Kiểu nhân vật nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 52 - 60)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Kiểu nhân vật nữ

Nhìn lại toàn bộ những sáng tác của Trần Thị Trường từ tiểu thuyết đầu tay cho đến những truyện ngắn về sau này, nhân vật nữ là nguồn cảm hứng chủ đạo và là nhân vật chính trong hầu hết các sáng tác của nhà văn. Như những độc giả yêu mến gọi chị "nhà văn của phái đẹp" và chính tác giả thừa

nhận“tôi luôn đứng về phe nước mắt”. Bởi lẽ, theo chị, "đứng về phe nước

mắt thì quả thật đó là hành động của trái tim, của những con người mang

nặng trong lòng tính nhân văn sâu sắc". Cho dù chính chị cũng nhận ra "Tôi

nghĩ rằng, khi đứng về phe nước mắt nhiều khi cũng bị trả giá bởi vì người ta bảo “thương người thì khó tiến thân”. Hay là đứng về phe nước mắt thì họ có gì đâu, người ta chỉ có sự đau khổ thôi. Thế thì mình phải chia sẻ, cũng như

bản thân mình nếu như mình đau khổ cũng hi vọng được ai đó chia sẻ."[54].

Trong sáng tác của chị, người phụ nữ được phản ánh là người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại, không còn bị bó buộc trong những quan niệm cổ hủ, lạc hậu nữa, họ thường có nhiều cơ hội giao tiếp, lựa chọn, tự tìm lấy hướng đi và tự quyết định con đường và lối sống cho chính bản thân mình.

Trong các tác phẩm của Trần Thị Trường nói chung và trong hai cuốn tiểu thuyết nói riêng, nhân vật nữ vẫn là kiểu nhân vật được nhà văn tập trung miêu tả và để lại trong độc giả nhiều ấn tượng nhất. Thế giới nhân vật nữ trong hai cuốn tiểu thuyết phong phú và đa dạng đã phản ánh phần nào đó cuộc sống của đại bộ phận nữ giới trong xã hội hiện đại. Những nhân vật nữ của chị thuộc đủ các thành phần, từ tầng lớp phụ nữ trí thức cấp tiến trong xã hội (nghệ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, công chức, kế toán,.... ) đến những người phụ nữ của gia đình - chăm lo cuộc sống gia đình, và cả một bộ phận nhỏ người phụ nữ là những người lao động nghèo là công nhân, người làm thuê... Nhân vật nữ trong hai cuốn tiểu thuyết của Trần Thị Trường cũng được miêu tả ở nhiều mối quan hệ trong cuộc sống: trong quan hệ tình yêu, tình cảm gia đình, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội trong và ngoài nước ...

Là một phụ nữ, hơn thế là kiểu phụ nữ sắc sảo nhưng đa tình, đa cảm nên trong sáng tác của chị các nhân vật nữ được hiện lên một cách ấn tượng, sinh động và chân thật. Trong tác phẩm của chị, trong mối quan hệ tình yêu hôn nhân và hạnh phúc gia đình - người phụ nữ được phản ánh (hầu hết là những nữ trí thức), họ đều có một vẻ đẹp về cả ngoại hình và nội tâm, họ là những người có sự hiểu biết rộng, sống bao dung, lãng mạn, cả tin và giầu lòng vị tha, và đặc biệt là có quan điểm hiện đại trong tình yêu và hôn nhân, gia đình. Nhưng họ cũng có những toan tính, những suy nghĩ của con người bình thường trong cuộc sống phức tạp này.

âm của thời lãng mạn" ( Bích Khuê) [53,Tr386]. Cô yêu và lấy Khắc, một họa sĩ có tài. Cuộc sống êm đẹp kéo dài không bao lâu khi tình yêu của họ va chạm vào hiện thực phức tạp, đầy khắc nghiệt của cuộc sống nên đã sớm xuất

hiện những bất đồng quan điểm của cả hai người: "Chị cứ muốn anh vẽ tranh

nhưng anh không có cảm hứng để vẽ khi biết rằng xã hội đang nhìn mình

bằng con mắt của người xa lạ và không chấp nhận". Khắc nặng nề và cố chấp

nên không thể quên được việc anh đã đỗ điểm cao khi thi vào trường Cao

đẳng Mỹ Thuật nhưng không được học vì " Người ta gạch một dòng trong lí

lịch: Bố trí thức thân Pháp, bản thân Công giáo." Anh cảm thấy mình như bị

đẩy ra ngoài lề xã hội và điều đó làm anh "mất cảm hứng sáng tác". Trong khi với Thương, cô lại có một cái nhìn "thoáng" hơn, không cố chấp và luôn nhìn

cuộc đời bằng cái nhìn bao dung, hòa đồng hơn "Lịch sử có những nhầm lẫn

khó tránh khỏi". Cuối cùng, họ chia tay nhau vì không ai "cam tâm" để người

kia hi sinh cho mình và cũng không muốn mình phải hi sinh vì người kia. Họ

chia tay mà vẫn quan tâm đến nhau, chia tay khi cả hai còn luyến tiếc cái tình

yêu cùng cái gia đình nhỏ bé của mình. Khắc đã "ân hận khi yêu cầu li dị",

còn Thương cũng nghĩ "Ngày trước còn trẻ chị cũng không hiểu được điều

ấy. Bây giờ chị thấy phải duy trì gia đình là đúng, con cái đỡ khổ hơn." Song

sự ân hận ấy không thể khiến họ quay lại với nhau - khi cuộc đời họ càng thêm sóng gió hơn.

Không chỉ miêu tả cái đẹp của một tình yêu đầy lãng mạn, đầy sự hi sinh, Trần Thị Trường cho người đọc cảm nhận được cả cái mong manh, dễ vỡ và khó hiểu của tình yêu. Trong tác phẩm, Thương và Khắc đến với nhau bằng tình yêu, luôn có sự cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau thế mà họ vẫn cứ chia tay. Nhưng chia tay rồi họ vẫn không thôi nghĩ về nhau, vẫn day dứt trăn trở khi nhớ về những kỉ niệm đã có giữa hai người. Không tan vỡ bởi những ngăn cấm của cha, mẹ, họ tan vỡ vì những lý do tưởng như rất mơ hồ; họ vẫn còn yêu nhau nhưng nếu quay trở lại giữa họ sẽ không còn là tình yêu nữa (lí

do này có lẽ chỉ có trong cuộc sống gia đình thời hiện đại và hội nhập mà thôi! Trần Thị Trường đã đi sâu vào các khía cạnh của cuộc sống, chỉ ra những phức tạp của xã hội - những điều đó đã tác động không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Từ đó, nhà văn cũng đã đặt ra những đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc vun đắp và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nỗi ân hận của Thương cũng là bài học cho chính bản thân cô và cho những người phụ nữ nói chung trước những biến động của cuộc đời như những cơn sóng ngầm len lỏi vào mỗi gia đình, làm mòn đi các giá trị cuộc sống, khiến nó sụp đổ một cách dễ dàng - khi con người cá nhân với những suy nghĩ ích kỉ, vì mình (là chính) không quan tâm đến những nỗi khổ cùng những buồn đau của người khác.

Những người phụ nữ trong Tiểu thuyết của Trần Thị Trường trải qua những rạn vỡ của gia đình dường như khiến họ càng trân quý hơn hạnh phúc mà họ có được. Nhân vật Thương sau những mất mát của hạnh phúc gia đình cô đã nhận ra: "Phải biết chấp nhận nhau, trên đời cũng chẳng có sự vẹn toàn. Đóng được chuồng gà thì không làm được thơ, mà làm thơ thì không có thịt gà ăn. Vả lại cô đơn đâu dễ chịu. Nếu ngày trước chị hiểu thế này, chị đã đề nghị với anh Khắc không ly dị. Còn bây giờ không làm lại. Chị yêu ai chị sẽ sống với người đó như một người vợ có trách nhiệm bằng khả năng của

mình mà họ cũng ưng" [53,Tr.320]. Thương đến với nhạc sĩ Nguyễn Việt với

một tình yêu đơn phương nhưng lại vô cùng say đắm, đầy hy sinh. Dường như sự đổ vỡ tình cảm với người chồng đầu tiên của mình đã làm cô thay đổi nhiều hơn trong quan niệm ứng xử trong tình yêu. Vẫn nồng nàn, quyết liệt nhưng biết hi sinh và bao dung hơn rất nhiều. Yêu Nguyễn Việt, Thương sống với một tình yêu không đúng nghĩa - một tình yêu đơn phương đầy sự hy sinh, còn với Việt - cô chỉ là một người bạn, một chỗ dựa - anh đã có vợ con và thực sự Việt không yêu cô mà chỉ muốn dựa vào cô, lợi dụng cô. Thương cũng không phải là người tình trong đám những người tình ngưỡng mộ tài năng và giọng hát của anh. Song cô là người bên anh, hi sinh cho anh, là

người lấp đầy cho anh những khoảng trống, những thiếu hụt của cuộc đời. Thậm chí Thương đã từng đề nghị với Nguyễn Việt, cô sẵn sàng hi sinh lấy một người rất yêu cô - để có điều kiện giúp đỡ Việt. Khi anh gặp những khó khăn thiếu thốn về vật chất, cô tìm mọi cách xoay sở để Việt có tiền lo cho cuộc sống của bản thân và vợ con, để Việt yên tâm cống hiến cho nghệ thuật. Vì tình yêu với Việt, Thương sẵn sàng làm tất cả, cô chỉ mong đến một ngày

nào đó khi vật chất lấp đầy sự thiếu thốn của Việt, anh sẽ nói với cô "Anh

không thiếu gì nữa, anh chỉ thiếu có tình em".

Tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự bao dung và hi sinh của người phụ nữ đối với người mình yêu là vô hạn. Bản tính nghệ sĩ, đa tình - Việt có nhiều cô gái ngưỡng mộ, sẵn sàng dâng hiến cho anh và anh cũng đón nhận không ít tình cảm của nhiều người trong số họ. Trong những cuộc tình chóng vánh ấy, Việt đã làm cho một cô bé trường Mỹ Thuật có thai, cô gái tìm đến Thương trong sự sợ hãi, đau khổ. Một lần nữa Thương lại dang tay che chở nuôi dưỡng cho mẹ con cô gái mà không nói với Việt. Dù lời kể của cô gái ấy về

Việt làm tim cô đau đớn: "Anh Việt bảo với em chị là bạn cũ của anh ấy, rất

giầu có và cả tin, rất yêu anh ấy. Anh ấy sẽ lừa chị để lấy mấy triệu đồng, in cho em một tập tranh và cái Lan một tập thơ. Anh ấy chẳng yêu gì chị!".

Nhưng sau tất cả những việc mà Việt làm, Thương vẫn nghĩ : Dù thế nào đi

nữa .... chị muốn biến Nguyễn Việt thành sản phẩm của Giáo dục và Nỗ lực, muốn hắn tinh khiết và cao sang hơn". "Chị tự coi mình có bổn phận phải yêu thương tâm hồn khác, không cật vấn. Con Người long đong vác hạnh phúc và

hý hửng đau đớn". Hơn hết - với Thương: "con người đáng được yêu thương,

yêu thương thay cho lời trách cứ".[53]

Xây dựng nhân vật Thương, Trần Thị Trường đã hướng đến hình mẫu người phụ nữ lý tưởng vừa truyền thống, vừa hiện đại: đằm thắm, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, mang những phẩm chất tính cách của người phụ nữ truyền thống dù đang sống trong xã hội nhiều biến động. Nhưng vẫn người

phụ nữ ấy - lại cũng rất hiện đại trong quan niệm về tình yêu, dám sống, dám hi sinh và kiên định trong sự lựa chọn tình yêu, tin tưởng vào tình yêu lí tưởng, vào sức mạnh cảm hóa của một tình yêu chân thành, đầy sự hi sinh của mình đối với người mình yêu. Như lời nhận xét của Bích Khuê khi đọc tác phẩm "Nhân vật Thương mang và bày tỏ tâm thế của một kẻ tình nguyện, quên mình để cảm hóa và đổi thay người khác... Đó là một chủ nghĩa lạc quan từ trong tiềm thức, hay là cái nhìn lạc quan của tình cảm, tin như một

xác tín vào ưu thế tuyệt vời của vẻ đẹp nữ tính, lòng nhân hậu." [53,Tr368]

Nhân vật Thanh trong tiểu thuyết Kẻ mắc chứng điên của Trần Thị

Trường cũng là kiểu nhân vật người phụ nữ đẹp lý tưởng khác của nhà văn. Nếu như Thương mang vẻ đẹp nhân hậu, bao dung, giầu đức hi sinh của một

người đàn bà hiểu đời, như một "đấng cứu rỗi" con người, "vẻ mặt như đức

Maria khuyến khích và yêu thương" thì Thanh lại mang vẻ đẹp của một cô gái

trong sáng thánh thiện và kiên định. Tình yêu của Thanh với Quang là tình yêu của lớp thanh niên thế hệ mới. Tình yêu ấy vẫn dựa trên nền tảng của kiểu tình yêu truyền thống (chung thủy, chờ đợi, hi sinh) nhưng cũng mang tính hiện đại rõ rệt, (gắn tình yêu với việc xây dựng sự nghiệp, xây dựng đất nước, hướng tới tương lai). Thanh và Quang yêu nhau, do yêu cầu của công việc, người yêu của Thanh phải công tác tận Sài Gòn, nhưng khoảng cách về không gian, thời gian chưa bao giờ là nguyên nhân ngăn trở tình yêu của họ, hơn thế càng xa nhau tình yêu lại ngày càng gắn bó sâu đậm. Qua những cánh thư, họ vẫn bày tỏ tình yêu thương nhớ nhung da diết, những thề hẹn thủy chung và vẽ ra, hình dung ra cả những viễn cảnh tương lai tươi đẹp. Họ động viên nhau vượt hoàn cảnh khó khăn thực tại để học tập xây dựng tương lai vững chắc. Tình yêu của Thanh và Quang tha thiết cháy bỏng nhưng không phải thứ tỉnh cảm lãng mạn, viển vông. Đó là tình yêu được nuôi dưỡng bằng niềm tin, nghị lực, trải qua những thử thách khắc nghiệt để giữ cho nhau được trọn vẹn. Cũng như nhiều nhà văn khác, Trần Thị Trường miêu tả tình yêu của người

phụ nữ như một nhu cầu của nội tại. Chính vì vậy nhân vật nữ nào trong tác phẩm của chị cũng có một kiểu dạng tình yêu say đắm khác nhau. Dưới con mắt của nhà văn, hạnh phúc tình yêu vừa rực rỡ vừa mong manh, vừa mãnh liệt, chân thật, vừa mờ nhạt, giả dối... , con người luôn phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống đầy rẫy bất trắc. Nhà văn thường không để cho nhân vật phụ nữ của mình dễ dàng bước qua những giới hạn trong cái lãnh địa về hôn nhân để thoã mãn cho những khát vọng bản năng. Thay vào đó là cái bản tính dịu dàng, e ấp đầy chịu đựng và hy sinh của họ. Vì thế, niềm khát vọng về tình yêu, hạnh phúc ở các nhân vật nữ của chị luôn thường trực, cháy bỏng... dù phải trả giá bằng cay đắng, đau khổ. Cái nhìn về con người với nhu cầu hạnh phúc cá nhâncủa Trần Thị Trường vì thế càng trở nên đa chiều và sâu sắc hơn.

Trần Thị Trường không chỉ miêu tả kiểu phụ nữ kiên định, giầu đức hi sinh, trong thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết của chị còn có những nhân vật phụ nữ yếu mềm, sống phụ thuộc và phải gánh chịu bi kịch trong cuộc

sống gia đình. Nhân vật Hoa trong Lời cuối cho em là kiểu nhân vật ấy. Hoa

có một thời tuổi trẻ đẹp đẽ, bao chàng trai theo đuổi nhưng cô chưa ưng ai. Thế rồi qua 5 năm, nhìn xung quanh chẳng còn ai theo đuổi nữa, cô chủ động tấn công Ninh. Anh ta thích cô và đặc biệt thích chiếc áo da hợp mốt mà cô mặc, chiếc đạp SK mới tinh của cô đang đi. Hai người lấy nhau khi chưa kịp hiểu nhiều về nhau, những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, chiếc áo da

hợp mốt đã sờn rách, chiếc SK dựng ở hè bị lấy mất và theo thời gian "tình vợ

chồng còn rách hơn áo, mà tình yêu cũng mất như chiếc SK". Hai vợ chồng

Hoa "chia tay khi chưa kịp hiểu thế nào là hạnh phúc gia đình. Bao cuộc cãi

vã, bao cái tát, dù méo, đã đập vỡ tan tành... những lời tục tằn..." Hoa đi ra

khỏi nhà chồng mà không có quyền nuôi con vì: " Thằng bé được tòa xử "Để

bố nuôi vì có thể ông nội sẽ gửi tiền về". Hoa ra đi tay không. Cô sống nhờ

chơi nhìn cảnh gia đình họ hai vợ chồng dỗ dành và chăm sóc đứa con trai - cô cảm thấy xót xa cho mình. Về đến nhà, Hoa im lặng chìm vào bóng tối và

đẫm nước mắt "Hoa nghĩ đến sợi dây thừng và mường tượng về thế gian này

không có mình nữa. Hoa thấy chết được thì hay biết mấy".

Có thể thấy, Trần Thị Trường đã dành nhiều tình cảm và tâm huyết khi viết về người phụ nữ. Trong sáng tác của chị, đặc biệt là trong cuốn Tiểu thuyết "Lời cuối cho em" và "Kẻ mặc chứng điên" - những nhân vật phụ nữ đã được hiện lên trong tác phẩm với những số phận khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ đều có chung một đặc điểm: Đó là những người phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của trần thị trường (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)