5. Bố cục của đề tài
4.2.2. Các giải pháp cụ thể
Tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững:
Kết quả phân tích cho thấy tuyên truyên vận động là một hoạt động quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác này chưa thực sự tốt tại Lai Châu vì vậy cần phải có giải pháp để tăng cường hoạt động tuyên truyền và vận động để từ đó nâng cao hiệu quả của quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhanh và biền vững đòi hỏi cả cộng đồng vào cuộc, tuy nhiên chủ thể trung tâm để tiếp nhận và hưởng ứng tích cực chương trình phải là các hộ dân được thụ hưởng chương trình xoá đói giảm nghèo, từ đó họ phải tự nỗ lực vươn lên để thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ dân mà chính nội tại người dân cần được xoá đói giảm nghèo lại là nguyên nhân chính. Sinh ra và lớn lên giữa vùng rừng núi trập trùng ít được đi xa, do điều kiện địa lý địa hình hiểm trở khó khăn cùng với đời sống quá khó khăn nên đa số người lao động không được học hành đến nơi đến chốn, trình độ học vấn có
hạn, trình độ chuyên môn gần như không có, chưa được đạo tạo tập huấn nên người lao động vùng miền núi dân tộc các huyện vùng cao thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, chưa được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, làm ăn dựa theo bản năng kinh nghiệm nên năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi không phát triển, dịch bệnh thiên tai đe doạ thường xuyên làm cho đời sống nhân dân miền núi vùng cao luôn luôn gặp nhiều khó khăn vất vả. Cùng với thời gian và điều kiện sống đã khiến cho tư duy sản xuất làm ăn lớn trong họ không hình thành được dẫn đến hiện tượng bảo thủ trì trệ trong cách nghĩ cách làm, không chịu khó suy nghĩ, không chịu đầu tư công sức vốn liếng vào sản xuất mà chỉ canh tác theo kiểu quảng canh được chăng hay chớ.
Một nguyên nhân quan trọng là sự thụ động, ỷ lại, chờ đợi trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng của những người dân nghèo sở tại. Ngoài một số nguyên nhân bất khả kháng do bệnh tật, thiên tai làm khánh kiệt gia sản và đẩy một số hộ dân vào nghèo khó thì cơ bản các hộ nghèo đói lại là những hộ không biết cách thức làm ăn, không chịu khó lao động sản xuất, sống dựa dẫm ỷ lại, trông chờ sự cưu mang cứu giúp của cộng đồng, của Nhà nước. Những điều đó chứng tỏ một tư duy cũ của người dân nghèo khổ vùng cao là thờ ơ, bàng quan không quan tâm cả đến thành quả lao động sản xuất của mình đã bỏ ra, không biết xót xa với những kết quả lao động sẽ bị thiên tai dịch bệnh sắp cướp đi mà nếu mình ra tay gắng sức thêm thì sẽ thu hồi lại được. Làm việc với tinh thần được chăng hay chớ của những người dân nghèo vùng cao như vậy chắc chắn không đem lại hứa hẹn của một cuộc sống ấm no vĩnh viễn cho gia đình và cho cả cộng đồng.
Do vậy phải xác định tư tưởng và trách nhiệm cho chính những người được XĐGNBV, yêu cầu họ nhìn nhận nghiêm túc vai trò vị trí của mình trong công cuộc XĐGNBV này và phải tự vươn lên để thoát nghèo. Nhà nước và các tổ chức, nhà hảo tâm chỉ cho họ cần câu, còn muốn có cá ăn thì người nghèo phải tự câu lấy. Các hộ dân nghèo phải hăng hái và tích cực lao động sản xuất cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để nhanh chóng được thoát nghèo.
Để tăng cường sự giúp đỡ các hộ nghèo cần phải đẩy mạnh vai trò giúp đỡ hỗ trợ của các tổ chức được phân công hướng dẫn xoá đói giảm nghèo cho các hộ
dân. Quá trình giảm nghèo để mang lại kết quả bền vững cần phải có sự đầu tư tiếp tục và chỉ đạo quyết liệt từ mọi cấp mọi ngành, đặc biệt là vai trò chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Ở các cấp phải có sự phân công các ban phòng, các tường học, tổ chức trên địa bàn huyện mỗi đơn vị giúp đỡ hướng dẫn xóa nghèo cho một số hộ. Cách thức chính là khảo sát hộ và hướng dẫn hộ cách làm ăn, vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, bởi trình độ và sự năng động cũng như kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo còn rất thấp cần sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình theo phương thức cầm tay chỉ việc. Thời gian qua ở tỉnh Lai Châu đã có một số đơn vị làm tốt việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo. Tuy nhiên nhiều bộ phận đang hưởng ứng và chấp hành một cách miễn cưỡng, hình thức. Do vậy cần tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện để yêu cầu các tổ chức đơn vị được phân công giúp đỡ hộ nghèo vào cuộc môt cách đích thực, có cam kết và có chương trình công tác cụ thể để giúp đỡ hộ nghèo, cuối năm có đánh giá kiểm tra kết quả xoá nghèo tại hộ và kết quả công tác của đơn vị giúp đỡ để làm tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công tác của đơn vị đó. Có như vậy kết quả giảm nghèo sẽ nhanh hơn và đi theo được hướng giảm nghèo bền vững hơn.
Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán quản lý chương trình XĐGNBV
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rẳng trình độ chuyên môn và nhận thức của đội ngũ can bộ quản lý chương trình XĐGNBV có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn ngân sách XĐGNBV.
Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở các xã miền núi vùng cao có rất nhiều hạn chế. Hầu hết là những người trưởng thành từ phong trào lao động sản xuất tại địa phương, được bổ túc chương trình đào tạo chính trị, chương trình quản lý chuyên môn kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp nhưng thực sự lĩnh hội kiến thức chuyên môn kỹ thuật cũng chưa được nhiều vì cơ bản là cử tuyển vào trường chuyên nghiệp để ra trường về phục vụ lại địa phương và bản lĩnh chính trị chưa vững vàng. Do vậy công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cơ sở là vấn đề rất cần thiết.
Cần thực hiện nhanh chương trình đào tạo cán bộ xã nghèo do Nghị quyết 30a vạch ra là: Tăng cường chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ cán
bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo.
Việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các huyện, xã miền núi vùng cao thành công nhanh chóng phụ thuộc nhiều vào trình độ năng lực chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ và đặc biệt là ở tâm huyết, trăn trở, trách nhiệm với công việc được giao phó. Tự bản thân mỗi cán bộ cần phải rèn luyện và cống hiến để được nhân dân khẳng định rằng mình là người không bàng quan, thờ ơ với nhiệm vụ được giao. Người cán bộ cơ sở cần gạt bỏ thói quen cố hữu trong đầu là làm việc được chăng hay chớ, thiếu trách nhiệm với kết quả công việc chưa đạt được và lãnh cảm cả với nỗi khốn khó của cộng đồng đang hàng ngày hiện hữu. Khi đã xác định được trách nhiệm và có tâm huyết với công việc thì mỗi một cán bộ sẽ có phương pháp làm việc tốt hơn, đầu tư nhiều công sức hơn cho công việc được giao. Tuy nhiên không chỉ nhìn nhận cán bộ ở giác độ tự giác mà phải có nội quy quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm cán bộ với công việc được giao, đánh giá cán bộ bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao cả về thời gian và chất lượng công tác. Có quy định khen thưởng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và có chế tài xử lý khi cán bộ vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững:
Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng cao thì việc chấp hành kỷ cương phép nước và tuân thủ các quy định của pháp
luật có lúc có nơi còn bị vi phạm. Do cùng lúc tiến hành đầu tư xây dựng phát triển nhiều chương trình, công trình nên việc quản lý của các cơ quan chức năng có lúc bị buông lỏng hoặc không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra giám sát thường xuyên. Do vậy đã có những công trình bị hư hỏng ngay trong quá trình thi công, có những công trình bị chậm trễ tiến độ, có những công trình bị thất thoát, lãng phí,... Do vậy cần phải chấn chỉnh nhanh việc quản lý đầu tư và siết chặt kỷ cương, có những chế tài xử phạt nghiêm khắc để ổn định tình hình đầu tư phát triển. Ban hành các quy định về đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo; Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu thi không không đáp ứng năng lực, xử lý và thay thế các cán bộ các ban quản lý dự án không cáo năng lực và có hành vi nhũng nhiễu, nêu yêu cầu cao cho cán bộ địa phương cơ sở trong việc giao trách nhiệm giám sát quản lý các chương trình đầu tư cho xã và có chế tài xử phạt nghiêm túc dành cho cán bộ khi không hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt với các dấu hiệu vi phạm tham nhũng, làm trái, gây thất thoát, nhũng nhiễu tham ô phải được phát hiện sớm và kiên quyết xử lý kịp thời, kỷ luật thích đáng để lấy lại lòng tin cho nhân dân và kích thích mọi tầng lớp hăng say hơn nữa trong sản xuất và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Quy định rõ trách nhiệm các cấp ngành trong tổ chức thực hiện: Chính phủ quyết định các mức hỗ trợ và khi cần thiết sửa đổi các mức hỗ trợ quy định với yêu cầu phải thực sự phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn. Các chính sách ưu đãi đầu tư được xây dựng và ban hành không được trùng chéo lẫn nhau giữa các chương trình và giữa các thời gian. Nếu trùng với các chính sách ra sau nhưng với mức ưu đãi khác nhau thì hưởng theo mức ưu đãi cao nhất. Tất cả các xã thuộc các huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình XĐGNBV giai đoạn 2016-2020.
Trung ương giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ định hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và căn cứ vào nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể, bảo đảm đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Những công trình quy mô nhỏ ở cấp thôn, bản giao cho các tổ, đội, hội, nhóm ở thôn, bản tổ
chức thực hiện với yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm hiệu quả vốn đầu tư. Trung ương tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế thông thoáng, dễ làm, dễ thực hiện thanh quyết toán tại các địa phương thôn bản trong việc tổ chức thực hiện các công trình nhỏ lẻ không đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, tạo điều kiện cho cộng đồng và người dân sở tại tham gia thực hiện để có việc làm và tăng thu nhập.
Việc phân bổ vốn phải được thực hiện theo nhu cầu thực tế và kế hoạch tiến độ thực hiện nêu trong Đề án XĐGNBV được phê duyệt. Yêu cầu các địa phương nghèo cần có đề án rõ ràng phân khai nhiệm vụ kế hoạch nhu cầu đầu tư, tiến độ thực hiện và đề án phải được UBND tỉnh phê duyệt sau khi tham khảo ý kiến các Bộ, ngành.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đặc biệt tới đầu tư công với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên khắp các huyện nghèo trên cả nước. Nguồn ngân sách cho công tác xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng, là đòn bẩy, tạo cơ hội và điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Công tác quản lý nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, có nhiều tiến bộ. Song nhìn chung công tác này vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong hầu hết các khâu, tính hiệu quả từ nguồn vốn XĐGN để nâng cao đời sống người dân còn chưa cao. Những tồn tại hạn chế đó là những rào cản lớn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước trong hoạt động Xóa đói giảm nghèo, cần có những giải pháp chiến lược để khắc phục, thay đổi một cách căn bản.
Đề tài “Tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu” đã khái quát được lý luận chung về
công tác quản lý nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, làm rõ đặc điểm, vai trò và các nội dung trong quy trình quản lý nguồn ngân sách cho XĐGNBV, từ khâu từ chỉ đạo điều hành, phân bổ nguồn vốn, thực hiện đầu tư, kiểm tra, giám sát. Đề tài đã cũng đã phân tích được thực trạng công tác quản lý nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc, những nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó. Ngoài ra đề tài cũng đã phân tích những yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo bền vững từ đó làm cơ sở cho các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu. Cuối cùng từ các đánh giá, phân tích về thực trạng, đề tài đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lai Châu, và nêu nên những kiến nghị đối với cơ quan quản lý để tạo điều
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, thương binh và xã hội, Nông nghiệp và PTNT (tại hội nghị Lào Cai 17/12/2009)
2. Báo cáo quyết toán Tỉnh Lai Châu năm 2012, 2013, 2014, 2015
3. Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm 2001 - 2003, nhiệm vụ và giải pháp 2004- 2005 (Bộ Lao động, Thương binh và