5. Bố cục của đề tài
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
Thực hiện Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015). Nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện theo Nghị quyết 30a được quy định cụ thể dưới đây.
Tổng kinh phí cho Chương trình: 27.509 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn: Ngân sách trung ương: 20.509 tỷ đồng (trong đó 17.972 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 2.537 tỷ đồng vốn sự nghiệp); Ngân sách địa phương: 4.000 tỷ đồng; Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 3.000 tỷ đồng.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững bền vững
Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình: bao gồm
các công tác triển khai, quán triệt thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh nhằm huy động được cả hệ thống chính trị chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo UBND tỉnh đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20/4/2011 về giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015 và HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 16/7/2011 về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015. Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai, quán triệt nội dung của chương trình MTQG giảm nghèo đến cán bộ, người dân trên địa bàn tỉnh. Đây là công tác quan trọng để duy trì sự nhất quán trong công tác tổ chức thực hiện sau này.
Trong công tác chỉ đạo điều hành này thì công tác đánh giá, kiểm tra và kiểm soát cũng là một nội dung sẽ được thực hiện. Đây là hoạt động rất quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của việc sử dụng nguồn ngân sách. Hoạt động này được thực hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ và đôi khi có sự tham gia của cac tổ chức bên ngoài như Thanh tra nhà nước, Kiểm toán Nhà nước...
Công tác phân bổ nguồn lực: Công tác này phải được thực hiện đầy đủ kịp
thời, trung thực, khách quan, đúng quy định, nội dung, thời gian và địa điểm. Căn cứ vào kế hoạch vốn do địa phương trình lên; Bộ tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp với các bộ ngành có liên quan thẩm định lại và tham mưu cho Chính phủ phân bổ vốn. Việc phân bổ vốn phải đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, đúng thời gian vì nếu phân bổ vốn chậm sẽ ảnh hưởng đến cơ hội thực hiện dự án, cụ thể như phân bổ vốn để mua các loại giống cây trồng phải đảm bảo kịp thời vụ; phân bổ vốn vào cuối năm dẫn đến không kịp giải ngân phải tiếp tục chuyển nguồn sang năm sau.
Phân bổ vốn phải trung thực, khách quan, đúng nội dung, đối tượng: không không phân một báo hai, phân bổ vốn cho đối tượng nào, thực hiện nội dung gì thì phải theo dõi, kiểm tra đảm bảo đúng đối tượng và nội dung sử dụng nguồn kinh phí có như vậy mới đảm bảo tính trung thực khách quan.
Công tác triển khai thực hiện: Khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định
phân bổ ngân sách, cấp được sử dụng ngân sách phải linh hoạt, năng động, sáng tạo, sử dụng ngân sách đúng mục đích đảm bảo thực hiện được mục tiêu mà đề án đã đề ra. Việc sử dụng ngân sách phải đảm bảo đúng đối tượng, linh hoạt và sáng tạo không dập khuôn, máy móc và phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với nội dung của phần này chủ yếu là việc tổ chức thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Trong chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững phần triển khai thực hiện sẽ chỉ chú trọng đến công tác quản lý nguồn ngân sách trong việc thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo. Ngoải ra phần ngân sách liên quan đến thực hiện các chính sách hỗ trợ cho xóa đói giảm nghèo sẽ được tách riêng ra.
Công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo thông qua sử dụng nguồn ngân sách: Đây là hoạt động quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo nhanh
trung vào các chính sách hỗ trợ chung nhằm tạo rút ngắn khoảng cách giữa các hộ nghèo với các hộ khác. Công tác này thông thường sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến việc giảm nghèo của hộ tuy nhiên tính bền vững của việc xóa đói giảm nghèo này thông thường sẽ không được đảm bảo. Về cơ bản những chính sách này chỉ đơn thuần là hỗ trợ các hộ nghèo trong một thời gian ngắn mà không thay đổi được ngay nhận thức của người dân. Việc muốn thay đổi nhận thức của người dân về áp dụng phương pháp sản xuất mới hay việc thay đổi nghề nghiệp cẩn phải thực hiện qua các dự án có tình lâu dài và bền vững để đảm bảo tạo cho người dân thói quen và nhận thức ổn định.