Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 80 - 91)

7. Cấu trúc

3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.4.2. Thời gian nghệ thuật

3.4.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của lại Nguyên Ân: Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thế giới. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian

trần thuật. Sự phối hợp hai yếu thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật [3, tr.322].

Giáo trình Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử cho rằng: Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm mỹ nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ [26, tr.62]

Theo từ điển thuật ngữ văn học: Sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật [12, tr.322]. Trong văn học, thời gian được trần thuật là thời gian nghệ thuật thể hiện dụng ý của tác giả khi sáng tạo nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được phản ánh, tái hiện trong tác phẩm. Thời gian được trần thuật bao gồm thời gian sự kiện và thời gian nhân vật. Thời gian này thể hiện tính nghệ thuật cao và sự sáng tạo độc đáo của nhà văn trong quá trình sáng tác.

Như vậy, thời gian nghệ thuật là cái khung chứa các quá trình đời sống mà là một nhân tố độc lập tham gia vào hành động nghệ thuật, là một trong những phương tiện hữu hiệu để tổ chức nội dung nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật cũng giống với thời gian trong hiện thực khách quan ở chỗ nó có các bình diện quá khứ, hiện tại, tương lai, nhưng vì là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mĩ nên thời gian nghệ thuật có thể đảo lộn các chiều, có thể kéo dãn hoặc dồn nén.

3.4.2.2. Thời gian nghệ thuật trong Gia đình bé mọn

Trong tác phẩm Gia đình bé mọn thời gian trần thuật được xây dựng khá đậm nét. Có cả thời gian đơn tuyến lẫn thời gian đa tuyến. Tháng hai âm lịch giỗ ông nội … giỗ ba vào dịp tháng Bảy; Giỗ ba năm ngoái, … là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính một chiều. Đây là những khoảng thời gian gia đình Tiệp họp mặt làm mâm cơm cúng và tưởng nhớ đến người đã mất. Hay thời gian Tiệp sinh Thu Thi khi chưa giải phóng đến lúc thu Thi chín tuổi, Tiệp đã yêu Đính khi Thu Thi trưởng thành thì Tiệp ra Bắc sống với Đính. Sự trưởng thành của con gái theo thời gian tuyến tính như nhân chứng cho mối tình của Tiệp với Đính lâu dài. Và đặc biệt, mối tình của Tiệp với Đính diễn ra trong khoảng thời gian mười một năm, gian nan và bền bỉ.Trong khoảng thời gian ấy, Tiệp đã trải qua nhiều biến cố của cuộc đời để vững bước trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mình. Nhiều lúc, độc giả nín thở để theo dõi hành trình đi đến với hạnh phúc của Tiệp, nhưng bằng sức mạnh ý chí, sức mạnh của con tim khát khao hạnh phúc, Tiệp đã được đền đáp xứng đáng với những gì mình hi sinh để nhận được.

Bên cạnh thời gian tuyến tính, thời gian đảo tuyến là thời gian đặc sắc nhất trong tác phẩm. Đó là thời gian lồng ghép, đan xem giữa hiện tại, quá khứ, tương lai xoay quanh những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nữ nhà văn Mỹ Tiệp. Mở đầu tác phẩm, chương một là hiện tại cuộc đời của Tiệp thì những chương sau có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại, hiện tại trong quá khứ. Chương một bắt đầu từ khoảnh khắc gió bão bùng và bối cảnh Tiệp sửa soạn đi đến bưu điện tỉnh để nói chuyện điện thoại với người tình -Viết Đính Đây chính là lúc Tiệp và Đính đã gặp gỡ ở Đồng Đưng và đã yêu thương nhau Và Tiệp đã trở thành nỗi xấu hổ của dòng họ. Lồng vào đó là thời gian hồi tưởng của nhân vật thông qua chiếc áo mưa của chị Mỹ Nghĩa, về cái ngày nhận được thư báo của Đính mời nàng nghe điện thoại và cô bạn Hiếu Trinh chớp mắt cười tủm ái tình nữa rồi, chưa tởn ái tình sao ? Hả ?. Tất cả diễn ra

có sự đan xen, lồng ghép các sự kiện nhưng chúng lại có mối liên hệ khắng khít nhau đến từng chi tiết. Điều này không khiến người đọc lúng túng, khó hiểu mà ngược lại giúp người đọc hiểu rõ hơn từng vấn đề được nhắc đến. Chương hai không tiếp nối chuỗi sự kiện đang diễn ra ở chương một mà hướng đến khung cảnh quê nhà của Tiệp và cuộc trò chuyện, tranh cãi từ chuyện xấu hổ của Tiệp. Và cứ thế theo dòng cảm xúc của nhân vật, thứ tự các chương không phải là thứ tự theo thời gian tuyến tính mà là thời gian của những sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật Mỹ Tiệp được đảo lộn theo dòng cảm xúc của nhân vật. Cũng vì về quê lên, ở bến xe, Tiệp đã gặp Đính lần đầu và đồng thời với nó là sự kiện Tiệp bị xảy thai. Trong cơn đau đớn, kí ức về những lần sảy thai trước của Tiệp ồ ạt chảy về. Nàng không khỏi uất ức khi nhớ về những lần vỡ kế hoạch đầu tiên của hai vợ chồng với sự thờ ơ, lãnh đạm của Tuyên, chồng nàng. Và lại một mình nàng phải chống chọi với cơn đau vật vã, một mình đối diện với cơn khát, cơn đói. Những dòng hồi tưởng ấy của Tiệp giúp người đọc hình dung và hiểu rõ con người Tuyên, đó là một người chồng vô tâm, máu lạnh. Thời gian quá khứ hiện tại đan xen, mà hiện tại đau đớn, quá khứ cũng không hơn gì, hiện tại là vắng mặt chồng do Mỹ Tiệp về quê, quá khứ là do chính chồng đưa nàng đi làm kế hoạch nhưng lại chủ động bỏ rơi nàng. Nỗi đau thể xác và sự tủi thân của một người vợ càng đẩy hố sâu ngăn cách giữa hai vợ chồng sâu hơn, rộng hơn, để rồi nàng có những quyết định táo bạo cho cuộc hôn nhân của mình ở những chương tiếp theo của tiểu thuyết.

Quả đúng như vậy, Tiệp đã quyết định nói lời li hôn chồng. Và vì danh dự gia tộc, cô Tư Ràng lên gặp vợ chồng nàng để giàn xếp. Thời gian lồng ghép giữa quá khứ với hiện tại khi hai cô cháu đang lặng lẽ ôm nhau khóc vì cái cuộc đời khổ sở của người đàn bà.Tiệp nhớ về quá khứ, quá khứ lúc nàng còn là một cô gái xuân xanh trong cái công sự ngoi ngóp đang đối diện với cái chết cùng Tuyên. Lúc đó Tuyên đã cướp đi đời con gái của Tiệp, rồi đến những cảm giác da thịt lần đầu tiên nếm trải. Tất cả cho ta thấy được cuộc đời Tiệp rẽ sang

trang mới với nhiều niềm đau chứ không hề hạnh phúc. Sự lồng ghép về mặt thời gian thông qua những cung bật cảm xúc của Tiệp được Dạ Ngân tái hiện hết sức khéo léo và linh hoạt, cứ như nhà văn là hiện thân của nhân vật để diễn tả tinh tế từng cảm xúc Nàng đổ dài xuống, như lúc nầy, lắng nghe nhiều hơn là cộng tác, thấy lại hình ảnh Tuyên và nàng trong cái công sự ngoi ngóp trong buổi sáng chết chóc thê lương năm nào…. [23, tr.154].

Kể cả khi gặp Đính ở Hà Nội, trong căn phòng chật hẹp của nhà bạn Đính, hai người ân ái sau bao tháng ngày xa cách nhớ nhung nhưng Tiệp miên man nghĩ về Tuyên và đời sống vợ chồng của mình. Đó là thứ ái ân không có sự hòa hợp thiêng liêng, Tuyên chỉ thực hiện như một bản năng và nó nhanh chóng làm Tiệp chán nản. Rồi Tiệp nghĩ đến người ấy, tay nhà báo ban đầu, mối tình đơn phương dịu ngọt của Tiệp. Thời gian hồi tưởng đó giúp Mỹ Tiệp đủ để nhận ra cảm giác của mình, của tình yêu với Đính là chân thật và vì nó, Tiệp sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn của cuộc sống, của rào cản. Cũng trong đêm bên Đính, khi bên nhau, Tiệp nhớ lại hình ảnh trước khi hai người vào nhà bạn, Tiệp định đi vệ sinh cơ thể thì soi diêm thấy cục phân vàng nổi lềnh bềnh trong bể nước công cộng, để rồi hình ảnh đó ám ảnh trong tâm trí Tiệp Tại sao lại cứ hình ảnh cục phân vàng vàng trong bể nước, tại sao vẫn cứ cái hình thù của tấm ri-đô và những tấm cót ép chung quanh, tại sao vẫn bị chi phối bởi người đàn ông chủ nhà đang nín thở trên giường và đứa bé tim tím vì mồ côi mẹ và thiếu đói ? Tại sao da thịt và mùi vị của Đính không thân thuộc dễ dàng mà xa lạ, xa lạ còn hơn hồi ở Đồng Đưng lần đầu ? [21, tr.154]. Điều đó cho thấy, hiện thực cuộc sống khó khăn đeo bám con người ta, thậm chí, còn len lỏi vào cả cuộc ái ân của đôi tình nhân sau thời gian xa xôi đằng đẵng.

Trong Gia đình bé mọn, thời gian tiểu sử của nhân vật Tiệp liên quan đến những biến cố của cuộc đời cô, khiến cuộc đời cô có nhiều lần phải rẽ. Đấy là thời gian được tính từ thời điểm cô bé Mỹ Tiệp mới mười bốn tuổi lên cứ tham gia kháng chiến, rồi đến độ tuổi xuân xanh tươi mới nhất, mười chín tuổi, Tiệp

đã phải nếm mùi thân xác trong ranh giới sống chết tính bằng gang tất. Sau đó Tiệp kết hôn với Hai Tuyên, sống cuộc sống vợ chồng trong suốt thời chiến đến cả thời bình. Hòa bình, Tiệp thấy mình và Tuyên có nhiều điểm khập khiễng, không ăn khớp và không thể hòa hợp, Tiệp quyết định chấm dứt nó và đi tìm một hạnh phúc thực sự. Hành trình hơn mười năm ròng rã đi đến xây dựng mái ấm bé mọn là cả một chặng đường dài gian khổ mà nhân vật phải trải qua một cách chua xót, đau đớn. Như vậy đồng hành với thời gian tiểu sử là thời gian được nếm trải qua tâm hồn nhân vật lại chính là thời gian nghệ thuật đắc sắc tạo dấu ấn ngòi bút Dạ Ngân. Trong khoảng thời gian đó, nhân vật chính Mỹ Tiệp không ngừng suy tư, trăn trở. Đồng thời, nàng phải trải qua những bi kịch, những giằng xe nội tâm giữa việc giữ danh dự gia tộc với hạnh phúc cá nhân, giữa tình mẫu tử và tình cảm với người tình. Thời gian luôn đảo lộn trong dòng tâm tưởng của nhân vật, với những sự kiện, những biến cố liên quan đến cuộc đời Mỹ Tiệp.

Có thể nói, thời gian trong Gia đình bé mọn được Dạ Ngân xây dựng hết sức đặc sắc. Đó không phải chỉ là thời gian tuyến tính mà là thời gian đan xen hiện tại, quá khứ và phù hợp với những diễn biến tâm lý của nhân vật. Theo đó, từng sự kiện tuy diễn ra không cùng thời điểm nhưng lại gắn bó khắng khít, tạo nên một hệ thống sự kiện lô gic với nhau tạo nên một mạch truyện đan cài, lồng ghép đầy thú vị, thời gian có thể đồng hiện,…theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quá trình tìm hiểu, phân tích cái tôi cá nhân trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của tác giả Dạ Ngân không chỉ thấy bóng dáng tác giả với những bi kịch vật chất và tinh thần của người trí thức, trong cuộc sống đời thường và trong các mối quan hệ với gia đình mà còn cho thấy phong cách nghệ thuật trên từng con chữ của nhà văn Dạ Ngân, mà trên hết là việc sử dụng nghệ thuật để bộc lộ cái tôi cá nhân.

Dạ Ngân thật tài tình trong việc sử dụng vai người kể truyện là ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan, việc tổ chức và sắp xếp các kiểu thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ đa thanh giản dị mà linh hoạt. Qua đó, người đọc thấy được đời sống tâm hồn với những trăn trở bên trong, bóc tách được những tầng địa tâm lí ẩn sâu của nhân vật... Có thể nói, Dạ Ngân đã rất thành công khi thể hiện yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết này.

Dạ Ngân sử dụng ngôi kể thứ ba với ngôn ngữ trần thuật, thời gian và không gian nghệ thuật được sử dụng không tuần tự, thuần nhất mà chủ yếu là đan xen, lồng ghep với nhau theo những diễn biến sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật. Vì thế, nhân vật hiện ra khi thì theo con mắt của người kể chuyện, khi thì theo cảm nghĩ của nhân vật, khi thì là một chân dung, khi thì bộc lộ những biểu hiện tâm lý.Qua đó, người đọc có cơ hội khám phá những góc khuất trong chiều sâu tâm hồn nhân vật, để cảm thông, thương xót cho nhân vật trước những bi kịch mà họ phải trải qua trong thời kì hậu chiến. Và trên tất cả,

Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết mà Dạ Ngân - Lê Thị Hồng Nga tâm sự với bạn đọc về cuộc đời riêng của chính mình nhưng cũng là cuộc đời chung của người phụ nữ tri thức trong những năm sau chiến tranh đầy gian khó.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân ở phương diện tự truyện cho phép chúng tôi có những kết luận như sau:

1. Tự truyện đã có từ lâu trên thế giới và có nhiều tác giả thành công ở nước Pháp, Anh…. Ở Việt Nam, tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Trong đó, tác giả có thể viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình. Tác phẩm tự truyện thường được hoàn thành khi tác giả đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và có thời gian chiêm nghiệm lại những gì đã qua. Đó là cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân ở phương diện tự truyện.

2. Dạ Ngân là một trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975.

Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết được xem là tác phẩm thành công nhất của bà cho tới thời điểm này với những giải thưởng vinh dự. Tác phẩm tái hiện không gian xã hội thời kì hậu chiến với những dấu vết không thể phải mờ trong tâm trí con người là nạn nhân của chiến tranh và sản phẩm của xã hội bao cấp.Trong cuộc sống xã hội đầy khó khăn do hậu quả chiến tranh, Dạ Ngân gửi đến người đọc những kí ức, những trải nghiệm về một thời đã qua mà bản thân mình như là một người trong cuộc: nhân vật nữ chính, nhà văn Mỹ Tiệp là con người dám sống và hi sinh vì hạnh phúc đích thực trước những khó khăn của thời hậu chiến, trước những ràng buộc, định kiến của xã hội. Tác phẩm cho người đọc thấy hành trình tìm kiếm hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội bao cấp với những bi kịch trong gia đình, trong xã hội. Vượt qua những bi kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự truyện văn học trường hợp gia đình bé mọn của dạ ngân (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)