Khái quát về đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 31 - 36)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Khái quát về đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam

đến nay.

Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã có những thay đổi và cũng

đã những thành công đáng ghi nhận. Một trong những biểu hiện của sự thay

đổi cũng như thành công này chính là việc xây dựng hệ thống nhân vật trong

tác phẩm văn học theo một quan điểm mới. Như đã nói, nhân vật văn học có

một vai trò quan trọng, cho nên trong tiểu thuyết - nhân vật luôn là yếu tố

quan trọng được nhà văn tập trung tài năng, trí tuệ thể hiện. Hơn nữa, trong

văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng, nhân vật còn là sự thể hiện quan

niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.

Ở tiểu thuyết giai đoạn sau 1986, do sự thay đổi của điều kiện xã hội

nên nhận thức và quan niệm về con người của nhà văn có sự khác trước rõ

nét. Nếu như ở giai đoạn trước 1975, con người chủ yếu được nhìn nhận và

thể hiện trên phương diện dân tộc và giai cấp nên nhân vật trong tiểu thuyết

luôn xuất hiện với tư cách con người công dân, con người đại diện giai cấp - thì ở tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt là sau 1986, sự nhìn nhận này đã khác. Tiểu thuyết sau 1986 nhìn nhận và thể hiện con người trên nhiều phương diện và nhiều tư cách khác nhau. Không còn chỉ xuất hiện với tư cách con người

đại diện cho lí tưởng chung, con người là hình ảnh của số đông - con người trong tiểu thuyết sau 1986 hiện lên chủ yếu với tư cách là những con người cá nhân với cuộc đời riêng, với những biểu hiện và nhu cầu cụ thể. Đặc biệt, tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm hơn đến việc thể hiện đời sống tinh thần cũng như phần nào đã nói đến những nhu cầu riêng tư của con người. Đây cũng là một điều tất yếu bởi lẽ khi đã nói nhiều đến cái chung thì người ta sẽ có nhu cầu muốn thể hiện cái riêng, và tiểu thuyết sau 1986 đã có điều kiện để nói đến những cái riêng ấy. Như một hệ quả trực tiếp, sự thay đổi trong nhận thức và quan niệm về con người này tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong việc xây dựng hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.

1.2.2.1.Nhìn chung nhân vật văn học của tiểu thuyết sau 1975 đa dạng

và có những điểm khác trước rõ nét. Tuy nhiên những đổi mới ở hệ thống

nhân vật này không diễn ra một lúc mà nó là cả một quá trình. Ở khoảng thời gian mười năm đầu sau chiến tranh do tiểu thuyết vẫn còn chịu ảnh hưởng của khuynh hướng sử thi trước đó, nhất là ở những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nên nhân vật tiểu thuyết cơ bản vẫn mang đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết sử thi. Những nhân vật này chủ yếu vẫn là những nhân vật tiêu biểu, nhân vật đại diện cho lí tưởng của dân tộc. Được khắc họa với những phẩm chất cao đẹp và mang hơi hướng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ví dụ

như những nhân vật trong Miền cháy, (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng

(Nguyễn Trọng Oánh), Nắng đồng bằng (Chu Lai) hiện lên là những con

người anh hùng trong cuộc chiến đấu vì Tổ quốc. Cơ bản họ vẫn là những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng của dân tộc trong một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng. Ở họ, đôi chỗ người đọc cũng bắt gặp những suy nghĩ, trăn trở về chiến tranh hay những hành động “đời thường”, tuy nhiên cái chính được khẳng định ở đây vẫn là tính chất lí tưởng. Đây chính là sự tiếp nối của những nhân vật tiểu thuyết sử thi đã rất thành công ở giai đoạn văn học trước.

Không chỉ ở những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh mà ở những ở tiểu thuyết nói đến công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh thì các nhân vật vẫn hiện lên với tư cách là những nhân vật ít nhiều mang hơi hướng nhân vật sử thi. Nhân vật ở đây vẫn được phân chia theo hai tuyến rõ rệt: nhân vật chính diện - nhân vật phản diện, nhân vật tích cực - nhân vật tiêu cực, nhân vật tốt đẹp - nhân vật xấu, tha hóa biến chất,… Những nhân vật chính được các tác giả tập trung thể hiện vẫn là những nhân vật tích cực, đại diện cho cái tốt, cái tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực. Với những nhân vật này, người đọc thường thấy ở họ sự tròn trịa về nhân cách chứ chưa thấy có những lát cắt hay những góc khuất của cuộc sống đời thường.

Rõ ràng nhân vật của tiểu thuyết những năm 1975-1985 chưa có nhiều sự thay đổi. Thế nhưng nếu quan sát kĩ thì chúng ta thấy nó cũng đang có những bước chuyển mình theo xu hướng vận động chung, mà cuộc sống và con người với những thay đổi trong điều kiện xã hội mới cũng với những yêu cầu mới trong việc sáng tác và tiếp nhận tiểu thuyết - chính là những tiền đề cho sự chuyển mình này. Ngoài việc phản ánh những vấn đề có tính chất lớn lao, trọng đại của đất nước, tiểu thuyết giai đoạn này cũng đã có nhu cầu thể hiện cuộc sống đời thường với những số phận cá nhân, những nhu cầu, khát vọng riêng tư của con người trong xã hội. Một số nhân vật của tiểu thuyết giai đoạn này đã vượt ra khỏi tính chất lí tưởng của nhân vật sử thi để trở thành những con người đời thường với những phẩm chất xấu tốt lẫn lộn.. Nhân vật

Lý trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là một trong những

nhân vật như thế. Lý là nhân vật để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuốn tiểu thuyết nhất bởi lẽ hình ảnh Lý không đơn điệu mà hiện lên thật sinh động. Nhân vật Lý không có sự bất biến về tính cách mà tính cách của nhân vật đã có những thay đổi - dù rằng những thay đổi này không theo chiều hướng tích cực. Nhưng có phải vì thế mà hình ảnh Lý trở nên "đời thường" hơn và “chân thực” hơn?.

Khép lại khoảng thời gian mười năm có tính chất quá độ trong đời sống xã hội và trong cả văn học, theo xu thế vận động chung, nhân vật văn học của tiểu thuyết ngày càng thể hiện rõ hơn chân dung của những con người đời thường và gắn bó hơn với cuộc sống đời thường. Và điều này sẽ được thể hiện rõ hơn ở nhân vật của tiểu thuyết thời kì Đổi Mới những năm 1986.

1.2.2.2. Từ những thay đổi trong nhận thức và quan niệm về con người,

khi con người với cuộc sống đời thường và ý thức cá nhân ngày càng được khẳng định thì nhân vật của tiểu thuyết cũng được thể hiện khác trước. Nhân vật văn học của tiểu thuyết thời kì Đổi Mới là những con người cá nhân trong mối quan hệ với cuộc sống và những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và với cộng đồng. Ở họ, ý thức cá nhân với những nhu cầu và khát vọng riêng tư đã trở thành điểm mấu chốt làm nên những diễn biến trong hành động và trong đời sống tinh thần. Đồng thời, con người với ý thức cá nhân này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng về diện mạo và tính cách nhân vật tiểu thuyết thời kì Đổi Mới nói chung.

Các tác giả tiểu thuyết thời kì Đổi Mới đã rất thành công trong việc thể

hiện con người với những mối quan hệ đời thường. Và một trong những

người mở đầu cho sự thành công ấy chính là nhà văn Lê Lựu với tiểu thuyết

Thời xa vắng. Nếu như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là tác

phẩm khép lại thời kì văn học mười năm quá độ và có những dự báo cho sự

phát triển của hình tượng nhân vật tiểu thuyết ở thời kì tiếp theo - thì Thời xa

vắng của Lê Lựu thật sự là tác phẩm mở đầu cho tiểu thuyết thời kì Đổi Mới.

Ra đời vào năm 1986 đúng vào thời điểm đất nước đang bước vào thời kì đổi mới với những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã

hội, trong đó có cả văn học, Thời xa vắng thật sự đã đưa người đọc vào một

thế giới đời thường với những con người và những mối quan hệ đời thường thông qua cuộc đời của nhân vật chính - Giang Minh Sài.

Ngoài con người được đặt trong các mối quan hệ đời thường, nhân vật

văn học của tiểu thuyết thời kì đổi mới còn được nhìn nhận và thể hiện với

những sự mất mát do chiến tranh gây ra. Với một độ lùi thời gian nhất định

sau chiến tranh, các tác giả tiểu thuyết thời kì này đã có điều kiện để nhìn nhận lại hiện thực chiến tranh cũng như những gì mà nó gây ra cho con người một cách toàn diện. Chiến tranh, dù là chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì nó cũng có hai mặt của nó. Một mặt là hào quang của chiến thắng, là của lòng dũng cảm và đức hi sinh, một mặt là những mất mát, đau khổ mà sự tàn phá khủng khiếp về cả vật chất và tinh thần. Di chứng chiến tranh còn để lại dai dẳng cho nhiều cá nhân, nhiều gia đình.

Bên cạnh những nhân vật của những mối quan hệ đời thường hay nhân vật với những mất mát, tổn thương, tiểu thuyết thời kì Đổi Mới còn nói nhiều

đến kiểu nhân vật tha hóa. Đó có thể là những con người biến chất về nhân

cách nhưng lại khoác lên mình lớp áo đạo mạo, lại là “cán bộ” đại diện cho

quyền lực của nhân dân (như nhân vật Lưu Minh Hiếu trong Chuyện làng

Cuội của Lê Lựu, hay nhân vật Đại úy Thìn trong Những mảnh đời đen trắng

của Nguyễn Quang Lập)... Hay đó còn là những kẻ đại diện cho thế lực của hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá, đồng thời cũng là đại diện của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương với lắm toan tính cá nhân và thủ đoạn chính trị đã làm xáo trộn cuộc sống yên ả ở làng quê và gây nên bao tình cảnh dở

khóc dở cười trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc

Trường... Có thể thấy ở tiểu thuyết thời kì Đổi Mới, kiểu nhân vật này xuất hiện khá nhiều. Thông qua hình ảnh những con người nhân danh cán bộ nhưng lại biến chất, tha hóa về đạo đức nhân cách, các tác giả tiểu thuyết thời kì này đã nói đến một thực trạng khá nhức nhối đang diễn ra trong lòng xã hội. Xã hội có nhiều, rất nhiều những người tốt biết sống và hi sinh vì lợi ích chung, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những con người chỉ biết trục lợi,

vị kỉ và tha hóa về nhân cách mà càng nguy hại hơn - khi đó lại là những kẻ đại diện cho quyền lực của nhân dân.

Và còn nhiều những kiểu nhân vật khác xuất hiện trong tiểu thuyết thời

kì Đổi Mới như: Kiểu nhân vật lạc lõng, nhân vật cô đơn, nhân vật tự vấn,

nhân vật với ý thức cá nhân về tình yêu và nhu cầu bản năng, nhân vật thiên

về đời sống tâm linh,… Nhìn chung, ở giai đoạn sau 1986, diện mạo của nhân

vật văn học trong tiểu thuyết trở nên vô cùng phong phú. Không còn sự thuần nhất như nhân vật của tiểu thuyết sử thi giai đoạn trước đó, nhân vật tiểu thuyết sau thời kỳ này được nhìn nhận và thể hiện trong cái đa chiều và đa sự của hiện thực đời sống đang diễn ra hàng ngày. Nhân vật cũng được đặt trong nhiều mối quan hệ và được soi chiếu từ nhiều góc nhìn. Chính vì thế mà chân dung nhân vật được hiện ra toàn diện, sinh động và sắc nét. Một điều đặc biệt là nhân vật của tiểu thuyết sau 1986 đã trở về là những con người đời thường với những mối quan hệ và những sự việc đời thường. Thế nhưng không vì vậy mà hình ảnh nhân vật của tiểu thuyết sau 1986 trở nên tầm thường hay nhỏ bé. Trái lại chính cái đời thường này đã hàm chứa bao vấn đề nhân sinh lớn lao và cũng chính cái đời thường này đã làm cho con người thật sự "là người" hơn bao giờ hết. Với sự đa dạng về hình thức, sự khách quan, toàn diện trong các hình tượng nghệ thuật được thể hiện, cũng như những vấn đề nhận thức sâu sắc nhiều tầng ý nghĩa được đặt ra - hình tượng nhân vật thật sự là một yếu tố nghệ thuật thành công của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1986.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)