Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Sản xuất nông nghiệp chịu rủi ro cao do sự tác động trực tiếp của thời tiết, biến động của môi trường, dịch bệnh đến nông sản hàng hóa như chè, bưởi, ngô, gia cầm, gia súc... Việc phòng, chống, khắc phục hậu quả là rất khó khăn, phức tạp nên khó thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Nhà nước phải thực hiện một số chính sách, trong đó có việc cắt giảm đầu tư công,... nên việc huy động nguồn lực đầu tư cho NN,ND,NT những năm qua vẫn còn gặp khó khăn.

- Số lượng gia trại, trang trại tăng khá nhanh nhưng công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát dịch bệnh yếu kém dẫn đến nhiều rủi ro trong nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

- Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã được tập trung đầu tư, nhưng vẫn ở trình độ thấp so với mức chung của tỉnh, đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng suất lao động, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp giảm làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở mức thấp.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn xã hội, bởi lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn huyện Đại Từ khá rộng, địa hình phức tạp, nhiều xã thuộc vùng

sâu, vùng xa, sản xuất chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, đời sống khó khăn,... Trong khi đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội có hạn.

- Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung chủ yếu cho đầu tư hạ tầng phục vụ công ích, dân sinh, môi trường (hồ chứa, đê, kè...) dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện chưa cao về kinh tế.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp rất lớn nhưng chủ yếu dựa vào vốn NSNN, vốn địa phương. Chưa huy động được sự tham gia của người dân, của khu vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, trong đó các chính sách còn chưa đủ mạnh, trình tự thủ tục còn phức tạp, sự chuyển biến về nhận thức còn chưa theo kịp thực tiễn. Việc đánh giá, giám sát hiệu quả sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; thiếu nguồn vốn để duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư.

- Hình thức thu hút vốn còn đơn giản, chủ yếu vốn từ Ngân sách địa phương hoặc vốn từ Trung ương chuyển về qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội hoặc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nên chưa đa dạng và phong phú, do vậy chưa thu hút các đối tượng quan tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Kết cấu hạ tầng trên địa bàn chưa hoàn thiện, hệ thống giao thông thủy lợi chưa thực sự thuận lợi để sản xuất một nền nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh.

- Quỹ đất nông nghiệp Huyện dành cho đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn chưa được chuẩn bị sẵn do việc giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn.

- Công tác xúc tiến đầu tư của Huyện cũng chưa thực sự chuyên nghiệp, việc lựa chọn vùng chuyên canh cho phát triển một số cây nông nghiệp còn chưa được mở rộng.

Chương 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)