Công tác ban hành các chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh lai châu (Trang 72 - 74)

5. Bố cục của đề tài

3.4.4. Công tác ban hành các chính sách giảm nghèo

Việc quản lý nguồn ngân sách xóa đói giảm nghèo cũng bao gồm cả hoạt động ban hành các chính sách giảm nghèo. Nguồn ngân sách được phân bổ cho các chính sách giảm nghèo này cũng chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong tổng nguồn ngân sách của chương trình. Tuy nhiên khác với ngân sách cấp trực tiếp cho các dự án nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo ngay lập tức cho các hộ dân thì ngân sách cấp cho việc thực hiện những chính sách giảm nghèo hướng tới mục tiêu dài hạn hơn và tác động giảm nghèo của nó cũng chậm hơn.

Bảng 3.10: Công tác ban hành các chính sách giảm nghèo Tiêu chí Tỉ trọng đánh giá ĐTB Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt 1 2 3 4 5

Các chính sách liên quan đến giảm nghèo nhanh và bền vững được ban hành kịp thời phù hợp với nhu cầu địa phương

0,00 0,14 0,35 0,39 0,24 4,08

Mức độ hiệu quả nói chung của những chính sách đến hoạt động giảm nghèo nhanh và bền vững trong ngắn hạn

0,00 0,00 0,34 0,41 0,25 3,92

Mức độ ảnh hưởng của những chính sách này đến xóa đói giảm nghèo bền vững trong dài hạn

0,00 0,14 0,40 0,28 0,18 3,49

Mức độ bền vững của các chính sách

được ban hành đến giảm nghèo 0,00 0,28 0,33 0,31 0,08 3,20

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra tại Lai Châu năm 2017

Về cơ bản thì công tác quản lý nguồn ngân sách liên quan đến các chính sách giảm nghèo được ban quản lý chương trình thực hiện tương đối tốt. Cụ thể các đối với tiêu chí tính kịp thời và phù hợp với địa phương nhận được sự đánh giá tốt nhất với số điểm trung bình là 4,08 tương ứng với mức tốt. Tuy nhiên vẫn tồn tại 14% cán bộ được phỏng vấn cho rằng công tác này thực hiện vẫn chưa được tốt.

Về tính hiệu quả của các chính sách này cũng nhận được đánh giá tương đối khả thi. Tuy nhiên về hiệu quả của các chính sách này trong dài hạn vẫn tồn tại một số ý kiến phản hồi không tích cực. Điểm đánh giá trung bình cho tiêu chí tính hiệu quả trong dài hạn là 3,49 chỉ nhỉnh hơn mức bình thường một chút. Do đó ta có thể thấy rằng có nhiều sự hoài nghi về tính hiệu quả trong dài hạn của

Về tiêu chí mức độ bền vững của các chính sách này lại không nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực của những người được phỏng vấn. Cụ thể chỉ có 8% người được hỏi cho rằng công tác quản lý ngân sách đến tính bền vững của các chính sách là rất tốt và 31% đánh giá tiêu chí này ở mức tốt. Tuy nhiên vẫn có 28% cán bộ được phỏng vấn cho rằng tiêu chí này được thực hiện chưa tốt và 33% đưa ra ý kiến phản hồi ở mức trung gian.

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn ngân sách giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh lai châu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)