7. Đóng góp của luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm thường gây ra được những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc hoạ tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật, mà hoà nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng.
Mỗi nhân vật trong tác phẩm là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại thông thường mà là đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm
trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối
thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và
ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thường mang đậm tính văn chương thì trong tiểu thuyết đương đại, ngôn ngữ đời sống, không màu mè, làm dáng mà đậm tính đời thường. Từ sau Đổi mới đến nay, đặc tính đối thoại, đa âm trong ngôn ngữ và văn phong tiểu thuyết đã được gia tăng một cách rõ rệt.
Trần Thị Trường đã thành công trong việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại khá ấn tượng để từ đó khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật ví dụ như nhân vật Hiệp trong tiểu thuyết Lời cuối cho em là kiểu nhân vật thông minh, rất nhanh nhạy trước thời cuộc. Khi xã hội có sự thay đổi (theo nền kinh tế thị trường), anh ta là người nhạy bén có phần ranh mãnh khi luôn biết cách tạo có hội kiếm tiền cho mình bằng mọi cách và mọi thủ đoạn, từ việc mua chuộc những kẻ quyền chức, lợi dụng họ để kiếm lời trong những hợp đồng xây dựng và vay vốn. Đoạn đối thoại giữa Hiệp và vợ của anh ta đã phần nào lột tả được sự toan tính trong tính cách của nhân vật:
- Em giấu ở đâu anh cũng biết, anh bận bịu thì anh không chơi nữa thôi. Vả lại, chơi bạc là cách đánh bạc thấp nhất không phải tầm của anh nữa, anh đam mê thử đánh bạc khác, đánh bạc Người.
- Thôi anh ơi, có lần em thấy anh rẽ vào Hạ Hồi đấy.
- Vào không phải để chơi, vào để xem chúng nó chơi, đứa nào thua gán nhà gán của ta mua, mua của chúng rẻ lắm.
- Nhưng chúng sẽ tìm cách đòi lại bằng dao búa đấy!
- Em không thấy anh trả lương tháng cho chủ Long công an à, chú ấy vẫn lĩnh lương nhà ta mà có làm gì đâu, chỉ để bảo vệ nhà ta thôi.
- Ôi, thế mà em chả biết
- Anh nói, không phải để em đi kể đâu nhé, Chú ấy là người tốt. Cuộc sống bắt mỗi người phải có việc làm thêm để tồn tại như thế đó, nhưng nếu nói ra chú ấy mất việc làm ở công sở đấy. Chính phủ ta còn lắm sự bất hợp lý trong việc sử dụng nhân công. Nhân dân phải sử dụng lần nhau thôi.
- Mua đi bán lại.
- Đủ ăn rồi, phải nghi ngơi đã.
- Còn trách nhiệm với baò nhiêu người khác nữa chứ…. - Kệ họ.
- Em không hiểu: Trời trao việc khó cho người biết. Mình biết mà không làm việc thì hèn lắm em ạ. Anh thích thế để anh làm thế cho thoả chí anh. Vả lại còn hai đứa con đấy, chúng phải khác chúng ta., phải hơn chúng ta, ta phải để đức cho nó. Để đức cũng là để của đấy. Anh nghĩ mình kinh doanh nghệ thuật, con mình theo học nghệ thuật. Quy luật cuộc sống là cứ thời trước thích vật chất thì đời sau chuộng văn hoa. Cứ văn hoa mãi còn ngưòi lại thèm vật chất. Em cứ hiểu một điều thì sẽ biết nhiều điều. Nhưng cũng chẳng cần hiểu, cứ nghe anh là hiểu hết và yên chí là sẽ sống ngàn đời
đấy.[53,Tr.362, Tr.363]
Qua màn đối thoại của vợ chồng Hiệp, đặc biệt qua cách Hiệp giải thích cho vợ anh ta về việc anh ta vào sòng bạc, việc anh ta trả lương cho công an... bản chất và tính cách đầy sự toan tính, ranh ma kiểu con buôn của nhân vật được thể hiện rõ nét.
Nhân vật Thương trong tiểu thuyết Lời cuối cho em, một kiểu nhân vật
phụ nữ trí thức lí tưởng, chị trải qua nhiều sóng gió trong công cuộc mưu sinh và cả sóng gió trong hôn nhân gia đình. Song điều đáng quý ở chị là chị vẫn luôn giữ được vẻ đẹp của lòng bao dung, trắc ẩn của người trí thức. Cuộc đời của Thương trải qua nhiều sóng gió trong tình yêu và trong gia đình. Tình yêu trong quan niệm của Thương là một thứ tình yêu thuần khiết, không chút tính toán, không nhuốm màu trần tục... thứ tình yêu cao thượng, thánh thiện, đầy sự bao dung sự hi sinh của đức mẹ Maria, của “đức chúa cứu thế”. Thế nhưng, ngay cả thứ tình yêu như vậy cũng khó "cứu rỗi" được một con người ích kỉ, vô cảm và coi trọng đồng tiền hơn tất cả. Đoạn đối thoại của Thương và Hoa về tình yêu đã thể hiện khá rõ quan niệm về thứ tình yêu "thánh thiện" đó - nhưng
qua đó, ta lại được biết thêm một mầu sắc mới của tình yêu - thứ tình yêu chỉ biết "cho" chứ không cần "nhận" của người phụ nữ hiện đại hôm nay:
Một hôm Hoa hỏi:
- Em không giàu có và thông minh để dễ dàng lấy chồng lần thứ hai, nhưng chị có thiếu gì đâu sao chị không lấy chồng cho đỡ buồn ?
- Không có tình yêu thì không thế có hôn nhân được. - Nhiểu người yêu chị đó thôi, chọn lấy một người.
- Người yêu mình thì nhiều nhưng người mình yêu thì không có, không thấy, không gặp.
- Tình yêu là gì ?
- Là thiếu nó con người sống thật buồn tẻ, mất một nửa đời nhưng có nó con người sướng gấp đôi và khổ gấp đôi.
- Nhiều cặp vợ chồng không còn yêu nhau nữa vẫn chung sống đó thôi. - Ngày trước còn trẻ chị cũng không hiểu được điều ấy. Bây giờ chị thấy phải duy trì gia đình là đúng, còn cái đỡ khổ hơn. Phải biết chấp nhận nhau, trên đời cũng chẳng có sự vẹn toàn. Đóng được chuồng gà thì không làm được thơ, mà làm thơ thì không có thịt gà ăn. Vả lại cô đơn đâu có dễ chịu. Nếu ngày trước chị hiểu thế này, chị đã đề nghị với anh Khắc không ly dị. Còn bây giờ không làm lại. Chị yêu ai chị sẽ sống với họ như một người vợ có trách nhiệm, bằng khả năng của mình mà họ cũng ưng. Có con cũng được. Nuôi. Không có cũng được, vẫn yêu. Khi nào họ chân mình thì họ đi. Mình chán họ mình im lặng đến khi họ tự phát hiện. Khi phát hiện được họ vẫn
muốn sống với mình, họ không được làm phiền mình.[53,Tr.320, Tr.321].
Trong tiểu thuyết Kẻ mắc chứng điên, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
bác sĩ Tuệ được tác giả xây dựng ở những hoàn cảnh và tình huống, vị thế khác nhau lại có sự thay đổi về cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Trong đoạn đối thoại của bác sĩ Tuệ với nhà báo Nguyễn Mai khi Mai phải vào viện Tâm thần:
Mai và bác sĩ Tuệ đã xong cơm chiều, ngồi uống nước chè và nói chuyện với nhau.
- Ông Tuệ ạ,mai co gió mùa đông bắc, tôi đau người, mệt mỏi và u uẩn quá!
- Đúng rồi, bệnh nhân của tôi cũng kêu la nhiều hơn mọi khi, họ đặc biệt mẫn cảm với thời tiết!
- Nghệ sĩ rất giống người điên về sự mẫn cảm, trí tưởng tượng và tật nói nhiều. Chỉ khác nhau ở chỗ người bị mắc chứng nhị trùng hóa nhân cách tức là cuộc chạy trốn bản ngã. Chạy trốn vào nhân cách khác, còn nghệ sĩ thì tự tin ở mình! - Mai đổ hai chén nước chè vào sô đựng nước thải, cầm chai rượu cuốc lủi rót vào hai chén và mang lại cho bác sĩ Tuệ. - Nên uống chút rượu bác sĩ ạ, sản phẩm tuyệt vời mà con người sáng tạo ra...
Đoạn đối thoại cho thấy, Tuệ là một bác sĩ giỏi, tận tụy với nghề, hiểu và đồng cảm với Mai với tư cách là một bác sĩ với bệnh nhân, người bạn với một người bạn đang có cảnh ngộ, cùng là những người trí thức trong xã hội còn nhiều phức tạp rối ren. [52,tr.121]
Đoạn đối thoại của hai cha con bác sĩ Tuệ đã cho thấy sự lo lắng, bối rối chen lẫn sự ngạc nhiên, tự hào của người cha khi nhận thấy con đã trưởng thành, mạnh mẽ, thắng thắn và nhiệt huyết. Miêu tả trạng thái tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn của nhân vật, nhà văn đã khắc họa thành công tính cách rất "điển hình": hiểu biết nhưng luôn sống do dự, thu mình không dám nói lên sự thật, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của không ít trí thức trong xã hội thời bấy giờ:
- Thưa bố, người nào cũng tìm cho minh một lối đi riêng, cả bố nữa, thì Đảng đâu còn có sức mạnh!
Ông Tuệ nóng mặt.
- Này mày đừng tưởng tao nghe mày từ nãy đến giờ là mày hay đâu. Lúc trẻ tao cũng nói giỏi như mày con ạ, tao cũng đọc tất cả đấy. Bây giờ để
Cậu cả vẫn bình tĩnh:
- Nếu bố nóng, lúc khác con sẽ nói nhưng nếu là Đảng viên con sẽ viết góp ý vào hai dự thảo những điều con tâm đắc!
- Thế theo mày? Nói thì dễ làm con ơi!
- Kinh tế nhiều thành phần. Chính trị linh hoạt và cởi mở. - Câm mồm! Cút đi. Nói như thánh tướng ấy!
Ông Tuệ vơ cái gậy, cậu cả chạy mất, cảm trong tay lá thư của chú Mai. Cậu không quên rẽ qua bếp lấy mấy bắp ngô luộc mẹ cậu phần từ lúc nãy rồì sang nhà bạn rủ lên tỉnh.
- Đồ trẻ con láo toét - Ông Tuệ nói với theo.
Còn lại một mình khi chờ vợ về, ông muốn nói chuyện với vợ, thật tình ông thấy nở từng khúc ruột về con trai mình, song lo âu và sợ hãi cũng chiếm lấy tâm hồn ông" [52,Tr.221,Tr.222]
Đoạn đối thoại của ông Tuệ với con cho thấy sự đuối lý, đúng hơn ông nhận thức được sự đúng đắn trong hành động và lời nói của con trai, song nỗi lo lắng, sợ hãi khiến cho ông luôn tìm cách quát nạt, lấn át con mình. Mặt khác ngầm chứa đựng cả niềm tự hào kín đáo của ông về đứa con trai cả đã hiểu biết và có bản lĩnh, dám nói thẳng, nói thật, dám hành động để xây dựng cái mới, cái tiến bộ trong đời sống chính trị, xã hội của cuộc sống hôm nay.
Như vậy, việc xây dựng đa dạng các hình thức và hoàn cảnh đối thoại khác nhau đã giúp Trần Thị Trường khắc họa rõ nét hơn tính cách phức tạp của nhân vật trong tiểu thuyết của chị.