nhưng ứng xử của anh ta trong gia đình với vợ, với con thì vô cùng lạnh lùng tàn nhẫn: bỏ mặc vợ nằm trong phòng sản phụ một mình trơ ra như một con mẹ hoang thai dơ dáy [21, tr.50] lý do vì đang trong giờ công sở; lần nào đưa vợ đi làm kế hoạch, anh cũng chở vợ đến cổng bệnh viện rồi đi làm, mặc cho vợ một mình chiến đấu với mọi công đoạn.

Qua sự mô tả của Dạ Ngân chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của những người lãnh đạo, những cán bộ quan liêu, làm việc theo kiểu “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”, toàn những đồng chí “bị lộ và chưa bị lộ”, nói theo ngôn ngữ hiện hành. Tiệp trân người chịu đựng, mắt mờ đi vì trò lấy chức đè người dù họ, kẻ thì vì chức trách, kẻ thì bị Hai Khâm lôi đi, kẻ thì có ác ý sẵn như chú họ của Tuyên chẳng hạn...[21, tr.191].

Những người đứng đầu như thế khiến cho cuộc sống của nhân dân cùng cực, khốn khổ. Những người ở cấp lãnh đạo đều ý thức tối đa cái quyền của mình.Vì thế, những người công chức, nhân viên dưới quyền cũng tỏ rõ uy quyền của mình với người dân. Đó sự đanh đá hách dịch, vô cảm của những bà bưu vụ mà Mỹ Tiệp gọi là “bưu vụ cảnh sát”, những bà bán vé ở bến xe… Những cán bộ văn hóa miền Nam đã áp vô gốc cây dùng kéo sởn một nhát nhanh như AQ bị người ta cách mạng cái đuôi sam đi khi thấy Đính xuất hiện với tóc muối tiêu để dài ngổ ngáo, áo bludông màu kem sờn sờn, quần phăng suông sẩm màu, dép nhựa lào thịnh hành và túi giả da vàng vàng đeo vai hư khóa thò từ trong ra ống thuốc lào như một họng súng [21, tr.33]. Đây là chi tiết vừa bi vừa hài mà theo đánh giá của nhân vật thì anh không còn biết đây là trần gian hay địa ngục nữa ở dưới địa ngục người ta cũng không đối xử với tóc dài với quần loe như mấy ông văn hóa thông tin xứ nầy.

Chính những quan niệm, những thái độ của một người đã khiến cho cuộc sống xã hội trở nên bức bối. Cuộc sống của nhân dân miền Nam với những cán bộ viên chức đến cơ quan mang theo mùi chuồng trại trên quần áo; Ở bệnh viện, Mỗi sản phụ đến bệnh viện nạo hút thai phải nộp một chai nước tiểu loại 750 đầy bảo là để thử nhưng không phải để thử mà để nước tiểu bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu [21, tr.243]. Ở bến xe việc xếp hàng mua vé “xếp hàng mọi nơi mọi chốn, xếp hàng từ giữa khuya nên gạch vỡ, rổ rách, nón mê, thậm chí một cái nùi giẻ cũng là vật hình thay cho con người !”. Ở miền Bắc trong thời kì đó thì càng lạc hậu. Lần đầu tiên Mỹ Tiệp ra Bắc “một công đôi việc”, ngay trên tàu, gã nhà tàu tiết kiệm đến từng miếng giấy đi vệ sinh của hành khách lại đã ởm ờ và có một ý đồ gì đó mà Tiệp lờ mờ hiểu được. Ra đến Hà Nội, khi được Đính mời ăn phở, cô không khỏi ngạc nhiên khi người ta đục lỗ vào thìa ăn phở để tránh mất cắp những cái muỗng gọi là thìa ấy bị đục một cái lỗ tròn nhỏ ở chỗ đáng ra nó phải rất nguyên, rất lành để làm một cách trọn vẹn và tốt đẹp chức năng giúp cho người

ta húp được nước phở. Tiệp múc thử nước phở lên, để cho chúng chảy hết qua cái lỗ ấy và lại múc [21, tr.142]. Khi Đính và Tiệp đi chơi, ngoài việc xe đạp có biển đăng kí đã làm Tiệp thấy lạ thì bọn trẻ con phá phách đã ném cát vào người Tiệp và Đính trong lúc đang chạy xe trên đường được người ta gọi quân mất dạycái lũ chết tiệt.Trong khu tập thể, khi Tiệp và Đính đến nhà bạn ở nhờ, Tiệp phát hoảng khi bật diêm soi thấy trong bể nước công cộng lềnh bềnh cục phân trẻ nhỏ khi đã tìm thấy một cái gáo gò bằng tôn trên mép bể, chiếc bể hình chữ nhật dùng cho ngăn tắm và ngăn xổm bệt bên kia thì nàng bỗng phát hiện một cục phân nho nhỏ vàng vàng đang ngao du lều bều trên mặt nước

[21, tr.151]. Hình ảnh này trở thành nỗi ám ảnh trong Tiệp. Tất cả những hình ảnh đó Tiệp được chứng kiến, Tiệp được trải qua và cô không khỏi suy nghĩ về những kiếp người (trong đó có cô) ở xã hội nghèo khó và lạc hậu. Trong xã hội ấy, với những con người từ lãnh đạo đến nhân viên, từ người tiểu thương đến người trí thức liệu có được an yên. Ngay cả khi ân ái với Đính, hình ảnh thực tế ám ảnh cô, khiến cô không thấy hạnh phúc trọn vẹn.

Như vậy, có thể thấy, phác họa một lát cắt của cuộc sống hiện thực xã hội thời kì bao cấp khốn khó xập xệ , nhà văn Dạ Ngân đã trải lòng cùng trang giấy về những năm tháng bản thân đã kinh qua, tác giả cho ta một cái nhìn đầy đủ hơn về hình hài của hạnh phúc khi liên tiếp bị va đập bởi hiện thực chua xót, một cái nhìn kinh ngạc và đau đớn hơn khi hạnh phúc luôn bị dập tắt bởi vật chất tầm thường. Dạ Ngân phô bày sâu sắc hiện thực đã tước đi ý nghĩa sự sống chân chính thật sự xứng đáng với con người. Có thể nói, qua miêu tả hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)