Khái quát về tiểu thuyết Việt nam thời kì Đổi Mới, từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 25 - 31)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt nam thời kì Đổi Mới, từ 1986 đến nay

Năm 1975 là thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử

dân tộc. Thời điểm này với chiến thắng mùa xuân lịch sử đã mở ra một thời kì

mới và đem lại những chuyển biến sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội,

trong đó có cả văn học. Văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng

trong giai đoạn này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Dường như

không quá bỡ ngỡ trước những thay đổi lớn lao, tiểu thuyết Việt Nam sau

1975 tiếp tục phát triển trên cái nền vững chãi của tiểu thuyết giai đoạn trước,

đồng thời có những bước chuyển cho phù hợp với tình hình mới. Sau ba mươi

năm dốc hết sức phục vụ cho lí tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa

xã hội, ở giai đoạn sau 1975 tiểu thuyết dường như đã có điều kiện hơn để

Nhìn lại toàn bộ chặng đường phát triển của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 có thể nhận thấy, tiểu thuyết không đứng yên hay chuyển động tịnh tiến mà có sự vận động và phát triển một cách linh hoạt. Sau 1975 tiểu thuyết Việt Nam không đi theo một đường thẳng duy nhất mà lại chia thành hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn tiểu thuyết từ 1975 đến 1985 và giai đoạn từ 1986 đến nay. Sở dĩ có sự phân chia như thế vì mỗi giai đoạn tiểu thuyết có những đặc điểm riêng và sự tổng hợp của những đặc điểm ấy đã làm nên diện mạo của nền tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.

Trước hết, có thể thấy giai đoạn tiểu thuyết từ 1975 đến 1985 chủ yếu

vẫn mang tính chất sử thi của giai đoạn tiểu thuyết ba mươi năm trước đó. Ba

mươi năm cả nước đánh giặc, ba mươi năm văn học cũng góp hết sức mình vào sự nghiệp chung. Chính điều này đã tạo nên một nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi nói chung và một dòng tiểu thuyết sử thi nói riêng. Dòng tiểu thuyết sử thi này là một thành tựu lớn của văn học những năm chống Mĩ và là cái nền vững chãi để từ trên cái nền ấy tiểu thuyết những năm 1975- 1985 có sự kế thừa. Như một điều hết sức tự nhiên, tiểu thuyết Việt Nam trong khoảng mười năm đầu sau chiến tranh cơ bản vẫn phát triển trên cái nền tiểu thuyết sử thi sẵn có bởi lẽ văn học giai đoạn này vẫn chưa có những thay đổi lớn và thi pháp tiểu thuyết sử thi vốn cũng đã trở thành một thi pháp quen thuộc đối với các nhà văn. Hơn nữa, phần lớn đội ngũ các nhà tiểu thuyết trong giai đoạn này là những người đã từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chính đời sống chiến tranh và tính chất của văn học một thời đã làm cho sáng tác của họ ít nhiều vẫn in đậm dấu ấn sử thi. Cuộc sống chiến tranh và chân dung người lính vẫn là đề tài và nguồn cảm hứng lớn mà nhiều tác giả

tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm. Trong giai đoạn này các tiểu thuyết Mùa

gió chướng (Nguyễn Quang Sáng), Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà,

(Nguyễn Trí Huân), Họ cùng thờivới những ai (Thái Bá Lợi),… là những tiểu thuyết mà tính chất sử thi vẫn còn được thể hiện khá rõ. Dường như đây là sự tiếp nối của những Hòn Đất (Anh Đức), Mẫn và tôi (Phan Tứ), Dấu chân

người lính (Nguyễn Minh Châu) - những tác phẩm tiêu biểu của dòng tiểu

thuyết sử thi thời kì trước đó.

Nhưng cùng với những thay đổi đang diễn ra trong đời sống xã hội và văn học, tiểu thuyết Việt Nam những năm 1975-1985 cũng bắt đầu có những chuyển biến mới. Khuynh hướng sử thi với cảm hứng ngợi ca vẫn là nguồn cảm hứng lớn tuy nhiên nó đã không còn là nguồn cảm hứng duy nhất nữa. Bên cạnh cảm hứng ngợi ca, cảm hứng đời thường và cảm hứng phê phán cũng đã bắt đầu xuất hiện và lớn dần trong đời sống tiểu thuyết. Cảm hứng này bắt đầu xuất hiện ở một số tiểu thuyết viết về đề tài chống tiêu cực trong xây dựng kinh tế những năm đầu sau chiến tranh. Và đã có những tác phẩm trở thành hiện tượng gây xôn xao dư luận văn học một thời bởi tính thời sự

đặt ra ở nội dung mà Đứng trước biển hay Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh

Tuấn là một trong những trường hợp điển hình.

Rõ ràng trong quá trình phát triển, tiểu thuyết giai đoạn 1975-1985

không mang tính một giọng mà đang hướng dần đến sự đa giọng điệu trong

thể hiện. Tính chất sử thi và nguồn cảm hứng sử thi ít nhiều vẫn còn in dấu ấn trong các sáng tác giai đoạn này, tuy nhiên nó đã có những khác biệt nhất định so với tiểu thuyết sử thi của giai đoạn trước. Bên cạnh đó, cảm hứng đời thường với cái nhìn đời tư về số phận con người cũng đã bắt đầu xuất hiện và từng bước được khẳng định. Điều này được thể hiện khá rõ ở những sáng tác

thiên về “tính đời thường” của Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng như Gặp gỡ

cuối năm (Nguyễn Khải), hay Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn

Kháng). Đặc biệt nó được thể hiện rõ nét nhất ở giai đoạn tiểu thuyết từ 1986 trở đi.

Không còn bị giới hạn bởi cảm hứng sử thi hay phạm vi đề tài, tiểu thuyết giai đoạn từ 1986 trở đi có điều kiện tự do phát triển với tất cả những thuận lợi và khả năng to lớn của nó. Vì thế tiểu thuyết giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể ở cả hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Giai đoạn tiểu thuyết từ những năm sau 1986, cùng với sự mở rộng của hệ thống đề tài thì những vấn đề nội dung phản ánh cũng vô cùng phong phú. Nếu như trong giai đoạn trước, tiểu thuyết chủ yếu chỉ khai thác các đề tài chiến đấu với cảm hứng chính là ngợi ca thì giai đoạn từ 1986 trở đi - những vấn đề trước đây chưa được nói đến hoặc chưa có điều kiện nói đến đã được các nhà văn tập trung khai thác. Hơn nữa, cuộc sống thời "mở cửa" với rất nhiều những bộn bề, thay đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực cũng là nội dung được các tác giả tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm. Có thể thấy nổi bật lên và phát triển thành một khuynh hướng sôi nổi của tiểu thuyết giai đoạn này là khuynh hướng nhận thức lại những vấn đề trong quá khứ.

Mở đầu và khẳng định cho khuynh hướng "nhận thức lại" này trong văn

học chính là tiểu thuyết ra đời ngay vào thời điểm Đổi mới năm 1986: “Thời

xa vắng” của nhà văn Lê Lựu. Ngay khi xuất hiện, “Thời xa vắng” đã được

đón nhận nhiệt tình và đánh giá cao. Nó giữ một vị trí nhất định trong dòng tiểu thuyết thời kì Đổi Mới mà ít tác phẩm nào có thể thay thế. “Thời xa

vắng” còn được xem là tác phẩm có tính chất “mở đường” để ngay sau nó là

một loạt những tiểu thuyết khác tiếp tục đi theo khuynh hướng này và có được những thành công đáng kể trong việc “nhìn nhận lại” mảng hiện thực trước

đây như: Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Những thiên đường mù (Dương Thu

Hương), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Những mảnh

đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Bến không chồng (Dương Hướng), Nỗi

buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chim én bay

(Nguyễn Trí Huân), Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang),…Trên cái nền của cuộc

cách sâu sắc hơn những vấn đề tồn tại trong hiện thực đời sống mà văn học giai đoạn trước do những lý do chủ quan và khách quan nên chưa nhận thấy, hoặc chưa có điều kiện phản ánh.

Nhưng trong khuynh hướng "nhận thức lại" những vấn đế quá khứ thì có lẽ quá khứ chiến tranh là vấn đề được các tác giả tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm nhiều nhất. Ba mươi năm với hai cuộc kháng chiến trường kì, có thể nói chiến tranh đã chiếm mất một khoảng thời gian khá dài trong tiến trình lịch sử của dân tộc kể từ khi giành lại được đất nước từ tay của Thực dân Pháp. Ba mươi năm cả nước đánh giặc hào hùng, đó cũng chính là mảng hiện thực vĩ đại và tươi rói mà văn học nói chung và dòng tiểu thuyết sử thi nói riêng đã được thể hiện khá thành công. Thế nhưng chiến tranh không chỉ có hào hùng, không chỉ có chiến công mà bên cạnh đó chiến tranh còn có những nỗi đau, có những sự hi sinh mất mát không gì có thể bù đắp nổi cho con người - ngay cả trong và sau khi chiến tranh đã kết thúc. Nếu như dòng tiểu thuyết sử thi trước đây chủ yếu thiên về cảm hứng ngợi ca với việc thể hiện những chiến công, những điều anh hùng, cao cả mà chưa nói đến những mất mát đau thương thì văn học thời kì Đổi Mới với một độ lùi thời gian nhất định đã có sự nhìn nhận và thể hiện lại hiện thực chiến tranh với cái nhìn toàn diện và “đời thường” hơn.

Cùng với những thay đổi về nội dung thì về mặt hình thức nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đã có những cách tân đáng kể. Các tác giả

tiểu thuyết giai đoạn này đã có nhiều thể nghiệm cũng như thành công trong

việc đổi mới hình thức nghệ thuật tiểu thuyết. Trước tiên, đó là những thay đổi trong nghệ thuật trần thuật. Nếu như ở phương diện nội dung của tiểu

thuyết sau 1986 khuynh hướng nhận thức lại nổi trội lên như khuynh hướng

chủ đạo thì ở phương diện nghệ thuật vấn đề nghệ thuật trần thuật cũng nổi

bật lên như một vấn đề trọng tâm. Trong nghệ thuật trần thuật, các tác giả tiểu thuyết giai đoạn này đã có những thay đổi ở phương thức trần thuật như sự

dịch chuyển điểm nhìn từ nhà văn vào nhân vật, sự thay đổi vai kể, sự xen kẽ

hay đảo ngược các tình tiết hay cách đưa truyện lồng trong truyện,…mà các

nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải hay Ma Văn Kháng là những

người đi đầu và có được những thành công. Chính những đổi mới trong nghệ

thuật trần thuật này đã góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng

như tạo nên sự đa dạng, lôi cuốn trong nghệ thuật trần thuật và làm cho người

đọc thích thú hơn khi tiếp nhận tác phẩm. Ngoài ra, nghệ thuật xây dựng nhân

vật hay ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết giai đoạn này cũng có những

điểm khác trước. Vượt ra khỏi tính trang trọng của ngôn ngữ tiểu thuyết sử

thi, ngôn ngữ tiểu thuyết sau 1986 ngày càng linh hoạt và “đời thường” hơn.

Hướng đến việc thể hiện các vấn đề cuộc sống và con người đời thường, tiểu

thuyết sau 1986 luôn tìm cho mình ngôn ngữ thể hiện phù hợp. Ngôn ngữ đời

thường mang đậm tính khẩu ngữ, thông tục và đôi khi lại in đậm dấu ấn cá

nhân là điểm dễ nhận thấy của ngôn ngữ tiểu thuyết giai đoạn này. Chính đặc

điểm ngôn ngữ này đã làm cho tiểu thuyết sau 1986 ngày càng gần gũi, đồng

thời cũng tạo được hiệu ứng tiếp nhận ở người đọc. Giọng điệu của tiểu

thuyết sau 1986 cũng là yếu tố nghệ thuật có nhiều thay đổi. Nếu như ở giai

đoạn trước tiểu thuyết chủ yếu chỉ mang tính một giọng, (thường là ngợi ca)

thì ở giai đoạn sau 1986 cùng với sự đa dạng về nội dung phản ánh, tiểu

thuyết đã dần thoát khỏi tính chất đơn giọng để hướng đến tính đa giọng điệu.

Ở các tác phẩm tiểu thuyết giai đoạn này dường như không chỉ có một vấn đề

được đặt ra, không chỉ có một cách nhìn, một thái độ mà luôn có nhiều hơn

một và luôn có sự đan xen, pha trộn. Chính vì thế mà trong cùng một tác phẩm người đọc có thể nhận thấy nhiều giọng điệu khác nhau và chính điều

này cũng mở ra nhiều hướng cho người đọc trong việc tiếp nhận và cảm thụ

tác phẩm. Cùng với sự thay đổi của các yếu tố nghệ thuật khác thì nhân vật

của tiểu thuyết sau 1975 cũng có nhiều thay đổi rõ rệt, bởi trong tiểu thuyết nhân vật là yếu tố quan trọng, có sự chi phối đến các yếu tố khác và những

thay đổi trong nghệ thuật tiểu thuyết suy cho cùng cũng thường được thể hiện

qua nhân vật. Nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết giai đoạn này khá đa dạng

với nhiều kiểu loại, trong đó có những kiểu loại nhân vật mới vốn chưa có hoặc ít xuất hiện trong tiểu thuyết trước đây. Các biện pháp xây dựng nhân

vật tiểu thuyết cũng phong phú hơn trước.

Tóm lại, giai đoạn sau 1975 tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước

phát triển và thành công. Diện mạo của tiểu thuyết giai đoạn này, đặc biệt là

từ những năm 1986 trở đi đã có những đổi mới đáng ghi nhận. Điều này

chứng tỏ sự hòa nhịp và phát triển của tiểu thuyết nói riêng và văn học nói

chung trước xu thế vận động chung của cả nước và của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)