Nhân vật đa tính cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 78 - 83)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.1. Nhân vật đa tính cách

Phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết 1945 - 1975 thường là kiểu nhân vật "đơn tính cách", nhân vật đại diện cho cái Ta của cộng đồng, của giai cấp, kiểu nhân vật có tính phân lập rõ ràng. Nói theo cách của M.Bakhtin

thì đó là: “những con người đơn trị, dễ hiểu đúng với quan niệm con người

kiểu sử thi”. Cũng vì thế, Niculin đã nhận xét nhân vật trong tác phẩm của

Nguyễn Minh Châu trước 1975 là loại nhân vật đã được nhà văn “tắm rửa

sạch sẽ”, “được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”. Nhân vật đơn

tính cách là hệ quả tất yếu của những quan niệm về con người lịch sử, con

người cộng đồng, con người luôn được đánh giá theo những chuẩn mực

chung, những quy tắc được đa số cộng đồng thừa nhận. Chính vì thế mà trong

một thời gian dài, tiểu thuyết của chúng ta đều phân tuyến những nhân vật ra thành kiểu nhân vật rất rõ ràng về tính cách, phẩm chất theo nguyên tắc địch - ta; xấu - tốt, cao thượng - tầm thường... Không có loại nhân vật chung chung, không rõ ràng về mặt tính cách, phẩm chất.

Nhưng bước sang giai đoạn mới của lịch sử - giai đoạn hòa bình, không còn chiến tranh, con người cũng không còn đứng trên hai chiến tuyến đối lập. Trong văn học không còn kiểu nhân vật địch- ta nữa, mà chỉ còn lại những con người trong cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng cuộc sống, con người trong cùng một môi trường: khó khăn, thiếu thốn, vất vả do di chứng của chiến tranh để lại. Môi trường xã hội đang trên đà chuyển đổi dữ dội từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa có đất nước và tiến tới hội nhập quốc tế. Sự thay đổi của môi trường sống thời

còn nhìn nhận miêu tả con người ở một góc độ phân lập rõ ràng, chỉ thấy mặt tốt đẹp, mặt lí tưởng mà không hoặc ít nói về những mặt xấu xa, khuất lấp. Các nhà văn nói chung, các nhà tiểu thuyết nói riêng đã đặt nhân vật vào vòng xoáy hiện thực với đầy đủ các màu sắc, các cực đối lập: Nhân tính và phi

nhân tính, đạo đức và thất đức, bản ngã và phi ngã... Đấy có thể là con người

mang trong mình đủ cả “tý trí thức-tý thợ cầy-tý điếm/ tý con buôn-tý cán bộ-

tý thằng hề, Phật và Ma mỗi thứ tý ty / khốn nạn thân nhau nặng kiếp phân

thân mặt nạ” (Nhìn từ xa Tổ Quốc- Nguyễn Duy)... Và họ cũng không né

tránh khám phá, khai thác những mặt khuất lấp của cuộc đời, của con người,

kể cả những “góc tăm tối cuối cùng”. Thêm vào đó, hiện thực không chỉ có

các mối quan hệ xác định rõ ràng mà còn có những quan hệ chồng chéo, phức

tạp những quan hệ "đi đêm" đầy khuất tất. Con người tồn tại trong các mối

quan hệ đó tất yếu trở nên đa dạng trong tính cách. Nhân vật trong tiểu thuyết

thời kì này, vì thế, tính cách không còn mờ nhạt, đơn điệu mà có sự kết hợp

giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản năng và

ước mơ thánh thiện... Nhà văn không còn nhìn cuộc sống theo lối “chưng

cất”, ở đó chỉ hiện lên những khuôn mặt đẹp đẽ, những tính cách “vô trùng” mà tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang dáng dấp của "một tổng phổ

nhiều bè, đầy nghịch âm". Trong mỗi con người, có thể cùng lúc tồn tại cả cái

tốt lẫn cái xấu, cái cao cả lẫn cái thấp hèn.

Tiểu thuyết Trần Thị Trường cũng nằm trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi Mới, những nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn cũng là những con người đa tính cách, nghĩa là không được miêu tả một cách đơn giản, thuần nhất tốt hay xấu. Trần Thị Trường đặt nhân vật của mình trong vòng xoáy của hiện thực đời sống với đầy đủ các sắc mầu, các thái cực đối lập, nhiều mối quan hệ phức tạp, chồng chéo để từ đó các nhân vật tự bộc lộ tính tách một cách đa dạng. Vì vậy, khi đọc tiểu thuyết của Trần Thị Trường hình tượng con người trong tác phẩm hiện lên không đơn điệu mà gần

hơn, thật hơn với đời sống hiện thực. Cũng theo xu hướng của tiểu thuyết đổi mới, nhà văn xây dựng nhân vật không khát quát hóa mức cao độ, nhân vật không phân lập rõ ràng về mặt phẩm chất, không hoàn toàn đẹp đẽ hay "cặn bã", đây là kiểu nhân vật phức tạp, đa tính cách: tốt - xấu, cao thượng - thấp hèn, ích kỉ - bao dung, đen - trắng .... điều đó đã mang đến cho tác phẩm nghệ thuật một sự mới mẻ trong cách nhìn của nhà văn.

Nhân vật Hùng trong tiểu thuyết "Kẻ mắc chứng điên", một con người

thông minh nhanh nhẹn, biết cách linh hoạt trong cuộc sống để xoay xở kiểm tiền. Khi xã hội thay đổi vận động theo cơ chế thị trường, Hùng đã biết chớp lấy thời cơ mua lại một khách sạn lớn (đang làm ăn thua lỗ) để từ đó vực khách sạn đi lên theo cách của mình. Hùng sửa sang cho khách sạn trở nên sang trọng để đón tiếp những kẻ có chức quyền, tiêu "tiền chùa" một cách “không thương tiếc”, bởi họ đến đây để tạo mối quan hệ, tìm kiếm những hợp đồng làm ăn béo bở. Hùng giầu lên từ đó, anh ta không thiếu bất cứ thứ gì mà có thể mua được bằng tiền: Phòng làm việc sang trọng trải thảm Ba Tư, Phòng ngủ sang trọng để dành riêng cho sự khoái lạc, đón mời những cô gái trẻ (sẵn sàng dâng hiến cho anh ta)... Hùng say sưa chạy theo đồng tiền và anh ta tận dụng mọi cơ hội, bất chấp mọi thủ đoạn để có thật nhiều tiền. Song, có lẽ tiếp xúc quá nhiều mặt trái của xã hội, tận mắt thấy được cái xấu xa tiêu cực trong xã hội, những mối quan hệ vụ lợi, những mưu mô thủ đoạn của những kẻ hám danh hám lợi và bằng mọi cách có được cái danh lợi ấy - đã làm cho Hùng trơ lỳ cảm xúc, mất đi những suy nghĩ tốt đẹp vào con người và

niềm tin vào cuộc sống "người đàn ông mất hết niềm tin vào cuộc đời vào con

người, chỉ còn lại một mong muốn: làm tất cả để hưởng thụ và khoái lạc" .

Nhưng nhìn ở góc độ khác thì Hùng lại là một nhân vật bất hạnh - bởi anh ta chưa bao giờ có được cái mình thực sự mong muốn thậm chí khát khao, đó là tình yêu đích thực. Hùng chưa bao giờ có được trái tim của Thanh, người con gái mà anh hết lòng thương yêu và tôn thờ, mà điều đó thì cho dù có rất nhiều

tiền anh cũng không thể mua được. Càng chạy theo Thanh, càng tìm cách mua chuộc Thanh, cô lại càng tìm cách né tránh. Và cũng bởi sự trong sáng, thánh thiện, sự thông minh và kiên định của Thanh mà chưa bao giờ Hùng dám dùng những mưu mô, thủ đoạn để có được cô. Anh ta luôn sống trong dằn vặt và luôn khát khao có được tình yêu từ phía Thanh. Ở Hùng, chỉ có một thứ tình yêu đơn phương, nên con người giầu có, thủ đoạn ấy cứ đau khổ, cứ theo đuổi mãi... mà vẫn không có được tình yêu đích thực của đời mình. Có thể nói, trong tác phẩm của Trần Thị Trường, ta vẫn thấy giữa cuộc đời đầy những giả dối, vụ lợi, đầy những toan tính khốc liệt thì vẫn tồn tại một tình yêu đích thực, chân thành, có sức mạnh cảm hóa và có cả quyền năng chế ngự cái ác, cái xấu. Nhân vật Hùng một mặt là một kẻ cơ hội, xấu xa và thủ đoạn, nhưng mặt khác anh ta cũng là kẻ "quân tử", là người "tài" trong xã hội, là một con người biết trân trọng tình yêu và các hành động cao đẹp cao đẹp trong cuộc sống. Với bất hạnh của Hùng, bi kịch của Hùng là bi kịch của con người thời kinh tế thị trường, bằng mọi cách, mọi giá để có tiền, thật nhiều tiền nhưng chính đồng tiền không chân chính ấy cũng làm cho họ mất đi niềm tin vào cuộc sống, họ trở nên cô đơn lạc lõng, không có người "tri âm tri kỉ" trong cuộc đời. Kết thúc truyện, Hùng chết trong một vụ cướp, anh bị bắn khi đi đòi tiền nợ trở về. Song thật kì lạ, anh ta không sợ chết, anh ta không tiếc sống - cái chết đến với anh ta như một sự “giải thoát” vậy: "Anh ngã vật xuống vỉa hè, máu chảy ra xối xả. Anh lịm đi, mấy người nào đó chạy đến vực anh dậy. Họ nói lao xao trên đầu anh: "Bị bắn trúng tim" Hùng hé mắt, nhìn vệt loang loáng trên mặt đường. "Trúng tim - ừ, đúng tim rồi... Ta thoát hạn..."[52,Tr.176]

Nhân vật Ngọc Hùng trong Lời cuối cho em là một ca sĩ và là một

người lính từng chiến đấu trên chiến trường, trải qua thử thách khắc nghiệt trong cuộc chiến, từng bị thương. Trong cuộc chiến cam go ấy, anh đã chứng minh bản lĩnh của người lính thực thụ. Nhưng khi đất nước được giải phóng,

chiến tranh lùi vào quá khứ, Ngọc Hùng trở về với cuộc sống hàng ngày, không phải đối mặt với bom rơi đạn nổ, không còn đối diện với cuộc chiến sinh tử nữa, anh lại phải đối diện với những chật vật của công cuộc mưu sinh. Làm gì để nuôi bản thân và cô con gái nhỏ khi người vợ đã bỏ đi lấy chồng tây? Những lo toan vốn tủn mủn giờ đây trở thành nỗi lo thường trực làm anh trở nên khốn khổ. Để thoát khỏi cuộc sống đó, Hùng đã trốn chạy, anh tìm cách vượt biên để thay đổi. Không có tiền, Hùng mượn xe của Thương - người phụ nữ anh nể trọng và vô cùng yêu thương- để bán lấy tiền cùng con gái nhỏ vượt biên nhưng không thành. Hùng bị bắt, bị tạm giam. Trong trại giam một lần nữa anh cảm thấy nghịch cảnh khốn khổ của mình, sự bế tắc

không lối thoát "Hôm nay tôi là người có tội, tôi vượt biên trái phép. Nhưng

đồng chí ạ, cũng có thời kì tôi là bộ đội, tôi cũng đã đi dọc Trường Sơn, tôi ra đi vì hoàn cảnh riêng". Hùng nói tránh chứ bố con anh chỉ còn nước chết

đói..."[53,Tr.290] Hùng cũng nhận ra sự chối bỏ của mọi người đối với anh -

kẻ vượt biên, chạy trốn khỏi đất nước đang khó khăn khi bị người cán bộ quát

"Tao đồng chí với mày à?"[Tr.291] Anh cúi đầu xấu hổ, xấu hổ vì mình đã

dùng từ "đồng chí" không đúng chỗ, xấu hổ cả tiếng quát chối bỏ kia. Nỗi nhục nhã khiến Hùng không thiết sống nữa, sự bế tắc khiến anh muốn chết để giải thoát. Nhưng tình thương với đứa con đã khiến anh không nỡ chết bỏ lại con một mình.

Là một ca sĩ nổi tiếng, yêu nghệ thuật nhưng nghệ thuật lúc ấy đã không nuôi nổi Hùng, khi ra khỏi trại giam, quay trở về với cuộc sống, anh lại tiếp tục đối mặt với những nỗi lo cũ, vẫn không biết làm thế nào có thể nuôi được con và chính bản thân. Trong lần đi lang thang vào quán nước anh được giới thiệu làm tổ trưởng cho một xí nghiệp sản xuất vì người ta đang cần một người mới, không biết gì về chuyên môn, chỉ cần kí cho họ đủ chữ kí cho một hợp đồng xây dựng một công trình. Hùng được lĩnh nhiều hơn so với những

những khối lượng ma ấy, những độ bền công trình ấy . Nhưng rồi bị anh em

trong đội chê cười là nhìn đời kiểu nghệ sĩ dở" [53,Tr.298]và có hơn hết anh

đang cần tiền, nên lại thôi. Có tiền trong tay, khao khát bản năng thức dậy, Hùng có người tình và để có tiền nuôi và cung phụng người tình anh lại lún sâu vào con đường phạm pháp. Hùng đi đào trộm cáp đồng để bán, bị phát hiện, anh giết người định thoát thân nhưng rồi bị bắt, bị cầm tù và lĩnh án tử hình. Nhìn về bản chất - Hùng là người đàn ông có trách nhiệm với con, thương con, và là một con người giầu lòng tự trọng, người nghệ sĩ yêu nghề. Nhưng đồng thời bên cạnh con người tốt đẹp ấy anh ta cũng là kiểu người dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ cuộc sống, dễ bị tha hóa, biến chất vì thiếu bản lĩnh, không có sự kiên định trong cuộc sống.

Có thể thấy, Trần Thị Trường đã xây dựng một hệ thống các nhân vật với những tính cách nhân vật khá phức tạp, đầy mâu thuẫn. Mỗi nhân vật của chị được đặt trong những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp: giữa con người với con người, con người với hoàn cảnh, con người với những không gian, thời gian khác nhau,.. để từ đó tính cách nhân vật được bộc lộ một cách đầy đủ, trọn vẹn cả các mặt, các tính chất đối lập nhau như: hơn tốt - xấu, nghị lực - đớn hèn, ích kỉ - vị tha.... những nhân vật trong tiểu thuyết của chị cũng vì thế mà trở nên sống động hơn, thật hơn, gần gũi hơn với cuộc sống đương thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)