Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xóa đói giảm nghèo nhanh và bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)

5. Bố cục của đề tài

3.4. Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xóa đói giảm nghèo nhanh và bền

vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Về cơ bản các chính sách giảm nghèo của Chính phủ ban hành, có sự thay đổi đều phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo được các mục tiêu đề ra của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ từ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Chính phủ đối với người nghèo tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của người dân; các danh mục hỗ trợ về phát triển chăn nuôi, sản xuất từng bước phát huy hiệu quả, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ cho nhân dân, cuộc sống của người nghèo từng bước được nâng lên góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Đối tượng thụ hưởng chính sách là những hộ dân trên địa bàn tỉnh. Các chính sách giảm nghèo, các nội dung hỗ trợ, đầu tư được đông đảo tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là các hộ nghèo, góp phần đạt được mục tiêu giảm nghèo. Tuy nhiên công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững do có một tỷ lệ không nhỏ các hộ dân thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo khi không nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và những hỗ có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã ảnh hưởng lớn đến công tác xóa đói giảm nghèo nói chung.

Cơ bản đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo song đối với Dự án phát triển sản xuất chưa đạt được mục tiêu mong muốn, đó là hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với thị trường. Nguyên nhân chính là do những khó khăn đặc thù của một tỉnh vùng cao, vị trí địa lý xa các trung tâm phát triển, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do sản xuất manh mún, giá cao do cước vận chuyển lớn...

Cơ chế quản lý điều hành đã được thống nhất phân cấp từ trung ương đến địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành. Tuy nhiên, trong thực tế, cơ chế quản lý Chương trình có nhiều thay đổi, được lồng ghép nằm trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với sự quản lý của nhiều Bộ ngành Trung ương, do đó ở một số thời điểm công tác phối hợp điều hành của các cơ quan cấp tỉnh, huyện gặp nhiều khó khăn. Một số quy định, định mức thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững khác nhau, nhất là giữa Chương trình 30A và Chương trình 135 nên việc triển khai gặp những khó khăn nhất định.

Tuy nhiên để có thể có được cái nhìn chính xác về hoạt động quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo bền vững ta phải dựa vào ý kiến đánh giá trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh lai châu (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)