Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc

2.3. Cái tôi với những dư chấn của chiến tranh

2.3.1. Dư chấn của chiến tranh đối với cuộc sống của con người

Trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn, Dạ Ngân đã lấy những chất liệu hiện thực sống động về bức tranh xã hội thời kì hậu chiến, số phận con người dưới sức ép chiến tranh và những ràng buộc trong mối quan hệ gia tộc - xã hội. Điều đó cho thấy dư chấn của chiến tranh còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người dân sau khi chiến tranh kết thúc.

Đầu tiên, với nhân dân, kết thúc chiến tranh đồng nghĩa với việc chấm dứt khổ đau và chết chóc, người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng không! Những con người trong thời kì ấy mang dáng vẻ ngơ ngác, bần thần trước thực tế xã hội sau chiến tranh với cái thời một ống chỉ cỏn con cũng chờ tới lượt phân phối [21, tr.6]. Lúc này, những thứ nhu yếu phẩm hàng ngày phải chờ tới lượt phân phối nhưng lại kém chất lượng gạo thì thường là vón cục và nát bét trong vụ hè thu [21, tr.37]. Như vậy, sự chật vật, thiếu thốn mọi thứ đến khiến cuộc sống của người dân tù túng, ngột ngạt. Ở miền Nam, cảnh bến xe được Dạ Ngân đã tái hiện với những thứ tồi tàn, xập xệ và khó chịu cảnh nhà chờ trống rỗng, lộn xộn, vô tổ chức [17, tr.35], người dân xếp hàng để chờ mua vé trong mọi sự nhẫn nại, trong đủ thứ mùi mùi nước đái, mùi rác rến lưu cữu [21, tr.30]. Bến xe cũng không niêm yết cả giờ xe và giá vé xe. Bằng sự

trải nghiệm thực tế, Dạ Ngân thấu hiểu và mô tả những ngày tháng khó khăn của cả dân tộc mà nguyên nhân chính là do hậu quả của chiến tranh. Ở Hà Nội, người dân đi ăn phải xếp hàng đi ăn mà phải trì vai, áp lưng, giơ phiếu như thị trường chứng khoán [21, tr.141]. Những khu nhà tập thể nặng những thứ mùi thum thủm rên rỉ trong mọi “xó xỉnh” của cuộc sống bệ rạc đón khách là mùi nhà cầu, kiểu thiết kế cho xong, dân chúng sống sao mặc [21, tr.162]. Và Hành lang nhiều dây phơi, quần lót phụ nữ tự may lấy, những cái khăn made quốc doanh thô nhám vàng khè, bếp lò để ngoài cửa, chuồng sắt để trồng mấy thứ rau gia vị… [21, tr.162]. Như vậy, cuộc sống vật chất của nhân dân vô cùng thiếu thốn và lạc hậu.

Trong cuộc sống chật chội, khổ cực, thiếu thốn đó, nhiều người đã bị tha hóa về đạo đức. Đó là cảnh người mình cứ nhâng nháo và văng tục ở mọi nơi, mọi chỗ để bày tỏ thái độ [21, tr.126]. Những chiếc thìa trong cửa hàng ăn phải đục lỗ để phòng ăn cắp, mà nói như Đính Chỉ có những kẻ ăn cắp thánh thần mới nghĩ ra cách chống ăn cắp độc chiêu như thế [21, tr.142]. Bệnh viện phụ sản có những quy định khác thường, mỗi sản phụ đến nạo hút phải nộp một chai nước tiểu loại 750ml đầy. Để rồi mọi người mới vỡ lẽ ra rằng nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu [21, tr.243]. Nhân viên làm việc thì hầu như là những người hống hách và vô cảm. Như bà bưu vụ làm việc thì chểnh mảng, mụ nhân viên nhà vé thì Thôi không dài dòng, ông anh nhà khách quầy tôi thì chờ, đây ăn trưa đã, còn dân trơn, xin mời xếp hàng đằng kia [21, tr.35]. Và vì thế nhiều thứ có vấn đề về lịch sự, về sự thấp kém trong nhân cách, về sự ứng xử vô văn hóa. Đây chẳng phải là hệ lụy của chiến tranh hay sao?

Sự tha hóa biến chất của những người dân trong hoàn cảnh đó cũng là dễ hiểu bởi nguyên do của nó khá rõ ràng. Và sự thoái hóa của những người lãnh đạo cũng diễn biến không kém. Một vài cuộc họp mang tính chất “đại khái”,

từ báo cáo của mấy thằng cha bàn giấy của các ngành [21, tr.66]. Và trong khi họp, nhiều người lại hiện lên là những người có thể lôi kiếng ra tự nhổ tóc sâu như mấy cô mấy thím đi từ chiến hào ra hay vén quần lên gãi sồn sột như mấy chú bác hở ra là tán chuyện heo cúi và lương tháng [21, tr.68]. Có thể nói họ có thái độ làm việc hời hợt, qua loa, vô trách nhiệm, cốt làm đến tháng lãnh lương, tư lợi cá nhân. Ngòi bút Dạ Ngân nhẹ nhàng len lỏi vào từng ngõ ngách của xã hội, nhẹ nhàng mổ xẻ, nhẹ nhàng phản ánh khiến cho người đọc từng bước cảm nhận thực tế xã hội thời kì hậu chiến.

Sau chiến tranh, con người phải sống chung với nỗi khó khăn, nghèo đói. Qua tác phẩm, nhà văn tái hiện lại bức tranh xã hội bằng những cảm nhận chân thật nhất của một thời đã kinh qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)