Thu hút gián tiếp bằng các biện pháp làm gia tăng sự hấp dẫn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 73)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp

3.2.2. Thu hút gián tiếp bằng các biện pháp làm gia tăng sự hấp dẫn của

ngành nông nghiệp huyện Đại Từ

3.2.1.1. Thực hiện quy hoạch đồng bộ phát triển nông nghiệp

Phát triển hạ tầng nông thôn

Phát triển nhanh mạng lưới điện ở nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi để điện khí hoá NT, NN, phục vụ sản xuất và đời sống. Toàn huyện đã có 31 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia và đều đã có lưới điện 0,4KV. Chỉ có một số xã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới WB và nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh (17 xã thị trấn) là đủ tiêu chuẩn, còn lại phần lớn hệ thống điện chiếu sáng của các xã đã được xây dựng từ lâu (từ năm 1990 trở về trước) nên chất lượng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ thấp, độ an toàn không đảm bảo.

Giao thông nông thôn có nhiều cải thiện cả về số lượng và chất lượng ở đường xã, đường liên xã. Đường quốc lộ: huyện Đại Từ hiện có quốc lộ 37 chạy qua với chiều dài 32km theo hướng đông - tây qua trung tâm huyện đồng thời đóng vai trò xương sống của mạng lưới đường tỉnh. Đường tỉnh: trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh: đường 261, đường 263, đường 264, đường 270 với tổng chiều dài là 60km. Nhìn chung chất lượng đường tỉnh, tốt đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn. Đường huyện: tổng số có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 111,2km. Đường xã và thôn xóm: địa bàn huyện hiện có 462,3km đường xã (trong đó 90km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất), phân bố không đồng đều, chủ yếu nằm ở phía đông QL37. Đến năm 2020: Nâng cấp cải tạo đường cấp xã đạt tiêu chuẩn GTNT loại A trở lên, mặt đường vật liệu cứng, BTXM, nhựa 100%, đường thôn xóm BTXM hoặc nhựa 70%, bằng vật liệu hạt cứng đạt 70-100%. Quy hoạch tuyến đường vành đai đoạn từ xã Ký Phú đến ngã ba Khuôn Ngàn (QL 37) đi chung ĐT 264 qua các xã phía tây của huyện. Đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ sẽ có 2 bến xe: bến thị trấn Đại Từ và bến Nam Sông Công.Giao thông nông thôn cơ bản đã có hệ thống đường liên xã, thôn.

Chợ nông thôn đã được kiên cố hoá một bước, nhưng tỷ lệ chợ trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn còn thấp. Trong số 25 chợ, chợ huyện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh cả về quy mô, diện tích, hệ thống hạ tầng và có ban quản lý chợ quản lý, 5 chợ xã đủ diện tích chợ nông thôn song việc đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Trong số 24 chợ xã có 4 chợ được xây dựng kiên cố (Yên Lãng, Ký Phú, La Bằng, Tân Thái), 19 chợ chưa kiên cố (chỉ là khu đất trống để dân họp chợ, các công trình là lều tạm bằng tranh tre nứa lá). 9 xã còn lại chưa có chợ, dân tự tổ chức họp chợ tạo các điểm thị tứ của xã. Việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện còn nhiều hạn chế.

Hệ thống tín dụng nhân dân nông thôn tiếp tục tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống: Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ sẽ có thêm một số chương trình cho vay mới, như: Cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 2… Năm 2016, tổng dư nợ cho ngành nông nghiệp là 15,3 tỷ đồng, tổ Tiết kiệm và vay vốn lên đến gần 450 tổ, số tiền cho vay qua các tổ chức ủy thác (hội nông dân, hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) lên đến 1,1 tỷ đồng. Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ cho cá nhân và tổ chức vay đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là 11,7 tỷ đồng năm 2016. Như vậy, qua các kênh tín dụng nhận thấy, công tác cho vay vốn cho SXNN luôn được chính quyền huyện quan tâm, đó là cơ hội cho người dân tham gia vào ngành NNHH.

Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn huyện có 30 hồ với tổng dung tích hồ chứa là 10.000m3. Năm 2010, toàn huyện có 18 trạm bơm các loại, 53 đập, 1 xiphong, 294 km kênh mương được kiên cố hoá (tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá 39,2%), cung cấp nước tưới tiêu cho 31 xã, thị trấn trong huyện. Diện tích đất nông nghiệp được tưới là 5.400ha, chiếm 32,5% tổng diện tích đất nông nghiệp; tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp được tưới trong năm là 13.600 ha. Toàn huyện có 13 công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã, được xây dựng bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Theo số liệu thống kê, năm

2015, tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch là 81%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 71,5%. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã có bước cải thiện song vẫn là một vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thôn quê.

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế, mạng lưới thông tin). Toàn huyện hiện có 102 trường, trong đó có: 33 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 30 trường THCS; 3 trường THPT và 1 trung tâm GDTX.

Hệ thống chế biến NLTS ở nông thôn: trên địa bàn mới chỉ có cây chè có nhà máy chế biến ở thị trấn Quân Chu và nhà máy chè Đại Từ, các nông sản khác vẫn đang tiêu thụ dạng “thô”, nên giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản đạt thấp và chưa kích thích mở rộng sản xuất. Vì thế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hạn chế, mỗi vụ sản xuất, bà con luôn bị động đối với khâu tiêu thụ sản phẩm.

Làng nghề nông thôn có hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thực hiện theo quy định tại Nghị định số: 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 làng nghề được công nhận.

Tình hình xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành TW Đảng về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn

mới” và quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính

Phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn

2010-2020. Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây

dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh về số xã được công nhận đạt chuẩn (12 xã: Hùng Sơn, La Bằng, Bản Ngoại,

Phú Xuyên), góp phần nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trong toàn huyện

lên gần 50% trên toàn huyện. Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong đầu tư XDNTM.

Huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì ở mức thấp nợ đọng vốn đầu tư. Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu Quốc gia XDNTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, xem phân bổ theo thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn thành, vốn cho xã điểm và các công trình thực sự cần thiết. Do vậy, mức nợ đọng vốn XDNTM của huyện luôn duy trì ở mức thấp, hiện là khoảng 9 tỷ đồng. Ngoài chỉ tiêu vốn chung theo phân bổ của tỉnh, huyện Đại Từ cũng lồng nghép các nguồn vốn khác như: Phí bảo vệ môi trường, hỗ trợ sản xuất, thủy lợi phí… với tổng cộng khoảng 20-30 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình XDNTM. Các tiêu chí được ưu tiên đầu tư là: Thủy lợi, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa và thu nhập… HĐND huyện cũng xây dựng nghị quyết trích ngân sách 3 tỷ đồng/năm để đầu tư cho Chương trình.

Với kết quả đạt được của chương trình XDNTM cho thấy, huyện Đại Từ hoàn toàn thu hút được các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Về đích nông thôn mới với gần 50% số xã, huyện Đại Từa đang đứng thứ ba sau thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Định hướng của huyện là xây dựng các xã đạt chuẩn “Nông thôn mới tiên tiến bền vững” như thế mới thu hút được sự đầu tư mới và đột phá cho ngành nông nghiệp huyện.

3.2.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư trong ngành nông nghiệp * Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng

Trên địa bàn huyện Đại Từ đã thực hiện các c hính sách giải phóng mặt bằng cho các dự án như Dự án chợ Đại Từ, Dự án khu du lịch tâm linh Hồ Núi

Cốc. Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án lấy đất nông nghiệp nhìn chung được thực hiện nhanh, đúng pháp luật. Hầu hết các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức GPMB kịp thời, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều công trình, dự án thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp,... Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, do chưa có chính sách riêng khuyến khích đầu tư mạnh, như: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có tính kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chính sách hỗ trợ tiền bồi thường GPMB đối với các dự án được miễn thuế đất. Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại, đất nông nghiệp sau “dồn điền, đổi thửa” còn chậm. Công tác chỉ đạo tổ chức GPMB còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng cũng phải cân nhắc suy nghĩ.

* Chính sách phát triển CSHT nông nghiệp:

Những năm qua, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách của Trung Ương thông qua các Chương trình về phát triển hạ tầng thủy lợi, đê điều, hạ tầng lâm nghiệp, hạ tầng nuôi trồng thủy sản,... huyện đã ban hành và thực hiện một số chính sách có liên quan đến phát triển hạ tầng nông nghiệp như: Chính sách về kiên cố hóa kênh mương; Chính sách hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý; chính sách hỗ trợ phát triển trang trại tập trung; chính sách đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng phát triển cây công nghiệp (cây chè) với đường liên đồi,... Vì vậy, kết cấu hạ tầng nông nghiệp được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, được đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng mới.

Chính sách miễn, giảm, cấp bù thủy lợi phí theo Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP.

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng này giúp phát triển mô hình chăn nuôi cá nước lạnh (cá tầm, xã La Bằng) đạt hiệu quả kinh tế cao, cây chè (xã La Bằng, một trong 3 điểm trồng chè chuyên canh và chè đặc sản của tỉnh Thái Nguyên), gia súc (trâu, bò, dê ở xã Yên Lãng, Phú Xuyên, Phú Cường), gia cầm (gà, vịt, ngan ở xã Vạn Thọ, Ký Phú, Tiên Hội, Bản Ngoại), trồng nấm (TT Hùng Sơn), trồng hoa (xã Đồng Trũng), bưởi (xã Phúc Thuận)….

Trong thời gian qua, tuy kết cấu hạ tầng nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng với địa bàn rộng và địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư hạn chế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa được đồng bộ, còn dàn trải và kéo dài; một số dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn do nhiều lý do còn triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

* Chính sách tín dụng:

Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện đang áp dụng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chính sách miễn giảm thuế những năm đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn miền núi; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các dự án trồng lúa kết hợp với nuôi cá; chính sách sản xuất giống lúa lai, chè, giống thủy sản; chính sách hỗ trợ khuyến nông viên, khuyến ngư viên cơ sở,... các chính sách này đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện phát huy, khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ở lĩnh vực tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng thương mại lớn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại huyện, nhằm mục đích đa dạng hóa thành phần kinh tế, thu hút thêm nhiều nguồn vốn tín dụng vào huyện, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để các tổ chức và người dân được hưởng lợi nhiều từ các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đã mở rộng và triển khai các hình thức huy động mới như: phát hành giấy tờ có giá trị dưới dạng kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng,... với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt; đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, sử dụng các công cụ khuyến mại, tặng quà,... nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn những năm qua không ngừng tăng trưởng, theo đó đã huy động lượng vốn tín dụng đáng kể cho đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

* Chính sách thương mại:

Phòng Công thương đã xây dựng được một số chương trình XTTM cho huyện Đại Từ như tổ chức lễ hội Liên hoan chè năm 2016. Phòng kết hợp với Sở Công thương trong chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi”

mỗi chương trình có trên 40 gian hàng của trên 20 đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Chương trình không chỉ giúp các doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối mà còn góp phần kích cầu, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, ưu tiên lựa chọn hàng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, sản phẩm bưởi diễn của xã Tiên Hội tham gia gian hàng “Mỗi xã phường một sản phẩm”, thu hút được sự quan tâm các nhà đầu tư vào nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, trung tâm XTTM tại địa phương hoạt động chưa hiệu quả là bởi nguồn lực và năng lực hạn chế. Cùng với đó là ngân sách hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, kinh phí cho hoạt động XTTM tại địa phương rất hạn hẹp, trước đây chỉ vài trăm triệu đồng (khoảng

2 năm trở lại đây mới tăng lên 1 - 2 tỷ đồng) nên hoạt động XTTM còn khó khăn. Cơ sở vật chất của trung tâm XTTM cũ đã xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, hiện tỉnh chưa có gian trưng bày, giới thiệu hàng hóa nên nhiều hoạt động bị hạn chế. Chính vì vậy mà cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 73)