Một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 49 - 52)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp

Thế giới nhân vật trong các sáng tác văn xuôi nói chung và Tiểu thuyết nói riêng của Trần Thị Trường bao gồm nhiều loại nhân vật, xuất thân nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, nhưng phần lớn là họ đều ở thành phố. Môi trường xã hội Việt Nam được phản ánh trong tác phẩm là xã hội sau chiến tranh, hòa bình được lập lại và đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế. Trần Thị Trường miêu tả con người trong bối cảnh cuộc sống thời kì khôi phục và phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa sau chiến tranh với vô vàn những khó khăn phức tạp và biến động. Trong xã hội ấy con người cũng buộc phải thay đổi, vận động sao cho phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội, nghĩa là cũng phải vận động không ngừng nhằm thích nghi và tạo ra những giá trị mới, bên cạnh việc bảo tồn những giá trị đáng quý của mỗi cá thể, của cộng đồng. Xã hội ấy đã tạo ra mỗi cá thể có lối sống, cách sống, quan niệm về cuộc sống, về con người khác nhau.

Tác phẩm Kẻ mắc chứng điên mở đầu là cảnh khám bệnh ở Bệnh viện

Tâm thần giữa y tá Yến với bác sĩ Lương. Họ vừa khám bệnh vừa nói chuyện về công việc, quan điểm sống,... Lúc đó, nhà báo Nguyễn Mai được đồng nghiệp đưa đến khám bệnh kèm một lá thư tay, trong một phong bì được Tổng biên tập báo gửi bác sĩ Long - Trưởng Khoa nhờ anh khám bệnh và làm Hồ sơ bệnh điên cho Nguyễn Mai với mục đích: tước thẻ nhà báo, không để anh có cơ hội viết bài gửi các báo tố cáo việc làm không đúng nguyên tắc của cơ quan báo chí nơi anh làm việc. Do việc tố cáo không thành, Nguyễn Mai bị cô lập trong chính cái Tòa báo nơi anh làm việc. Không thể làm việc trong tòa báo nữa khi đồng nghiệp không ủng hộ, Nguyễn Mai đành dùng “hạ sách” chấp nhận mình bị điên để vào Bệnh viện mong kiếm ngày hai bữa cơm và dành thời gian viết văn. Ở Bệnh viện Tâm thần, Mai gặp được bác sĩ Tuệ là một người tốt, yêu nghề, coi anh như một người bạn thân, hai người có thể tâm sự với nhau nhiều điều của cuộc sống. Đúng lúc ấy, cơ may đến - qua lời một bệnh nhân tâm thần - Mai tìm được một số vàng và tìm cách vượt biên sang nước ngoài.

Ở nước ngoài, Nguyễn Mai đã tìm được công việc tốt phù hớp với năng lực của anh và có môi trường làm việc khá tốt với thu nhập ổn định, nhưng anh luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương, canh cánh với những khó khăn phức tạp của đất nước thời kì đầu Đổi Mới, cùng những trách nhiệm của bản thân với

đất nước. Nguyễn Mai đã viết bức thư dài gửi Tuệ nhờ anh gửi tới Trung Ương Đảng. Lá thư chỉ ra những vấn đề tồn tại trong Đảng, với mong muốn Đảng nhận ra và cải cách để phát triển. Với Tuệ, một mặt anh cũng hiểu những điều Mai nói là đúng, nhưng trong thời buổi phức tạp lúc đó anh lo sợ ảnh hưởng đến bản thân và gia đình nên anh đã không dám gửi bức thư ấy, và điều đó luôn làm cho anh dằn vặt và hổ thẹn.

Tiểu thuyết Lời cuối cho em là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính

là Thương. Thương sinh ra trong ra đình công chức Hà Nội, cô được học tập và trở thành người thanh niên trí thức có quan điểm tiến bộ trong thời kì bấy giờ. Thương yêu và lấy Khắc - một họa sĩ tài năng sinh ra trong gia đình công giáo, nhưng chính cái lý lịch ấy đã gây cho anh nhiều trắc trở khi thi vào trường Mỹ thuật. Cuộc sống gia đình nhỏ ấy chỉ hạnh phúc được một thời gian, ở thời buổi kinh tế thị trường biến động, những khó khăn trong cuộc sống, sự khác biệt của quan điểm sống... khiến giữa họ dần xuất hiện những khoảng cách. Và cũng vì tôn trọng quan điểm sống của nhau nên Thương và Khắc đã ly hôn khi họ đã có với nhau một cậu con trai (tên là Quân).

Thời gian sau, để lo cho cuộc sống gia đình của mình, Thương đã đi xuất khẩu lao động ở Bungari, Tiệp Khắc... Sau đó, cô quay trở về nước cùng một số vốn dã tích lũy được ở nước ngoài. Thương gặp lại Nguyễn Việt - một ca sĩ, nhạc sĩ mà cô ngưỡng mộ và yêu mến từ lâu. Tình cảm trong Thương cứ lớn dần thành tình yêu, nhưng Nguyễn Việt đã có vợ con. Thương và Việt trở thành vừa là bạn bè lại vừa như tình nhân. Yêu Việt, Thương đã hi sinh nhiều cho Việt, kể cả việc tìm mọi cách để giúp Việt kiếm tiền gửi về nuôi vợ con, cô chăm sóc anh và nuôi dưỡng cả niềm đam mê nghệ thuật của anh. Thương cũng bên Nguyễn Việt cả khi anh đã có những buổi biểu diễn đều đặn và kiếm được nhiều tiền hơn để phát triển sự nghiệp cũng như gửi về cho vợ con anh nhiều tiền hơn. Cũng trong khoảng thời gian này, Thương biết tin ca sĩ Ngọc Hùng, người ca sĩ có tài nhưng không cơ hội và sự may mắn như Nguyễn

Việt, nên anh phải sống đơn thân, nuôi cô con gái nhỏ khi vợ bỏ đi. Hùng từng vượt biên, bị bắt, rồi được tha... Anh đã tìm mọi cách để kiếm sống, kể cả làm những việc làm phi pháp. Trong một lần đào trộm cáp đồng bị phát hiện, do hoảng sợ, Hùng đã phạm tội giết người và bị bắt giam, bị kết án tử hình. Thương đã đến để giúp Hùng, nhận nuôi đứa con gái nhỏ của Hùng để anh an lòng thi hành án.

Trong các hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị Trường, các nhân vật thuộc các kiểu dạng người khác nhau đó, không đơn giản chỉ là con người xấu hay tốt, tích cực hay tiêu cực, không phải là nhân vật chính diện hay phản diện nữa - mà là một thế giới nhân vật đa dạng với các kiểu nhân vật phức tạp, đa trị, lưỡng cực. Họ là những trí thức cao cấp (những kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, nhà nghiên cứu khoa học....); là những nghệ sĩ, nhạc sĩ tài hoa; là những quân nhân, người lao động nghèo khổ, vất vả, lam lũ; là những người làm ăn chân chính, là những kẻ lưu manh, lừa đảo... Tuy nhiên, nhân vật trong các sáng tác của chị dù có phức tạp nhưng không hề mâu thuẫn với tính cách của mình. Trong số đó nổi bật lên là những nhân vật phụ nữ với những thân phận và hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống muôn mặt này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)