Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 61 - 65)

7. Cấu trúc

2.3. Cái tôi với những dư chấn của chiến tranh

2.3.2. Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống gia đình

Trong phạm vi lớn, tác phẩm như một tấm gương tái hiện lại xã hội thời kì bao cấp. Trong phạm vi nhỏ là gia đình, dư chấn chiến tranh để lại không ít hậu quả. Như đã trình bày, gia đình lớn của mỹ Tiệp ở quê là hệ quả trực tiếp dễ nhìn thấy nhất của chiến tranh. Gia đình ấy đều là sản phẩm con người của chiến tranh, họ đến và đi ra từ chiến tranh vì vậy số phận của những người đàn bà này gắn liền với dấu vết khắc nghiệt của chiến tranh khi trong nhà. Mỗi thành viên trong gia đình đều có số phận gắn liền với những gì khắc nghiệt nhất mà chiến tranh mang lại: kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con, em mất anh. Kết quả một gia đình toàn là những bà góa với cuộc sống cắm mặt xuống miếng vườn đầy rắn rết, hố bom, hố pháo và chất nổ

[21, tr.95]. Không chỉ có thế, những người đàn bà góa ấy còn phải đối mặt với cuộc sống đầy khó khăn, tổn thất mà đáng lí ra họ xứng đáng nhận được khi hi sinh người thân của mình cho Tổ quốc.Với thân phận góa bụa, họ phải một mình chống đỡ giữa cuộc sống đầy chật vật. Những tưởng sau chiến tranh, họ được sống hạnh phúc bình yên, nhưng không! họ phải gồng mình lên để thay thế cho người đàn ông giờ không còn là trụ cột nữa. Vì thế, họ còm cõm, già

nua theo năm tháng mà không hít được bầu không khí mới mẻ nào của thời hậu chiến. Họ là những bà, những mẹ là nạn nhân của chiến tranh đau thương và tang tóc. Chất hiện thực trong những trang viết của Dạ Ngân khiến cho người đọc không khỏi xót xa đau đớn trước thân phận của những người phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh. Đây là hình ảnh chị Hoài với cái dáng cắm cúi chật vật đầy đau khổ gập xuống như có một cú đòn vào giữa xương sống khi người ta đẩy thằng con chị từ phòng mổ với cái chân một chân rưỡi và đoạn chân bị cắt lìa… [21, tr.237]. Cô Tư Ràng cũng có một gia đình, một đứa con gái, nhưng chiến tranh đã cướp mất đi mái ấm hạnh phúc của cô, và chồng cô đã hy sinh trong chiến tranh… Chính việc phải trải qua những gian khổ nên cô Tư Ràng mới khuyên Mỹ Tiệp cam chịu, nhẫn nhịn Nhà nầy một lô một lũ con mồ côi còn chưa dủ sao còn muốn bỏ nhau để con nó khổ nữa, trời ? và: Làm đàn bà con gái là phải chịu khổ, ráng khổ chút nữa rồi cũng hết đời thôi, con! [21, tr.94].

Tiệp bỏ nhà đi theo anh Năm Trường vào căn cứ kháng chiến từ mười bốn tuổi.Và chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân tươi đẹp của một người con gái, đồng thời, đã đẩy cô đến với người chồng Hai Tuyên.Trong khoảnh khắc cái chết chỉ tính bằng giây giữa làn mưa bom bão đạn đẩy Tiệp vào bi kịch không thể tự mình lựa chọn một cuộc hôn viên mãn với tình yêu đích thực. Để rồi, sau chiến tranh, hai con người ấy kết hôn nhưng tâm hồn Mỹ Tiệp luôn bị đè nặng bởi cảm giác Hồi mới cưới, con tim nàng không chịu rung động, nó cứ lên tiếng rằng đây không phải người đàn ông của mình, đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh, của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng [21, tr.52]. Sống cùng chồng nhưng Mỹ Tiệp luôn cho rằng đây là cuộc hôn nhân do chiến tranh xô đẩy.Tuyên không là một cán bộ tuyên huấn của thời bao cấp. Nhưng trong cuộc sống gia đình, anh lại có thái độ hờ hững, ít quan tâm đến vợ con. Điều đó không hẳn chỉ là do bản tính mà còn có thể do giáo dục, do hoàn cảnh công tác, do lòng ham muốn quyền lực, nhất là sự ham muốn quyền lực này lại từ

nguyên tắc “xin - cho” tạo nên. Chính điều này càng làm cho khoảng cách giữa hai vợ chồng Tuyên ngày càng xa nhau hơn. Trong khi đó, vợ anh, Mỹ Tiệp lại luôn khát khao cuộc sống gia đình có tình yêu, mong muốn có sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, che chở của người đàn ông trong gia đình.Và rồi nàng lâm vào một loạt bi kịch dai dẳng, đớn đau trong đời sống vợ chồng không có tình yêu.Tiệp đã lên tiếng Tôi với anh bị chiến tranh đưa đẩy, tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này! [21, tr.81]. Nàng đã phân tích để nhận ra mình và chồng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bị chiến tranh đưa đẩy. Đó là cách nhìn nhận thấu đáo và dũng cảm của Mỹ Tiệp.

Như vậy, với Gia đình bé mọn, Dạ Ngân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng những con người trong xã hội mới khi chiến tranh kết thúc. Theo đó, những người vì cuộc sống chật vật bám ghì với cuộc sống nghèo túng, cùng quẫn, một số trở nên thoái hóa. Bên cạnh đó là những người chịu quá nhiều bất hạnh thì phần lớn là cam chịu số phận (những người đàn bà góa trong gia đình Mỹ Tiệp).Trong đó, Mỹ Tiệp là một phụ nữ bản lĩnh, không bị cuốn theo guồng xoáy chung của xã hội, giữa thập niên 80 - 90 của thế kỉ XX, trong cuộc sống, nàng làm việc theo mong muốn của mình (được cử đi học lớp đào tạo cán bộ nguồn nhưng nàng từ chối, vì nàng yêu văn chương). Đồng thời, Mỹ Tiệp dám đối mặt và phân tích cảm xúc của chính bản thân mình để nhận ra chính bản thân mình để rồi nàng chủ động đơn phương li hôn với người chồng của mình để sống một cuộc sống khác và mưu cầu hạnh phúc.

Có thể kết luận rằng dư chấn của chiến tranh khiến cho cuộc sống của nhân dân gặp phải nhiều khốn khó do hoàn cảnh lịch sử, nhưng cũng giúp cho con người nhìn nhận, khám phá chính bản thân mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Hai mươi chương của tiểu thuyết Gia đình bé mọn của nữ văn sĩ Dạ Ngân là tiếng nói chân thành của cái tôi cá nhân trong cuộc sống đời thường, trong cuộc sống gia đình và trước dư chấn của chiến tranh.

Trong cuộc sống đời thường, nhân vật Mỹ Tiệp phải đối mặt với bi kịch của sự vỡ mộng trước cuộc sống thực tại của gia đình và xã hội. Gia đình nhỏ bé của nàng là gia đình không trọn vẹn và hoàn hảo như người ta vẫn nghĩ.Vì thế, nàng lâm vào bi kịch của những thất vọng về cuộc sống. Nhưng nàng đã thực hiện nghĩa vụ sống thật với bản thân, sống thật với những gì mình mong muốn.

Trong cuộc sống gia đình, bi kịch mà nhân vật Mỹ Tiệp vướng phải một phần là do dư chấn của chiến tranh. Chiến tranh đã khắc dấu ấn của nó lên đời sống xã hội, lên đời sống gia đình, lên nhân tính, lên tình yêu của một thời kỳ sau chiến tranh. Khát vọng của người phụ nữ với tâm hồn đa cảm giàu lòng yêu thương, bước ra từ chiến tranh luôn ý thức được ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Bằng sự trải nghiệm chân thật của bản thân, bằng những nhạy cảm, tác giả đã gửi gắm những tâm sự chân thật của chính mình, giúp người đọc càng có cơ hội đến gần hơn với đời người và đời văn Dạ Ngân.

Chương 3

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRONG

GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)