Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 96 - 99)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tiểu thuyết. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Độc thoại nội tâm là những lời tâm sự thầm kín của nhân vật. Nhờ độc thoại nội

tâm, độc giả có thể tự mình đi sâu khám phá thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật.

Trong tiểu thuyết của mình, nhà văn Trần Thị Trường cũng đã sử dụng rất thành công những màn độc thoại nội tâm để khắc họa tâm lí phức tạp, cùng những suy nghĩ đa chiều, những quan điểm sống, quan điểm về lối sống, cách sống cùng những nhận thức về xã hội, chính trị của người trí thức trong thời kì đầu Đổi mới.

Bác sĩ Tuệ trong Kẻ mắc chứng điên khi nhận được bức thư của

Nguyễn Mai, ông đã rất bối rối, hoảng sợ miên man suy nghĩ cùng hàng chục

câu hỏi và tự trả lời: "Thằng điên, ở giữa những người điện của bệnh viện

không thấy nó điên, bây giờ ở với những người văn minh ở bên kia quả địa cầu nó đâm điên nặng. Tưởng nó đi để làm gì, đi đê gửi cái Tâm Huyết Thư này về thì cả mèng và hèn . Nó tưởng Đảng không biết những điều nó viết ra đó à. Biết qúa đi chứ, bao nhiên cái đầu vĩ đại trong Đảng cơ mà. Chẳng qua cái khó nó bỏ cái khôn chứ. Nào còn giữ gìn hệ thống XHCN, nàọ là các quan hệ láng giềng, nào là thành qủa Cách mạng, nào là diễn biến sau chiến tranh. Trăm thứ bà rằn đổ lên đầu Trung Ương. Có mà Thánh mới ra khỏi được những thử thách này của lịch sử... Mai ơi, Mai người ta có thể xem xét đến ý kiến của mày, khi mày còn ở đây, dù lúc ấy mày có thể là một ngọn lửa tự thiêu giống một nhà sư hồi nào.. . Ôi, mày điên thật rồi mày làm khổ tao… Tâm Huyết Thư của mày, thằng còn tao nó cũng viết được, một lý thuyết kiểu khác mà thôi. Khi nào mày và hai triệu kiều dân hiến dâng cho dân tộc này vài tỷ đô-la để làm vốn xây dựng lại đất nước thị có lệ mọi chuyện mới hay hơn được. Thôi, mày tha cho tao, đừng bắt tao đem thư này đi đâu, hãy để

cho tao yên ổn." [52,Tr.217] Lời độc thoại cho thấy nhân vật Tuệ đang rơi

vào tâm lí vô cùng hoang mang, hoảng sợ khi nhận được là thư của nhà báo Nguyễn Mai gửi từ nước ngoài về. Qua đó cũng cho thấy bác sĩ Tuệ là một trí

thức có tầm hiểu biết, yêu nước, nhưng không phải kiểu người dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh chống tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Nhân vật Yến trong Kẻ mắc chứng điên cũng được khắc họa qua màn

độc thoại nội tâm: Yến quay vào "Cái thằng cha mất nết ấy dám nói là phần

này của mình", Yến cầm phong bì tiền hơi luyến tiếc rồi cho vào ngăn kéo. "Thôi nhưng ta sẽ liệu cách nói với ông Long là ta sẽ hết sức ủng hộ ông ấy trong việc này, mất gì đâu mà chả giúp ông ấy, sẽ có ngày ông ấy giúp lại mình" [52,Tr27]. Đoạn độc thoại của nhân vật Yến đã diễn tả tâm trạng hụt hẫng, tiếc nuối khi đọc thư của Tổng Biên tập K gửi cho ông Long - trong thư có nói rõ về cái phong bì tiền dành cảm ơn các bác sĩ trong khoa, chứ không phải là của Yến như cô đã nghĩ . Đồng thời, độc thoại cũng cho thấy những suy nghĩ, toan tính lợi ích cá nhân của Yến khi quyết định tiếp tục ủng hộ ông Long trong việc làm sai Hồ sơ khám bệnh. Xây dựng đoạn độc thoại, nhà văn đã khắc họa kiểu nhân vật có xu hướng tha hóa về nhân phẩm, đạo đức nghề nghiệp, một kiểu người đâu đó vẫn xuất hiện trong xã hội thời buổi kinh tế thị trường.

Trần Thị Trường cũng khắc họa tính cách và phẩm chất nhân vật bác sĩ Long bằng một đoạn độc thoại như sau:

Không cần thiết lúc nào cũng phải nặng lòng vì người bệnh, có ai nặng lòng vì ông đâu! Thâm tâm, ông thấy Lương đúng. Cũng giống như ông hồi trẻ, mọi hành động chỉ hướng về những gì tốt lành, ý nghĩa cao thượng. Còn bây giờ, ông chỉ hướng hành động của mình vào lợi nhuận và sự dễ chịu. Cả đời ông lúc chật vật để kiếm mảnh bằng bác sĩ, đã tưởng khi nghiệp thành sẽ trả được ơn cha mẹ. nhưng không, hết mang ba lô đi chiến trường để mẹ già ở nhà cho vợ, con chăm sóc, nay đồng lương cũng không đủ mình ông, chứ không nói đến việc nuôi ai. Ông không thể không nghĩ đến những thu nhập khác. Ông không thể như Lương, rặt những đạo đức bất thực tiễn. Ông cố giữ vững chức trường khoa để thỉnh thoảng đi nước ngoài, từ đó sẽ mang về một

số thuốc và các khoản quà cáp khác. Mà muốn giữu vững địa vị, ông phải biết sống uyển chuyển trong mọi quan hệ và xã hội v.v...

Đôi lúc, ông cũng bị thứ ánh sáng của ngọn đèn lương tâm mà Lương đang thắp, hắt đến, ông thấy mình hèn và bỉ ổi. Những khảng khắc ấy không nhiều, nó được lấp đi ngay bởi những câu hỏi " Thời giờ đâu để tôi nghiên cứu. Nếu tôi không lo chạy vạy thì lúc về hưu tôi lấy gì mà sống? Biết bao người ở phố tội, cũng tướng, cũng tá, cũng giáo sư, kẻ mở quán ăn, người bán thuốc lá, vá xe kia không là bài học cho tôi sao? Chả hiểu họ có con gái không, chứ tôi còn có cô út đấy, nếu tôi không có tiền, con tôi lấy sao được chồng?". Ngần ấy những câu hỏi của vợ ông, không, oan cho vợ ông quá, câu

hỏi ấy là của đời sống, đã vùi nốt những tia sáng còn lại.[52,Tr.12]

Đoạn độc thoại của nhân vật cho thấy những giằng xé trong tâm hồn của người trí thức trong xã hội thời kinh tế thị trường. Qua đó người đọc nhận thấy sự chua xót cùng với những mâu thuẫn phức tạp trong thế giới nội tâm của con người. Là người có học thức, hơn thế là một thầy thuốc, nhân vật Long ý thức được sự tha hóa, bất lương với nghề của mình, thậm chí anh ta cũng nhận thấy sự hèn hạ và bỉ ổi của mình... Nhưng mặt khác, để biện minh cho mình trong việc làm sai trái ấy, anh ta tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình, cho gánh nặng mà anh ta phải gánh vác. Qua đó ta thấy, Long là một trí thức tiêu biểu cho kiểu nhân vật trí thức tha hóa trong xã hội thời kinh tế thị trường: tài năng, có sự tự nhận thức đúng, sai nhưng thiếu bản lĩnh, bị đồng tiền lôi cuốn vào vòng tội lỗi, dần trở thành xa lạ với chính mình và với những người xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 96 - 99)