Cái tôi trong quan hệ với những người thân trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc

2.2. Cái tôi trong tình yêu và hạnh phúc gia đình

2.2.2. Cái tôi trong quan hệ với những người thân trong gia đình

Có thể nói, Dạ Ngân đã ghi lại những hồi ức trong hành trình đi tìm chính mình và tìm hạnh phúc cho mình sau chiến tranh. Trong hành trình đó, luôn có sự xuất hiện của những người thân trong gia đình, nơi miệt vườn miền Tây. Đó là cô Tư Ràng, má, chị Hoài, chị Mỹ Nghĩa, em Mỹ Út - những người phụ nữ góa bụa là kết quả của cuộc chiến tranh.

Trong tác phẩm, Mỹ Tiệp là một nhà văn miệt vườn Tây Nam Bộ vốn là con một liệt sĩ Côn Đảo bị địch thủ tiêu, 14 tuổi đã bỏ nhà đi theo anh trai Năm Trường vào Cứ kháng chiến. Trong những hồi ức về những gì tuổi thơ, Tám Tiệp lớn lên đã chứng kiến, hình ảnh về bà cô thủ lĩnh Tư Ràng với những bài học về con gái phải làm từ tấm bé và những bài học về sự đàng hoàng từ việc sáng ra việc đầu tiên là nhớ cầm lược chải gõ đàng hoàng, người lớn có gọi bảo phải dạ thưa đàng hoàng, khi trả lời phải đứng ngay ngắn đàng hoàng; ăn uống phải ngồi ngay ngắn, phải cầm đũa chén cho đàng hoàng; đến việc không chây lười, không dối trá, không thất tín,…Chính bà cố là người giữ lửa cho gia đình Mỹ Tiệp, bà cô cùng mẹ Mỹ Tiệp nuôi dạy các anh chị em nàng và chèo lái con thuyền gia đình thiếu vắng đàn ông. Ở họ toát lên đức hy sinh cũng như việc bảo vệ danh dự gia tộc.Với gia đình ấy, tất thảy mọi người đều hiểu hạnh phúc là phải sống cho người khác, là phải biết hy sinh cho đại gia đình mà nàng, dù bé tí, cũng phải cảm thấy tự hào mà vun vén…,còn phải luôn luôn một trật tự trên nói dưới nghe quấn quýt chan hoà…[21, tr.88]. Chính sự dạy bảo của bà

cô đã tạo nên nề nếp gia phong ấy và vì thế, họ gắn bó với nhau, biết giúp đỡ nhau, trên bảo dưới nghe.

Như đã biết, trong gia đình toàn phụ nữ góa bụa ấy, chỉ có Mỹ Tiệp là niềm hy vọng. Bởi Tiệp hơn họ vì có tấm chồng, mà theo đánh giá của cả gia đình, thì chồng nàng rất đáng trân quý, bởi người ta kiếm tấm chồng hổng ra, mầy có, mầy còn yêu sách gì nữa!.Theo đó, nề nếp gia đình khiến nàng đã quỵ xuống và đây là ý nguyện của gia tộc [21, tr.51]. Tất nhiên, họ ra sức hàn gắn Tiệp với chồng nàng, vì danh tiếng gia tộc, cho dù cuộc hôn nhân ấy không hạnh phúc. Gia tộc nàng một gia tộc lấy sự trong trẻo giản đơn, sự hiếu thuận phẳng lặng và thứ văn hoá thuần tuý ứng xử và tôn ti trật tự truyền thống làm nền [21, tr.165] nhiều lúc đã khiến nàng muốn buông xuôi trong khi đấu tranh để đến với tình yêu. Bởi nàng đã làm tổn hại cái danh dự từ nhiều đời của dòng họ, đã làm cho hai đứa trẻ phải chịu khổ cực, đã làm cho người thân phải bị vạ lây, phải mang tiếng xấu với người ta,… Nếu Mỹ Tiệp dằn được lòng mình xuống với những quy định của xã hội, với quy ước của gia tộc mà nàng cứ

muốn nhốm chạy thì nó kéo lại, thít chặt vào hơn [21, tr. 28] thì có lẽ nàng đã cứu vãn được cuộc hôn nhân đang bên bờ tan vỡ. Trong con mắt của Tiệp, sự ràng buộc của nề nếp gia phong thật nặng nề đối với những người phụ nữ. Trong hoàn cảnh này, Mỹ Tiệp trở nên nhỏ nhoi trước cuộc đời. Hình ảnh sợi dây thòng lọng, hình ảnh của những trói buộc, càng vùng vẫy, càng bị thít chặt, càng khó trốn chạy hơn là cái vòng cương tỏa của chính gia tộc nàng, một tường thành vững chắc mà nàng không thể đơn thương độc mã vượt qua được.

Thế nhưng, những tưởng trước sức ép của gia tộc Mỹ Tiệp đã buông xuôi. Tiệp đã chọn lựa chọn đưa con ra cơ quan ở, để lại tất cả sau lưng mọi thứ bắt đầu một cuộc sống mới Quần áo của hai mẹ con, tủ sách, vài cái soong vài cái thau, mớ gia dụng lèo tèo trông buồn thê thảm, đáng giá nhất là chiếc tủ lạnh để làm đá nuôi con gái,…[21, tr.137]. Lúc này, Tiệp mất tất cả những chỗ dựa tinh thần bỏ rơi, ruồng bỏ mẹ con nàng. Cả gia đình không có một ai chấp nhận

nàng.Có thể nói đây chính là đòn chí mạng khiến Tiệp không còn sức lực nào nữa.Tuy vậy, sống trong căn phòng vốn là phòng làm việc, cả ba mẹ con phải vất vả rất nhiều trong sự thiếu nước, chật chội, khốn khổ. Hàng xóm, láng giềng xa lánh, miệt thị. Đồng lương phải chắt chiu từng thứ, mua cá ươn vào buổi chiều. Hình ảnh Mỹ Tiệp lúc này khiến độc giả không khỏi xót xa, thương cảm. Liệu nàng có gục ngã? Nhưng không! Mỹ Tiệp vẫn dám khẳng định bản thân mình bởi nàng nhận rõ trách nhiệm với bản thân và gia đình mình chưa từng yêu Tuyên, trái tim mình nhất thiết phải được biết một tình yêu đích thực là như thế nào [21, tr.69]. Và nàng vẫn nhất quyết đi tìm một tình yêu mà mình đang khao khát nàng mặc kệ tất cả, mặc kệ đất trời và bão tố, mặc kệ lồng sắt và dư luận, bất chấp sự phản đối quyết liệt của mọi người nàng vẫn từ bỏ cuộc sống hôn nhân không có tình yêu ấy. Ngòi bút Dạ Ngân xoáy sâu vào nhân vật Tiệp, với những xung đột mội tâm sâu sắc. Nàng dám sống thật đúng với những cảm xúc chân thật của lòng mình, cho những khát khao cháy bỏng. Nàng đã quyết tâm ly hôn với người chồng khô khan cứng nhắc, kết thúc cuộc hôn nhân không tình yêu!

Nhưng để làm được điều ấy đâu phải dễ! Đối diện với cô Tư Ràng, là hiện thân của một người giữ nề nếp gia phong của gia tộc nàng, liệu nàng còn dám tiếp tục yêu Đính. Tiệp dằn vặt, Tiệp đau khổ khi nghĩ đến cô sống gương mẫu trong nề nếp, cô dạy cháu con theo nề nếp. Và cô không thể chấp nhận trong gia tộc mình, có người cháu đi ngược lại với nề nếp ấy. Chính Tiệp là hiện thân của sự thất bại trong cách giáo dục về nề nếp và gia phong của cô Tư Ràng. Vì thế, Tiệp cảm thấy mình có tội Đó là tội danh có thể làm nàng đau đớn, xấu hổ nhất, hơn là tà dâm, ngoại tình, giựt chồng, đánh cắp hạnh phúc người khác… cái tội bị cô Ràng xử trảm, cái tội bị gia tộc ruồng bỏ, mà không có gia tộc thì không người Việt Nam nào yên ổn với lương tâm cả [21, 194]. Bị “xử trảm” là bị gia tộc ruồng bỏ, là cái án cao nhất mà Tiệp cảm thấy sợ nhất khi phải đón nhận. Kể cả khi thủ tục li hôn đã hoàn tất, đến với Đính, nàng vẫn sợ bức tường

rào ấy đó là cô Ràng, nàng vẫn còn lãng tránh bức tường đó vì nàng cần một sự chính danh với Đính [21, tr. 237]. Nhưng chính sự nỗ lực của cả hai phía, Tiệp đã vượt qua bức tường đó bằng sự chính danh sau 11 năm vào Nam ra Bắc với Đính. Sự “chiến đấu” bền bỉ của một người phụ nữ cho tình yêu đã chiến thắng tất cả, cho dù bức tường ngăn cản của gia tộc nàng có lớn đến đâu. Sự khẳng định cái tôi không hề vì hiếu thắng mà vì chính tiếng lòng của mình, điều đó ở Mỹ Tiệp thật đáng khâm phục và trân trọng. Có thể khẳng định, trong quan hệ với người thân trong gia đình, Dạ Ngân lúc nào cũng khẳng định được quan niệm của mình về tình yêu của mình bằng cảm xúc chân thực và xúc động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)