Lý luận về thu hút vốn phát triển nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Lý luận về thu hút vốn phát triển nông nghiệp hàng hóa

1.1.3.1. Khái niệm về thu hút vốn phát triển SXNN hàng hóa

Thu hút vốn phát triển nông nghiệp hàng hóa là hoạt động của chủ thể đưa ra các biện pháp tác động nhằm tăng cường các nguồn vốn khác nhau cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, nguồn vốn này sử dụng vào mục đích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để sinh lời.

Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp là quá trình tìm hiểu, xác định, định hướng, khai thác và đưa vốn vào hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật- xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường, nguồn nhân lực các hoạt động Marketing thu hút đầu tư...để thu hút các nhà đầu tư vốn, khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp [6].

1.1.3.2. Vai trò của thu hút vốn trong phát triên SXNN hàng hóa

Một là, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp.

Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư đóng vai trò như một “cú hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế các quốc gia này. Để điều trị căn bệnh đó không có cách nào tốt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế.

Giáo sư Paul. A. Samuelson đã chỉ ra vòng đói nghèo luẩn quẩn mà nền kinh tế các nước đang phát triển gặp phải. Thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến tiết kiệm thấp, đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn, làm cho tỉ lệ tích lũy vốn thấp, không đủ vốn cho hoạt động đầu tư; vốn đầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ dẫn đến năng lực sản xuất giảm, từ đó đưa đến một kết quả là thu nhập bình quân thấp.

Chu trình ấy lặp đi lặp lại cho đến khi các quốc gia này tìm ra cách phá vỡ một trong các mắt xích của nó. Một trong những khâu quan trọng trong vòng tròn luẩn quẩn đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển. Như vậy, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế được xem như một biện pháp ưu việt nhất tạo nên bước đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, từ đó phá vỡ cấu trúc của vòng đói nghèo luẩn quẩn.

Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trên lãnh thổ quốc gia, chênh lệch giàu nghèo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vốn đầu tư có tác dụng giải quyết những mặt mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Đồng thời, nó cũng giúp các khu vực kém phát triển này phát huy được lợi thế, khơi dậy tiềm năng để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, tạo nên sự tiến bộ chung cho cả đất nước.

Hai là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự phân bố phát triển không đồng đều giữa các vùng trên lãnh thổ quốc gia, chênh lệch giàu nghèo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vốn đầu tư có tác dụng giải quyết những mặt mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Đồng thời, nó cũng giúp các khu vực kém phát triển này phát huy được lợi thế, khơi dậy tiềm năng để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, tạo nên sự tiến bộ chung cho cả đất nước.

Ba là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thúc đẩy đầu tư thay thế nông cụ thô sơ truyền thống, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, nâng cao chất lượng, sản lượng nông phẩm và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa và đầu tư là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ. Để có một nền công nghệ cao có 2 con đường cơ bản: một là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ, hai là nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù thực hiện theo con đường nào vốn đầu tư cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

Vốn đầu tư giúp người nông dân đầu tư thay thế nông cụ thô sơ, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất. Từ đó, vốn đầu tư là điều kiện cần thiết để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng sản lượng nông phẩm. Trong nền kinh tế thị trường với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, một quốc gia nếu không áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ, không hiện đại hóa, thay thế các máy móc, nông cụ thô sơ, sản phẩm sẽ không thể giành được vị thế và sức cạnh tranh lớn trên trường quốc tế.

Bốn là, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Mặt khác, các nhà đầu tư luôn mong muốn đầu tư vào những quốc gia mà người lao động có chuyên môn cao để tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo. Vì thế, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước là một tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư. Do vậy, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ các nước cần có kế hoạch dành ra một quỹ ngân sách nhất định cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nước.

Đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế và bản thân tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến việc góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, lạm phát, xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động từ thiện… do đó có thể cải thiện môi trường sống của xã hội. Vốn đầu tư góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều cơ sở kinh doanh, trực tiếp thu hút một số lượng lớn lao động tham gia, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Như vậy, vốn đầu tư phát triển ngoài phát triển nguồn nhân lực còn tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và cải thiện cuộc sống của người lao động. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai. [4]

1.1.3.3. Nội dung thu hút vốn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

a. Thu hút gián tiếp bằng các biện pháp làm gia tăng sự hấp dẫn của ngành nông nghiệp

- Thực hiện quy hoạch đồng bộ PTNN

Quy hoạch là căn cứ khoa học và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về thực trạng phát triển kinh tế của ngành, tiềm năng phát triển cũng như các yêu cầu về nguồn lực trong từng giai đoạn phát triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định về quy mô, vị trí, công nghệ, thời điểm đầu tư vào ngành đó. Quy hoạch còn làm cơ sở để nhà nước xem xét, quyết định đầu tư các dự án, các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương.

- Cải thiện môi trường đầu tư trong ngành nông nghiệp

Dưới góc độ quản lý kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh có thể sử dụng công cụ chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, qua đó tạo ra sự hấp dẫn của ngành nông nghiệp đối với nhà đầu tư. Các chính sách chủ yếu mà tỉnh có thể ban hành và thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp gồm có:

+ Chính sách đất đai: Chính sách đất đai của tỉnh đề cập các nội dung chính sau: (1) Quy hoạch, bố trí và sử dụng đất để phát triển nông nghiệp; (2) Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (3) Quy định về khung giá đất nông nghiệp và quy định về các thủ tục liên quan đến hoạt động cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp.

+ Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Chính sách phát triển chính sách hạ tầng của huyện được hiểu trên 2 khía cạnh chính, đó là: (i) chính sách huy động và phân bổ các nguồn lực bằng tiền và những tài sản vật chất bỏ vào đầu tư tạo ra những chính sách hạ tầng thiết yếu phục vụ nông nghiệp; (ii) cơ chế chuyển các nguồn lực bằng tiền, tài sản và các loại nguồn lực khác thành những chính sách hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp.

+ Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng liên quan đến các nội dung

về: (i) xác định phạm vi đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng trong nông nghiệp; (ii) xây dựng cơ chế để kết nối giữa các tổ chức tài chính với nhà đầu tư đặc biệt là người đầu tư nhỏ lẻ; (iii) xây dựng các quy định chi tiết để thực hiện các chương trình cho vay theo mục tiêu như: Các quy định về việc tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư trong nông nghiệp: quy định về điều kiện vay, về quy trình (thủ tục) để được cấp vốn, ….

+ Chính sách thương mại: Bao gồm chính sách thị trường, chính sách

giá, và các biện pháp can thiệp trực tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường và hoạt động thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Chính sách khuyến khích liên kết để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường cũng là những chính sách nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

- Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư

Các chính sách ưu đãi đầu tư gồm có: ưu đãi về tiền thuê đất đai, thuế và tín dụng đầu tư. Các chính sách hỗ trợ đầu tư gồm có: Hỗ trợ tư vấn để hoàn thiện các thủ tục hành chính; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đối tác; hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch các khu sản xuất, hỗ trợ tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ về giá đầu vào,…

Ngoài ra, để thu hút vốn đầu tư còn cần phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp.

b. Thu hút trực tiếp các nhà đầu tư thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp

Xúc tiến đầu tư là biện pháp rất quan trọng trong thu hút vốn đầu tư. Thông qua xúc tiến đầu tư nhằm thiết lập quan hệ tốt giữa người xúc tiến và nhà đầu tư. Vì đầu tư vào nông nghiệp mang tính đặc thù nên việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp là rất quan trọng. Với mỗi lĩnh vực trong nông nghiệp đòi hỏi phải có chiến lược để nhắm đến một nhóm nhà đầu tư nhất định. Đồng thời, xác định phương pháp tiếp cận nhà đầu tư.

c. Đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện

- Quy mô vốn đầu tư. Là chỉ tiêu phản ánh tổng lượng vốn đầu tư vào

nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ đầu tư trong nông nghiệp và khả năng đáp ứng của vốn đầu tư so với nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện trong mỗi giai đoạn. Xác định quy mô vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng vì quy mô vốn đầu tư ảnh hưởng có tính chất quyết định đến tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Quy mô vốn đầu tư càng lớn thì càng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. Kết quả thu hút vốn đầu tư còn được thể hiện ở số lượng các dự án đầu tư vào nông nghiệp và quy mô của các dự án đầu tư.

- Tỷ lệ tăng của quy mô vốn đầu tư. Tỷ lệ tăng của quy mô vốn đầu tư cho

biết mức tăng tương đối của vốn đầu tư vào nông nghiệp theo thời gian được tính bằng phần trăm (%) tăng thêm của quy mô vốn đầu tư vào nông nghiệp. Nếu tỷ lệ tăng của vốn đầu tư trong giai đoạn thực hiện các biện pháp thu hút vốn đầu tư lớn chứng tỏ các biện pháp thu hút vốn đầu tư của tỉnh đã có hiệu quả tốt.

- Cơ cấu vốn đầu tư. Khi phân tích kết quả thu hút vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp hàng hóa còn cần phải đánh giá về các nội dung như: đầu tư có phù hợp với nhu cầu về vốn đặt ra trong chiến lược, của tỉnh theo từng ngành, từng địa bàn, dự án đã được quy hoạch không? Đồng thời, xác định hoạt động đầu tư có gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong tỉnh hay không. Muốn đánh giá được những vấn đề này, cần phải xem xét cơ cấu đầu tư. Cơ cấu được xem xét theo 2 nhóm: cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu theo nhu cầu đầu tư và cơ cấu theo tiểu ngành, địa bàn.

- Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm: Trong ngành nông nghiệp huyện, chỉ

tiêu này rất phù hợp bởi nhiều dự án nông nghiệp mang tính lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận. Nếu tính theo chỉ tiêu này thì mức lợi ích của đầu tư trong nông nghiệp là tương đối cao và người dân được hưởng lợi nhiều từ dự án nông nghiệp. [4]

1.1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở địa phương

a. Nhân tố khách quan

Bối cảnh quốc tế

Đặc trưng của bối cảnh quốc tế hiện nay tác động trực tiếp đến sự phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các chính sách mở cửa được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, quá trình điều chỉnh cơ cấu thương mại và đầu tư của các thành viên WTO theo hướng tự do hóa, phi thuế quan... sẽ là động lực cho sự phát triển, gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn trên thế giới. Đây là cơ hội cho các quốc gia tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung nguồn vốn tự có để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt là thách thức lớn mà các quốc gia hiện nay đang gặp phải trong quá trình thu hút vốn đầu tư.

Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút đầu tư của các quốc gia. Các nhà đầu tư trước khi bỏ vốn vào một thị trường nào đó, bao giờ họ cũng quan tâm đến các chính sách đầu tư, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường tâm lý xã hội, thủ tục hành chính, thực trạng kết cấu hạ tầng, thị trường… những nhân tố cấu thành nên môi trường đầu tư.

Muốn tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn, không thể bỏ qua vai trò hoạch định các chính sách mang tầm vĩ mô của Nhà nước. Chính sách thu hút vốn đầu tư là một bộ phận cấu thành của chính sách tài chính quốc gia, gắn liền với chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước, có mục tiêu cơ bản là thu hút tối đa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 35)