Quan niệm nghệ thuật về con người của nữ nhà văn Trần Thị Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 46 - 49)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của nữ nhà văn Trần Thị Trường

Quan niệm nghệ thuật về con người là vấn đề cốt lõi của ý thức nghệ

thuật, chi phối toàn bộ hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Bởi vậy,

quan niệm nghệ thuật về con người là điểm rất quan trọng trong tư duy của

người viết. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự

cảm thấy con người đã được hóa thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng

nhân vật” [ 26;Tr41]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là

sự lý giải, khám phá con người, tức là cái nhìn, cách thụ cảm của nhà văn về

con người, những nhận xét, đánh giá về nó, nhưng sự “cảm thấy”, sự lý giải,

đánh giá đó đã chuyển hóa thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp… thể hiện con người trong văn học, nó phải tạo nên giá trị nghệ thuật-thẩm mỹ

cho nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về con người là vấn đề trung tâm của

văn học.

Chiến tranh đã qua, con người quay trở về cuộc sống thời bình, đối diện với bao khó khăn, phức tạp. Đời sống cá nhân của con người với các mối quan hệ chồng chéo trở thành đối tượng thứ nhất của văn học. Mỗi con người vừa là thành viên của một thể chế xã hội, cũng vừa là một con người cá nhân trong mối quan hệ với chính mình, với gia đình, với người thân, bạn bè …. Nhân vật được nhìn ngắm, soi chiếu trên trục lịch đại, là hình ảnh của hiện tại nhưng được đặt trong quá khứ để hiểu rõ về bản thân. Các nhân vật văn học đổi mới luôn có ý thức nhìn nhận về quá khứ để lí giải chính bản thân mình, để tự thú, để sám hối. Điều này chứng minh con người không phải là một thực

- Mỹ. Trong sự vận động của chính bản thân: Con người tự nhận thấy cái cao cả - cái thấp hèn; cái tốt - cái xấu… trong chính mình. Như thế, với tư cách là

đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như một nhân cách

đích thực trong tính tổng thể và toàn vẹn, được soi chiếu từ mọi mối quan hệ,

được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới con người mà trong đó, giá trị xã

hội chỉ là một yếu tố.

Văn học thời kì Đổi Mới, bằng việc thay đổi quan niệm hiện thực và con người, văn học đã chú ý khắc họa được nhiều loại nhân vật từ với điểm nhìn của cá nhân. Họ là người nông dân, công nhân, trí thức (thầy giáo, kỹ sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo...), người lính giải ngũ và những người bình thường khác với mọi loại nghề nghiệp khác nhau. Môi trường sống cũng đa dạng hơn: từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến nước ngoài, từ xã hội đến gia đình.. Những mối quan hệ cũng trở nên phức tạp hơn. Đó là mối quan hệ với đồng nghiệp ở cơ quan công sở, với bạn bè đủ trang lứa, với các thành phần trong xã hội mình, với chính bản thân mình. Những quy luật của cuộc sống thời bình đã quy định sự phát triển của văn học. Trong đó, con người đồng nghĩa với sự phức tạp và bí ẩn, mỗi cá nhân trở thành một "tiểu vũ trụ". Hành trình của các nhà văn là cuộc tìm kiếm các phương diện tính cách con người. Cùng với sự thay đổi chung của văn học, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã khắc phục cách nhìn đơn giản một chiều, áp đặt đối với con người. Con người cá nhân được nhìn nhận và phản ánh ở nhiều góc độ mang tính riêng tư rõ rệt. Nếu ở giai đoạn trước, những yếu tố riêng tư thường là những tình huống để nhân vật thể hiện những phẩm chất tốt, tô đậm phẩm chất anh hùng của nhân vật thì ở giai đoạn này, những nhu cầu rất cụ thể là yếu tố góp phần thể hiện bản chất của con người. Những chuyện ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ tình yêu (bao gồm chuyện tình dục)...ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong tiểu thuyết.

Trần Thị Trường là một nhà văn nữ xuất hiện trong thời kì đầu Đổi Mới. Chị là người đã từng bôn ba, vật lộn với những khó khăn của cuộc sống

thời hậu chiến. Cuộc sống đó đã đem lại cho chị nhiều những trải nghiệm và là vốn sống, vốn văn quý giá cho sự nghiệp sáng tác của chị. Với sự nhạy cảm của một tâm hồn nghệ sĩ, của một người từng trải, Trần Thị Trường đã đem đến những trang văn đầy ắp hơi thở của cuộc sống thường nhật, đầy ắp một thế giới nhân vật với những tính cách khác nhau, với những vất vả, bươn trải, cực nhọc... nhưng vẫn đầy khát vọng, vẫn mong muốn vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn, thanh thản và hạnh phúc hơn. Cũng chính vì thế mà hiện thực cuộc sống trong văn chương của nhà văn được soi chiếu ở nhiều góc độ đa chiều hơn, phức tạp hơn.

Trong các tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị Trường, con người được phản ánh là con người trong cuộc sống thời kì hậu chiến và bước sang thời kì hiện đại, hội nhập. Con người từ cuộc sống thời kì bao cấp, đang bước vào thời kì mới với cơ chế thị trường đang từng bước chiếm vị thế quan trọng. Trong xã hội với những biến cố phức tạp và khó lường trên hành trình phát triển, mỗi cá thể được đặt trong nhiều mối quan hệ mới, hoạt động ở những môi trường, hoàn cảnh xấu/ tốt, thuận lợi/ khó khăn… khác nhau của một xã hội đẫy rẫy những khó khăn phức tạp, với những khát vọng vật chất, những ganh đua, bon chen, những toan tính, giành giật, lừa đảo, lật lọng... - một lối sống thực dụng với những khát vọng mãnh liệt về vật chất. Từ đó, nhà văn đã phản ánh phần nào đó những góc khuất của con người cùng những mặt trái của xã hội thời kì hội nhập phát triển - thời kì mà đời sống vật chất trong xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Con người trong các tác phẩm của chị nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng hiện lên một cách chân thực và sinh động, như bước ra từ cuộc sống đời thường và được soi chiếu ở nhiều góc độ, đạt trong nhiều tình huống, hoàn cảnh, nhiều mối quan hệ khác nhau từ gia đình đến xã hội. Từ đó, con người trong sáng tác của nhà văn bộc lộ nhiều tính cách, phẩm chất khác nhau, phức tạp, đa dạng chứ không phải là kiểu con người chung chung, kiểu con người siêu cá thể dễ nắm bắt, thuần nhất như

một số sáng tác trong văn học trước 1975. Nhân vật của chị được hiện lên qua trang văn có đủ mọi phẩm chất, tính cách, đặc điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau như: xấu/ tốt; tinh tế/ dung tục; cao thượng/ tầm thường; lãng mạn, bay bổng/ thực tế, thô tục...

Có thể nói, việc phản ánh con người với nhiều mặt khác nhau khiến nhân vật của chị gần hơn với cuộc đời thực, chân thực, chính xác, toàn diện và đúng với bản chất của con người. Tuy nhiên, phản ánh con người đời thường, chân thực, không tô hồng hay bôi đen một cách cực đoan nhân vật trong cuộc sống không có nghĩa là tác phẩm ấy chỉ là mô tả một cách "tự nhiên chủ nghĩa" cái đời thường diễn ra hàng ngày. Tác phẩm của nữ nhà văn vẫn để lại cho người đọc những suy tư sâu lắng, những trăn trở… để hướng người đọc đến một nhận thức đầy đủ hơn về cuộc sống, vì thế nó cũng mang lại những giá trị nhân văn riêng, hướng con người tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc sống và nó có cả giá trị thanh lọc tâm hồn trong cuộc đời đầy bụi trần mù mịt này.

Xuất phát từ quan niệm đổi mới về con người nói riêng về phản ánh hiện thực cuộc sống nói chung - nhà văn Trần Thị Trường mới có cách viết, cách xây dựng thế giới nhân vật của mình như vậy: mới mẻ hơn, chân thực và đa chiều hơn. Đặc biệt trong sáng tác tiểu thuyết - một thể loại với đặc trưng riêng của nó, có thể xây dựng, phản ánh được một hiện thực rộng lớn hơn, một thế giới nhân vật đông đảo hơn, và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả rõ rệt, cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)