Kiểu nhân vật lao động bình dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 72 - 78)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Kiểu nhân vật lao động bình dân

Dành phần lớn những trang viết của mình về người nghệ sĩ trí thức, nhưng nữ nhà văn Trần Thị Trường cũng có những trang viết mô tả tái hiện cuộc sống của người lao động chân tay nặng nhọc. Chị cũng tỏ ra là người am hiểu sâu sắc những khó khăn, vất vả của những người lao động này. Có lẽ cũng là do chị từng trải qua cuộc sống loa động vất vả của những người công nhân, cũng phải bon chen kiếm sống khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nhân vật lao động bình dân được phản ánh trong tác phẩm của Trần Thị Trường họ là những con người xuất thân từ nông thôn, lên thành thị kiếm sống, làm việc trong các nhà máy gạch, đội ngũ những người lính trở về từ chiến trường, cũng có khi là cả giáo sư, nhà khoa học không thể nuôi nổi mình bằng đồng lương eo hẹp phải đia làm thêm bằng những việc lao động chân tay... Tựu chung lại, họ đều là những người chật vật trên con đường mưu sinh. Hình ảnh những người lao động hiện lên trong các tác phẩm của chị khá đa dạng và sinh động về tính cách, về lối ứng xử và về phẩm chất "người". Môi trường làm việc

Những nhân vật là người lao động Việt Nam ở nước ngoài:

Viết về kiểu nhân vật này, nhà văn Trần Thị Trường đã cho thấy một cái nhìn mới mẻ cùng, sự mở rộng về điểm nhìn trong việc miêu tả nhân vật trong Tiểu thuyết thời kì Đổi Mới. Đây là một đội ngũ lao động mới, chỉ xuất hiện trong sự phát triển của nền kinh tế mở cửa, không ít người lao động của của chúng ta (những người xuất thân từ lao động phổ thông ở nông thôn, ở thành phố và cả những người trí thức, những nghệ sĩ...) đã lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài (Bungari, Tiệp Khắc, Liên Xô, Canada, Đức....) để mong đổi đời trong thời gian ngắn nhất.

Trong tiểu thuyết Lời cuối cho em Trần Thị Trường đã mang đến trang

viết của mình hơi thở của một xã hội mới thời kì kinh tế thị trường, với những con người khao khát, mong muốn cải thiện đời sống vật chất của gia đình nên họ đã xin đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài. Đại đa số trong họ đều là những con người chăm chỉ có quyết tâm xa quê để lao động kiếm tiền về cho gia đình. Vì thế cuộc sống của họ ở nước ngoài cũng phải chắt chiu, tính toán để có những đồng tiền đẫm mồ hôi, nước mắt gửi về quê nhà. Vất vả, lo toan, tằn tiện... khiến cho hình ảnh của người lao động trong tác phẩm của Trần Thị Trường trở nên méo mó, nhếch nhác, đáng thương. Nhà văn đã miêu tả các nhân vật của mình qua cái nhìn khách quan của những người nước ngoài

"Những người Việt Nam trông họ ghê ghê thế nào, khó tả quá. Họ bé nhỏ nhưng lại hay mặc quần bò áo da đi giầy thể thao, mắt ngó nghiêng lấc láo."[53,Tr.311]; cùng cái nhìn"cảnh giác" của cán bộ hải quan nước ngoài

khi người bạn xách vali hộ Thương: "Sao lại đưa xách hộ vali, hàng lậu hả?

Khám ngay thôi....". [53,Tr.313] Những người lao động nghèo khổ ấy luôn phải đi gom những thứ hàng hóa như: vải pho, bạt... rẻ tiền, các loại đồ dùng xoong, chậu, bàn là, nồi hầm, tủ lạnh... và những viên dầu cá, vitamin, Anagin.... để gửi về nhà buôn bán kiếm lời. Họ luôn tìm mọi cách có thể tiết

công để la liệt bắp cải, chân giò, "tủ lạnh tự nhiên" mọi thứ trông thật thảm hại" [53,Tr.316], hay nhử bắt chim bồ câu ăn thịt (thứ chim ở nước ngoài không bao giờ bị giết và làm đồ ăn). Nói chung, đó là hình ảnh rất đáng thương của những con người khốn khó với những lo toan, thu vén, tiết kiệm để có thể sống được và có tiền gửi về nước cho người thân. Trần Thị Trường

cũng đã có sự lí giải đầy cảm thông: "Thưa ông, đất nước tôi sau chiến tranh

việc trước mắt là làm lại những phần đã tan nát đổ vỡ. Đau thương làm trái tim con người rách những mảng lớn. Bao nhiêu người đã ra đi vĩnh viễn, trái tim kẻ còn lại khó lành, vẫn rỉ máu. Trái tim cần được an ủi... Chúng tôi không đói nhưng còn hơn đói. Chiến tranh, ông có hiểu những tai họa đó

không, sau đó người ta còn vấp phải những gian truân khôn cùng".

[53,Tr.312]Là người lao động, nếu chỉ đem so sánh một cách công bằng lao

động Việt Nam và nước ngoài thì thật khập khiễng: "Lương hai công nhân

lĩnh như nhau, một đã hưởng những phúc lợi từ khi còn ở trong bụng mẹ, một khác mẹ nuôi đến khi có tay nghề. Người mẹ thiệt thòi nhiều khi đã đòi hỏi "phải gửi hàng về" [53,Tr.135]…

Nhân vật Thương trong Lời cuối cho em là người lao động xuất khẩu,

cô cũng có mục đích là: "giải bài toán" khó khăn thiếu thốn ở quê nhà. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp trí thức nên cách ứng xử của Thương khác với những người lao động phổ thông khác. Thương cũng cần mẫn chăm chỉ trong công việc, mặt khác cô luôn học hỏi và hấp thụ được lối sống văn minh ở các nước mà cô đến. Hình ảnh Thương trong con mắt của bạn bè nước ngoài là một cô gái đẹp, chỉn chu, có văn hóa và thanh lịch. Đặt bên cạnh những lao động phổ thông khác, hình ảnh của Thương là sự "cân đối lại" hình ảnh về con người Việt Nam trong mắt người bản xứ. Trước những ứng xử xô bồ, tùy tiện của người lao động Việt Nam không ít lần khiến chị xấu hổ "muốn hóa ruồi" nhưng chị cũng cảm thông với những con người ấy, và hơn hết chị ý thức được chị là "một phần của họ", "họ là những người đồng bào" của mình, nên

chị luôn thương quý và giúp đỡ, thậm chí là bảo vệ họ trước sự khinh, trọng của người nước ngoài.

Qua hình tượng nhân vật Thương cho thấy rất rõ thái độ cảm thông, thương xót - thứ tình thương của một kẻ "cùng hội cùng thuyền" từ tác giả đối với họ. Mặc dù không ít lần, trước những hành động của những người bạn mình, nhà văn đã ngượng ngùng xấu hổ. Những người lao động trong tác phẩm của chị hiện lên vừa chân thực sống động, đáng cảm thông và cũng đáng suy ngẫm, đáng để người đọc đặt ra câu hỏi: đi lao động nước ngoài có phải là cách duy nhất để thoát đói nghèo không? và để tránh khỏi những khó khăn về vật chất con người cứ nhất thiết phải sống nhếch nhác, xô bồ đáng hổ thẹn thế không?...

Những nhân vật là người lao động ở Việt Nam:

Ở tiểu thuyết Kẻ mắc chứng điên người đọc lại được tiếp cận với một

thế giới nhân vật khác - những người lao động ở trong nước, họ là những người lao động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như thợ đóng gạch, thợ hồ, bốc vác... Thành phần xuất thân của họ đa dạng hơn. Có những nhân vật không được gọi tên - họ chỉ là người lao động trong những nhà máy, những cơ sở sản xuất... đến từ nông thôn quen với công việc nặng nhọc, quen cả những chật vật trong công cuộc mưu sinh, những việc họ nghĩ và làm chỉ vì miếng cơm hàng ngày, họ sẵn sàng "bù đắp" vào khoản lương công nhân còm cõi bằng khoản ăn bớt giờ làm, ăn cắp vặt từ cân xi măng cho vào cặp lồng... đem đổi lấy kẹo lạc, mì tôm...

Những người lao động là người lính từ chiến trường trở về như nhân

vật Dũng trong Kẻ mắc chứng điên: cuộc sống mới của những ngày tự do,

của kinh tế thời mở cửa khiến không thể tìm công việc nào phù hợp, nhưng anh cũng như những người đồng đội khác từ chiến trường trở về vẫn phải ăn, phải sống, ... Bao năm cầm súng nơi chiến trường trận mạc, có có sức khỏe, thừa lòng dũng cảm mà thời này không còn cần nữa. Người lính ấy đã chọn

nghề bắt rắn đem bán vì: không cần vốn, chỉ cần sức khỏe và sự liều lĩnh mà cái đấy những người lính lại có thừa. Song, điều đáng quý ở người lao động xuất thân từ người lính ấy là ta vẫn thấy ở họ bản lĩnh kiên cường, dũng cảm ngay trong cuộc sống đời thường. Họ là những con người được tôi luyện trong chiến tranh, nơi hòn tên mũi đạn, cận kề giữa sự sống và cái chết không làm họ nao núng, và trước cuộc sống khó khăn này họ cũng sẵn sàng đương đầu một cách kiên cường mà không đòi hỏi đất nước phải biết ơn và quan tâm đặc biệt đến họ. Họ là người lính cả trong cuộc sống lao động đời thường.

Trong giai đoạn giao thời giữa nền kinh tế bao cấp với nền kinh tế thị trường có biết bao điều trớ trêu đã xảy ra, trong đó có những người lao động chân tay "mới" - họ là các giáo sư, là giáo viên, sinh viên ... nhưng lương không đủ sinh hoạt, thậm chí là không có việc làm đúng với sở trường, với chuyên môn, đây cũng là một giai đoạn khó khăn của đất nước. Trần Thị Trường cũng đã phản ánh, đã "thống kê" thêm vào đội quân lao động chân tay thô sơ và cực nhọc một số "lao động mới" rất đặc biệt. Đó là Giáo sư Hoàng, tài năng, đức độ, có nhiều công trình, nhiều sách, nhiều học trò trưởng thành từ sự dạy dỗ của thầy... đã phải xin làm một việc lao động nặng nhọc là đổ bê tông để ngày kiếm hai bữa cơm đạm bạc. Người đọc không khỏi xót xa khi thấy một Giáo sư sau giờ lao động mệt mỏi trở về với mâm cơm với một chút lạc rang với muối; Cô Thanh trong tiểu thuyết là một thanh niên trí thức giỏi giang, xinh đẹp, có trình độ ngoại ngữ nhưng lại phải xin vào làm công nhân nhà máy gạch...

Có thể nhận thấy: hình ảnh những người lao động trong sáng tác của Trần Thị Trường khá sinh động và có nhiều điểm mới so với các sáng tác của các nhà văn đương thời (những năm 1986 - 1993). Đó là những người lao động tham gia vào đội quân lao động xuất khẩu nước ngoài, đó là người lính từ chiến trường trở về tiếp tục cuộc sống lao động đời thường thời kì Đổi mới; là người trí thức, nghệ sĩ ... vì những khó khăn trong cuộc sống phải "bung ra"

làm ăn, lao động cả ở trong nước và ngoài nước. Viết về họ, cuộc sống lao động cực nhọc của họ, những khó khăn mà họ gặp phải và vượt qua... đều là những bài học nhân sinh, đều được tác phẩm mô tả, khắc họa lại một cách chân thực, sống động và tràn đầy sự cảm thông, xa xót.

Tiểu kết chương 2

Nhà văn Trần Thị Trường đã xây dựng trong thế giới nhân vật của mình hình ảnh những người lao động trong thời kì đầu của nền kinh tế thị trường. Số lượng nhân vật không nhiều, nhưng tạo ấn tượng với người đọc về bức tranh xã hội sinh động. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Trần Thị Trường là một thế giới nhân vật rất đa dạng, đa nhân cách, đa phẩm chất, không thuần nhất. Khi miêu tả thế giới nhân vật này tác giả đã đặc biệt chú ý đến việc khai thác cuộc sống bên trong và những suy nghĩ , những tư tưởng, những day dứt, trăn trở, giằng xé... của con người cá nhân, giữa trách nhiệm, nghĩa vụ của con người với gia đình, cộng đồng... với những ham muốn, khát

vọng của cái Tôi thời kì hiện đại (và hậu hiện đại). Vì thế, con người trong

sáng tác của nhà văn được mô tả, phản ánh một cách đa diện, nhiều chiều, phản ánh cả những mặt khuất lấp, tối tăm của họ (điều mà trước đây ít được nhắc tới). Vậy nên, nhân vật trong các tác phẩm của Trần Thị Trường trở nên sống động, có cá tính hơn và mang tính hiện thực rõ nét. Đây là mặt thành công, là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và trong cách viết tiểu thuyết của nhà văn Trần Thị Trường.

CHƯƠNG 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 72 - 78)