Quá trình sáng tạo của Dạ Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 25 - 30)

7. Cấu trúc

1.2. Quá trình sáng tạo của Dạ Ngân

1.2.1. Vài nét về nhà văn Dạ Ngân

Nữ văn sĩ Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1952. Tuổi thơ của nhà văn gắn bó vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền.

Dạ Ngân sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng (ba bà bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim). Cô Tư, cô ruột của nhà văn, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba bà đi kháng chiến. Có thể nói, đây là hai nhân vật mà tâm hồn và tính cách của họ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tư chất Dạ Ngân sau này. Cũng giống như nhiều gia đình ở miền nam trong thời kháng chiến (trước là trả thù nhà, sau là trả nợ nước), gia đình của Dạ Ngân có truyền thống yêu nước, cha hi sinh trong kháng chiến, còn tất cả các chị em gái của Dạ Ngân đều vào cứ tham gia đánh giặc.

Nhà văn đã bộc bạch: Quê gốc tôi ở miệt vườn Cao Lãnh sông Tiền nhưng vì ông nội tôi thích thi thố nên đưa tất cả anh em giạt xuống tận Cần Thơ để phỉ chí nghề vườn. Tôi là phụ nữ miệt vườn chính cống và tôi luôn tự hào về

điều đó.Tuổi thơ tôi được bảo bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc cô tôi, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba tôi đi kháng chiến. Cho đến khi ba tôi bị tù, án khổ sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì tôi thuộc về cô tôi hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất tôi. Ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình tôi không có sự lựa chọn nào khác cho chị em gái nhà tôi: Tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha tôi. Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước [4, tr.27].

Cuộc đời riêng của Dạ Ngân rất lận đận. Cũng như bao phụ nữ khác sinh ra trong thời kỳ đất nước trải qua cuộc chiến tranh ác liệt. Dạ Ngân phải chịu nhiều thiệt thòi mất mát không được học hành đến nơi đến chốn nhưng nhờ có ý chí kiên cường, giàu nghị lực Dạ Ngân đã vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để trở thành một nữ nhà văn tài năng.

Năm 1978, truyện đầu tay của Dạ Ngân được tạp chí văn nghệ tỉnh in vào số tết. Sau đó, Dạ Ngân được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang. Đầu năm 1982, lần đầu một truyện ngắn của bà được in trên tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn. Cũng trong thời gian đó, với việc tham dự sự kiện trại sáng tác của Hội văn nghệ tỉnh ở Vũng Tàu, cuộc đời và sáng tác của bà có những bước chuyển. Ở trại sáng tác, bà đã gặp nhà văn Nguyễn Quang Thân - người chồng sau của bà. Cuộc tình này đã trải qua nhiều sóng gió của dư luận nhưng với tình yêu mãnh liệt, sau hơn mười năm trời người Nam kẻ Bắc chỉ trao đổi qua thư từ, điện tín và thỉnh thoảng mới gặp nhưng cuối cùng họ vẫn đến được với nhau. Bắt đầu từ trại sáng tác đó, nghiệp văn và đời tư của bà luôn gắn bó với nhau để bà cho ra đời những tác phẩm: truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1985) và nhiều đầu sách, kịch bản phim, nhiều tản văn, hàng nghìn kì thư Tư vấn gia đình với bút danh Dạ Hương. Đặc biệt, tiểu thuyết Miệt vườn xa lắm, Gia đình bé mọn, tên tuổi Dạ ngân trở nên gần gũi với độc giả cả nước.

Được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1987, Dạ Ngân được tu nghiệp bốn năm ở Trường viết văn Nguyễn Du. Từ đây, cuộc sống của bà có nhiều thay đổi và gắn bó với Hà Nội và người chồng thứ hai của bà.

1.2.2. Hành trình sáng tác

Dạ Ngân là một người có niềm say mê và có năng khiếu với văn học từ sớm. Ngay những ngày tham gia kháng chiến, Dạ Ngân đã lén đọc Sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhôp. Đây là cuốn sách bị xem là có vấn đề về chính trị thời bấy giờ. Với một tâm hồn bay bổng, lãng mạn Dạ Ngân đã được tiên đoán trước sau gì cũng sẽ theo nghiệp văn chương. Và đúng như dự đoán, cả cuộc đời bà sau này đã coi văn chương như là hơi thở, là cuộc sống của bà.

Năm 1978 truyện ngắn đầu tay của Dạ Ngân được ra đời và in trên tạp chí văn nghệ tỉnh số tết. Đây là động lực giúp nhà văn vững tin hơn trên con đường sáng tác văn chương nhiều thử thách của mình.

Năm 1982 một truyện ngắn nữa của Dạ Ngân được đăng trên tuần báo văn nghệ của Hội nhà văn Việt nam. Nhờ vậy mà tháng tư năm ấy, Dạ Ngân được tham dự trại sáng tác của hội ở Vũng Tàu. Tại đây, Dạ Ngân đã được gặp nhiều nhà văn tên tuổi trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Thân - người chồng sau này của bà.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Dạ Ngân sáng tác về nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng nổi bật nhất trong sáng tác của bà là đề tài chiến tranh và gia đình. Về thể loại thì tiểu thuyết và truyện ngắn là thể loại mang lại nhiều thành công cho Dạ Ngân. Dạ Ngân đã từng tâm sự Tôi là tạng nhà văn cái gì không ngấm vào mình, không trải qua thì không thể viết sâu sắc [29, tr.103].

Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm chính, tiêu biểu của bà như: Ở thể loại truyện ngắn, Dạ Ngân có những sáng tác sau:

- Quãng đời ấm áp - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1986.

- Con chó và vụ ly hôn - Tập truyện - NXB Hội nhà văn 1990. - Cõi nhà - tập truyện - NXB Thanh niên 1993.

- Dạ Ngân và Nguyễn Quang Thân - Tập truyện - NXB Phụ nữ 1997. - Nhìn từ phía khác - Tập truyện - NXB Hà Nội 2002.

- Tản mạn hồn quê - Tạp văn - NXB Phụ nữ 2007.

- Nước nguồn xuôi mãi - Tập truyện - NXB Phụ nữ 2008 Ở thể loại tiểu thuyết, Dạ Ngân có những sáng tác sau:

- Ngày của một đời - Tiểu thuyết - NXB Văn nghệ tp Hồ Chí Minh 1989. - Mẹ Mèo - Tiểu thuyết (cho thiếu nhi) - NXB Kim Đồng 1992.

- Miệt vườn xa lắm - Truyện dài - NXB Kim Đồng 1992 (In lần thứ ba tính đến tháng 6/2006). Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2004.

- Gia đình bé mọn - Tiểu thuyết - NXB Phụ Nữ tháng 7/2005 (In lần thứ năm tính đến tháng 3/2008).

Sau Miệt vườn xa lắm, tiểu thuyết Gia đình bé mọn là tác phẩm được xem là tác phẩm thành công nhất.Tác phẩm được nhận liền hai giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005, và Hội nhà văn Việt Nam năm 2006. Không những thế, tiểu thuyết Gia đình bé mọn trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam được nhà xuất bản Curbstone Press dịch sang tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ với sự chuyển ngữ của bà Rosemary Nguyễn.

Bên cạnh thành công của truyện ngắn và tiểu thuyết, bà còn có những kịch bản phim như: Chuyến đi của mẹ - Kịch bản phim nhựa, sản xuất năm 1988;

Chân trời nơi ấy - Kịch bản phim nhựa, 2 tập, sản xuất năm 1995.

Như vậy, nhờ vào hành trình sáng tác không mệt mỏi và nhiều tâm huyết đã giúp nữ nhà văn miệt vườn vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Điều đó chứng tỏ nữ nhà văn đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học đương đại Việt nam.

1.2.3. Sự ra đời của tiểu thuyết Gia đình bé mọn

Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân (sau Miệt vườn xa lắm) được nhận nhiều giải thưởng cao quý và được dịch ở nhiều nước. Tác giả xuất thân từ miền Tây Nam Bộ, nhưng tác phẩm được viết ở miền Bắc, là sự hồi tưởng lại quá khứ của nhân vật có nhiều

điểm tương đồng với cuộc đời của nữ văn sĩ. Tác phẩm xoáy sâu vào hiện thực của bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì sau chiến tranh chống Mỹ (năm 1975).

Tác phẩm Gia đình bé mọn lấy bối cảnh không gian chính là xã hội Việt Nam những năm sau 1975 giải phóng hoàn toàn đất nước và nhân dân bước vào một thời kì bao cấp chật vật, đầy rẫy khó khăn, hà khắc, bủa vây lấy cuộc sống và tinh thần con người. Nhân vật chính trong tác phảm là nhà văn Mỹ Tiệp, vốn là người miền Tây có nhan sắc, cá tính, có khát vọng mãnh liệt trong tình yêu và mưu cầu hạnh phúc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt đã dàn xếp cuộc hôn nhân giữa cô với anh chồng Hai Tuyên, một người đàn ông chỉ biết với cương vị phó phòng tuyên truyền, có thể thao thao đứng lớp những bài giảng về: “thế nào là nếp sống mới, con người mới”. Hơn thế, Tuyên còn là một con người lạnh lùng, vô tâm, tàn nhẫn với vợ con mình, coi công danh là mục đích phấn đấu và bắt vợ phải đồng hành với mình trên con đường chính trị “lên nữa, lên mãi”. Mặc dù biết không được sự ủng hộ của gia đình nhưng Tiệp vẫn quyết tâm từ bỏ vỏ bọc hào nhoáng về mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm đến hạnh phúc thực sự mà trái tim mình mong muốn. Đầu tiên là tình cảm bồng bột của Tiệp với anh nhà báo từ thành phố lớn, giống như một chú công giữa thị trấn tỉnh lẻ. Thất bại, nhưng Tiệp vẫn không muốn tiếp tục chung sống với Tuyên. Gia đình của Tiệp với những ràng buộc về danh dự của gia tộc đã tìm mọi cách ngăn cản nhưng Tiệp vẫn kiên quyết từ bỏ Tuyên. Thế rồi cuộc gặp gỡ Đính - nhà văn người xứ Nghệ, sống và viết tại Hà Nội đã khiến Tiệp rẽ sang một hướng khác. Mặc dù tình cảm của họ lại gặp phải quá nhiều ngăn trở.Với hành trình trên mười năm năm khổ cực với bao đau buồn giằng xé tâm can giữa tình mẫu tử, tình gia tộc, Tiệp đã đến đích.

Như vậy, Gia đình bé mọn tập trung vào bi kịch của người phụ nữ trong xã hội hiện đại giữa nhiều mối quan hệ trong gia đình, trong tình yêu. Qua đó, Dạ Ngân đặc biệt có ý thức đi sâu, lý giải, cắt nghĩa nguyên nhân sâu xa trong bi kịch mà họ phải chịu đựng. Cùng với nguyên nhân chính là sự huỷ diệt của chiến tranh đối với tuổi thanh xuân, mà còn là tư tưởng hà khắc còn mang nặng trong trí óc con người. Đồng thời, với tâm thế của một người trong cuộc, tác

giả cho thấy nguyên nhân nằm ngay trong thái độ cam phận, nín nhịn của người phụ nữ Việt Nam suốt chiều dài đằng đẵng bi kịch họ gánh theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)