Cái tôi trong quan hệ với gia đình riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 48 - 56)

7. Cấu trúc

2.2. Cái tôi trong tình yêu và hạnh phúc gia đình

2.2.1. Cái tôi trong quan hệ với gia đình riêng

Dạ Ngân sáng tác từ năm 1978 và thành công từ tác phẩm đầu tay.Trước đó, bà công tác ở bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang. Dạ Ngân xây dựng gia đình mà theo bà, đó là cuộc hôn nhân do chiến tranh thu xếp. Cũng từ khi được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau tác phẩm đầu tay, Dạ Ngân biết mình gắn bó với nghiệp văn và dần nhận ra hố sâu ngăn cách giữa bà với chồng.Với sự thành công của truyện ngắn thứ 2, đầu năm 1982, bà

được mời đi dự Trại sáng tác của hội ở Vũng Tàu. Tại đây, bà đã “bước xuống một con đò khác” cùng nhà văn Nguyễn Quang Thân. Trải qua 11 năm bà ở Nam và nhà Văn Nguyễn Quang Thân ở Bắc, hai người đã đến với nhau như một kết thúc có hậu cho tình yêu đầy chông gai, sóng gió. Bà sáng tác với sự tham gia nhiều của yếu tố đời tư. Thông qua những hư cấu của tư duy tiểu thuyết, Dạ Ngân đã thể hiện lại trong Gia đình bé mọn. Dạ Ngân đã mượn nhân vật Mỹ Tiệp trong tác phẩm để kể về mình, nhân vật Đính để nói về chồng mình - nhà văn Nguyễn Quang Thân, nhân vật Tuyên - người chồng do chiến tranh xô đẩy, nhân vật Thu Thi và Vĩnh Chuyên, 2 con của Mỹ Tiệp để nói về hai con của mình.

Trong tác phẩm, do hoàn cảnh chiến tranh xô đẩy, cuộc hôn nhân không tình yêu với Tuyên khiến cho Tiệp dần cảm thấy ngột ngạt, không chịu đựng nổi. Sự xuất hiện của người đàn ông là anh nhà báo cỡ bự trong hoàn cảnh đó đã khiến Tiệp tưởng gặp được người trong mộng để hy sinh một cách u mê như thần dân với vị vua của mình. Để rồi cô thất bại với không ít tai tiếng và những vết nứt đầu tiên cho gia đình.

Tiệp đã cố làm lành với chồng do sức ép của dòng họ, nhất là sự uy nghi của cô Tư Ràng nhưng cuộc sống hôn nhân vẫn không thể cứu vãn được. Và sự xuất hiện của anh chàng nhà văn lãng tử của xứ Nghệ tên Đính đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Tiệp, đánh thức mọi phương diện trong con người Tiệp. Để được sống với người mình yêu, hai người trải qua mười một năm sau nhiều phen sóng gió. Hai người quyết định đến với nhau, Mỹ Tiệp luôn được sự ủng hộ của hai con, nhất là cô con gái già dặn, trở thành bạn của mẹ. Tuy vậy, Mỹ Tiệp luôn day dứt với hai con của mình. Vì vậy, Mỹ Tiệp luôn có cảm giác giằng xé đến nát lòng khi liên tục bị dày vò bởi hai thứ tình yêu và tình mẫu tử chẳng thể hòa hợp… Khi đưa hai con ra sống tạm trong trụ sở cơ quan mẹ, hai chị em Thu Thi và Vĩnh Chuyên thiếu thốn mọi thứ, từ nước sinh hoạt đến chiếc giường ngủ ọp ẹp… Thu Thi lúc này mới 9 tuổi đã biết thay mẹ quán

xuyến mọi việc trong nhà, biết xin vỏ bưởi về phơi dành đun muỗi cho mẹ những hôm thức khuya viết bài, biết xin vỏ dừa tươi đem phơi làm chất đốt,… Dạ Ngân như hóa thân vào nhân vật, thậm chí, bà lấy bản thân mình làm “vật liệu” để xây dựng tác phẩm. Có lẽ vì thế mà bà mới viết nên những dòng tâm sự đầy thống thiết khi phải hứng chịu mối bi kịch của nghịch lý lựa chọn giữa một bên là người yêu dấu với một bên là hai đứa con thơ. Dù có can trường đến mấy thì người phụ nữ ấy chắc chắn vẫn sẽ rơi vào bi kịch. Và quả đúng là “lựa chọn là mất mát”, Mỹ Tiệp luôn có trạng thái giằng xé tâm can khi nghĩ đến các con mình cần mẹ, nhưng lại cồn cào nhớ người tình ? Và thế là, người đàn bà nhỏ bé ấy ki cóp tằn tiện để mỗi năm ra Bắc vào Nam để gặp Đính, vừa gồng mình lên làm chỗ dựa cho các con. Vậy mà, khi có được danh chính với người tình, trên con đường ra Bắc, Tiệp vẫn không thoát khỏi tâm trạng giằng xé : Ở bên Đính thì cồn cào nhớ con đến nghẹn lòng, nhưng về Nam với con thì hình ảnh Đính lại mụ mị cả đầu óc. Trong hành trình khổ ải có nước mắt mặn chát và niềm vui sướng khôn tả lúc được sống với người yêu, những tưởng sau tất cả sóng gió, Tiệp sẽ hạnh phúc viên mãn bên Đính, nhưng cuối cùng người đàn bà ấy vẫn không thoát khỏi sự ân hận, mặc cảm xé lòng vì chưa tròn nghĩa mẫu tử

Nàng nghẹt thở bên Đính không phải vì tâm trạng của một nàng dâu, một người vợ chính danh mà vì nàng là một người mẹ đã bỏ vãi các con ở xa mình hàng nghìn cây số để đi lấy chồng, ý nghĩ ấy càng lúc càng cộm lên như giữa nàng và Đính đang có một cái dằm …Nàng đứng yên và bỗng dưng ôm bụng đổ ập xuống, nàng đổ xuống một cách thê thảm, quằn quại như một cái cây trong bão , nàng muốn được gào khóc , được đào bới, nàng muốn vạch đất xé trời để được thấy các con, giá có thể chạy bổ mà trở về được, giá có thể thấy chúng một lần nữa …Để được sống với người mình yêu cũng có nghĩa là phải thường xuyên gào khóc với lương tâm làm mẹ vầy sao, cái giá này nàng đã ước lượng hết chưa và phải trả đến bao giờ … Nàng khóc rỉ rả trong tay Đính và lại nghĩ như muôn ngàn lần trong mười mấy năm qua, rằng nếu có kiếp sau, nàng sẽ chọn gì, tình yêu hay tình mẫu tử? Phải nếu có kiếp sau ấy nàng sẽ

chọn sao cho hai thứ tình ấy có trong nhau, sinh ra cho nhau và vì nhau mãi mãi suốt đời [21, tr.279.280].

Mặc dù Mỹ Tiệp mạnh mẽ khi tự quyết định con đường hạnh phúc, quyết định lựa chọn một cách đầy quyết đoán nhưng khi kết thúc cũng không thoát khỏi mối giằng xé bi thương giữa làm mẹ và vai trò của một người tình bền bỉ, kiên trung. Ở cuối tác phẩm, khi đang sống với Đính ở Hà Nội, Mỹ Tiệp nhận được bức thư ngắn của con gái Thu Thi đang nức nở nghẹn ngào Mẹ ơi con cần mẹ, con khổ quá. Chồng con ảnh có người khác (…) phải chi hồi đó con theo mẹ con nghe lời mẹ, nhưng mà con cần mẹ, lúc nào con cũng cần mẹ mẹ ơi ! [21, tr.292.293] thì lòng cô chồng chất thêm biết bao nỗi đau đớn, cắn rứt vì mặc cảm mẫu tử chưa và sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho cô; để rồi mãi mãi ám ảnh Tình duyên lận đận, học hành dở ương, con cái nhỏ dạ , cái vòng tròn của nàng chưa khép lại mà vòng tròn của con gái nàng đã chồng lên, cái bóng của nàng, cái bi kịch của nàng, và đó cũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi còn chưa hết con đường mẫu tử của mình [21, tr.295]. Tiếng lòng của Mỹ Tiệp đau đớn theo nàng đi suốt hành trình tìm hạnh phúc, nhưng trên hành trình ấy, càng về cuối càng day dứt, lúc tìm đến hạnh phúc riêng tư tưởng trọn vẹn thì cũng là lúc vấp phải tình mẫu tử trồi lên mãnh liệt nhất. Bi kịch ấy của người đàn bà trong tiểu thuyết này đại diện cho số kiếp người phụ nữ trong cõi đời nói chung, trong hoàn cảnh ấy, khó lòng mà thoát ra tấn bi kịch ấy.

Trong tác phẩm, đời sống vợ chồng và cuộc ly hôn của Tiệp và Tuyên phần nào miêu tả cuộc sống của chính nhà văn Dạ Ngân. Hôn nhân của nàng đổ vỡ là do hôn nhân của họ không xuất phát từ tình yêu, giữa họ không có sự hiểu nhau, mà theo bà, cuộc hôn nhân này là do chiến tranh sắp xếp. Trong khi ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mỏng manh, lúc tai Tiệp ù đặc, mắt nàng long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt này. Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay đang áp vào hàng nút áo

bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng đang săn lên, run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ quá, cảm giác được mơn trớn mà cũng được dầy vò, nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi âm phủ [21, tr.101]. Chính trong lúc ấy, và rồi sau những lần gần gũi khi ở cứ, Mỹ Tiệp vẫn không cảm nhận được tình yêu. Theo nàng, nó đơn thuần chỉ là sự gần gũi về xác thịt.

Hồi mới cưới,con tim nàng không chịu rung động nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông của đời mình, đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh, của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng [21, tr.52]. Mỹ Tiệp dám mổ xẻ những cảm xúc của mình đối với chồng, ngay từ lần đầu tiên cho đến cuộc sống vợ chồng trong thời bình. Dạ Ngân thật với chính những xúc cảm của nhân vật. Đó là những cảm xúc chân thành, cởi mở tận sâu cõi lòng về những ẩn ức đời sống tình dục của người phụ nữ dám sống thật với mình. Qua đó, người đọc thấy ánh lên cái nhìn nhân văn và độc giả không khỏi xúc động, bởi điều đó có thể đã và đang diễn ra trong góc khuất của bất kì một người phụ nữ trong xã hội (kể cả thời đại ngày hôm nay), nhưng không phải ai cũng có đủ cam đẩm để mổ xẻ nó, để đối diện với chính nó. Vì vậy, Mỹ Tiệp không chỉ là nhân vật của tác phẩm mà nàng đã trở thành nhân vật của xã hội.

Nhưng nếu chồng Dạ Ngân (cũng như Tuyên) quan tâm, lo lắng, yêu thương chăm sóc nàng (cũng như Tuyên quan tâm chia sẻ với Mỹ Tiệp) thì có lẽ cuộc sống của họ đã khác. Hơn nữa, Hai Tuyên là con người trọng quyền lực, theo đuổi sự thăng quan tiến chức đã dần tạo nên sự vô tâm, thờ ơ, tẻ nhạt trong cách cư xử với vợ con. Vì thế, Mỹ Tiệp, vốn là một con người Tiệp tung tăng…Tiệp bay nhảy…Tiệp lai láng…Tiệp thích chỗ đông người [21, tr.94] khiến Tiệp thấy giữa hai vợ chồng nàng là hai cách sống đối lập, và giữa nó có một hố sâu ngăn cách. Điều đó khiến nàng cảm thấy nhàm chán chồng và nhàm chán cuộc hôn nhân của mình. Xã hội lúc đó là một trong những nguyên nhân là làm Tuyên thêm bộc lộc tính cách và càng đẩy hai người về hai phía đối lập nhau. Để rồi mỹ Tiệp dám thẳng thắn với chồng Tôi với anh bị chiến

tranh đưa đẩy tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này [21, tr.81]. Dám tuyên bố với chồng như vậy là Mỹ Tiệp dám sống với khát vọng bản năng chân chính. Và để thực hiện được điều đó, nàng phải chịu giằng xé đau đớn với nghĩa vụ đối với gia đình,với họ tộc, bởi lý thuyết “chính danh”, “đàng hoàng”. Như đã biết, cô Tư Ràng của Mỹ Tiệp (cũng là cô Tư của Dạ Ngân) đã gieo rắc và hằn sau vào đầu óc nằng rằng Danh dự là đàng hoàng, mà đàng hoàng là thể diện, thể diện là tốt khoe xấu che. Nhưng nàng không thể cùng lúc lên giường với Tuyên mà vẫn thậm thụt đi dâng hiến cho người khác, đó là sự rạch ròi tối thiểu của một người đàn bà tự trọng, mà tự trọng là đàng hoàng. Vậy thì nàng sẽ bảo toàn lòng tự trọng đó và danh sự cũng từ tự trọng mà ra [21, tr.79].

Như vậy, rõ ràng người phụ nữ ấy đã nhận thức sâu sắc bi kịch mình đang lựa chọn. Đã có những lúc người đàn bà ấy đã chịu đựng, đã nén lòng mình nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn và cả trữ lượng nhân tính ít ỏi của chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với mình, thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình theo thói quen y nguyên của thời chiến, lúc cả hai còn sợ bị chết trần chết truồng. Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người là chiếc áo của nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt chồng, mãi mãi một cảm giác chán chường, rất nhanh nhưng rất chán khi chính nàng cũng đê mê cao trào như cảm xúc bi dốc ngược ra để ai đó thu hồi lại ngay cái nàng vừa có, nàng hiểu ra nhiều lần đó là do cảm giác do không có tình yêu với Tuyên, trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng ngay cảm giác của nhục thể [21, tr.155].

Không dấu giếm những suy nghĩ từ tận đáy lòng như thế Dạ Ngân đã để cho nhân vật nói lên mặt trái của đời sống vợ chồng hiện đại trong xã hội ngày nay:Tình yêu chân chính phải là khát vọng được chung sống với nhau, còn ngược lại như Tiệp và Hai Tuyên mãi mãi sẽ làm thiêu rụi cảm xúc thăng hoa

đẹp đẽ của tình dục khi hôn nhân không có tình yêu. Và cũng vì xác định sự

đàng hoàng với lòng mình, không muốn sống theo cách phải dối lòng mình mà nàng quyết định đối mặt với chồng và đối diện với chính lòng mình. Như đã biết, Mỹ Tiệp trong tiểu thuyết này vốn là con người có khao khát sống mãnh liệt và thành thật vì vậy nàng đã quyết tâm từ bỏ người chồng cằn cỗi ấy, vì trái tim của nàng đã tự thú Tuyên đã đi tắt vào đời con gái của mình Tuyên đã dùng lợi thế ở Cứ, Tuyên đã quỵ lụy Tuyên đã bủa vây lòng thương hại của mình, vậy là đã đến lúc Tuyên phải trả giá cho cuộc hôn nhân lấy được nầy, mình chư từng yêu Tuyên, trái tim mình nhất thiết phải biết một tình yêu đích thực là như thế nào[21, tr.69]. Đây có thể coi là lời lý giải chân thật của con tim khao khát tình yêu của Mỹ Tiệp. Điều đó chẳng phải là chính đáng lắm sao?

Người đọc thấy một Mỹ Tiệp khác hẳn khi cô gặp và yêu Đính, một nhà văn gốc xứ Nghệ và đang sống ở Hà Nội. Mỹ Tiệp đã được yêu theo đúng nghĩa của nó và bởi tình yêu của Đính đã đánh thức con người tràn trề sức sống như cô Những câu chuyện thì thầm cùng với da thịt nguyên sơ. Lần đầu tiên nàng cảm nhận thấy trong bàn tay tinh nghịch của mình một sinh vật cừ khôi - trước đây với Tuyên nàng không có nhu cầu đùa giỡn với nó, chắc chắn vì nàng không khao khát nó. Nàng trôi trên người Đính như ban nãy Đính đã cẩn trọng với từng xentimet thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm ngọt ngào. Từ thể thủ nàng đã ào sang thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân tới đỉnh đầu và thật sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không chính danh, tà dâm hay không tà dâm, chỉ thấy mình đúng là mình trong tưởng tượng [21, tr.157].

Đặt bối cảnh thời gian của tác phẩm với những câu văn trải lòng đến chân thật như vậy, người đọc không khỏi ngỡ ngàng. Không những khát khao sống thành thật với bản năng mà Mỹ Tiệp còn dám vượt qua để mạnh mẽ và chủ động trong quan hệ này. Người phự nữ đã mang trong mình suy nghĩ hiện đại

về vấn đề tình dục trong tình yêu. Đây không phải là vấn đề dễ viết và được độc giả dễ chấp nhận. Nhưng ngược lại với điều đó! Những trang văn của Dạ Ngân tuôn trào như tình yêu của mỹ Tiệp với Đính. Như mạch ngầm được khơi dòng, những trang viết thấm đẫm tính nhân văn bởi khát khao được khám phá chính bản thân mình của một nữ văn sĩ ham sống. Chính điều đó khiến độc giả yêu mến văn của Dạ Ngân. Bà dám nói thẳng thắn, chân thật về điều tưởng chừng rất khó nói. Hơn nữa, điều đó lại phù hợp với diễn biến tình cảm của nhân vật Mỹ Tiệp. Để rồi trong Mỹ Tiệp khát vọng về tình yêu càng bùng cháy thì bi kịch của gia đình nàng lại càng lún sâu.

Nhưng Mỹ Tiệp đâu phải chỉ đối diện với chồng mà nghĩa vụ của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)