Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 59)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát địa bàn huyện Đại Từ

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ có sự chuyển biến rõ rệt từ năm 2011-2016

+ Về giá trị: giá trị sản xuất của huyện tăng hàng năm. Năm 2011 đạt 1.612,747 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.804,230 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1.970,137 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2.148,635 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.271,988 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.451,455 tỷ đồng. Trong đó, ngành trồng trọt mang lại giá trị sản xuất lớn nhất. Tuy nhiên, xu thế của ngành dịch vụ nông nghiệp tăng hàng năm làm cho lĩnh vực nông nghiệp huyện tăng đáng kể. Như vậy, GTSX tăng hàng năm là tín hiệu tốt cho việc làm lao động nông thôn, nhất là phát triển được dịch vụ nông nghiệp.

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ qua một số năm 2011-2016 (tính theo giá hiện hành) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Chia ra: Dịch vụ

I. Giá trị (Tỷ đồng) 2011 1.612,747 1076,004 391,202 145,541 2012 1.804,230 1092,750 562,986 148,494 2013 1.970,137 1226,550 556,876 186,711 2014 2.148,635 1.331,72 578,05 238,87 2015 2.271,988 1.355,10 655,97 260,92 2016 2.451,455 1.401,24 758,955 291,26

II. Cơ cấu (%)

2011 100 66,72 24,26 9,02 2012 100 60,57 31,20 8,23 2013 100 62,26 28,27 9,48 2014 100 61,98 20,81 17,21 2015 100 59,64 28,87 11,48 2016 100 57,16 30,96 11,88

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

+ Về cơ cấu GTSXNN: Cơ cấu trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, có xu hướng giảm từ năm 2011-2016, từ năm 2011 chiếm 66,72% đến năm 2016 còn

57,16%. Tỷ trọng chăn nuôi có cơ cấu không ổn định, năm 2011-2013 chiếm từ 24-28%, tuy nhiên đến năm 2014 tỷ trọng chăn nuôi giảm còn 20,81%, nguyên nhân là do năm 2014 trên địa bàn xảy ra tình trạng dịch bệnh lở mồm long móng của đàn lợn, trâu, bò; các bệnh dịch cúm gia cầm gà, vịt, năm 2014 là năm có khí hậu không thuận lợi nên bệnh dịch bùng phát một số xã như Cát Nê, Yên Lãng, Ký Phú, Minh Tiến,…ảnh hưởng mạnh nhất.

Cơ cấu dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng tăng, năm 2011 chiếm tỷ trọng là 9,02% tăng đều đến năm 2014 là 17,21%, sự tăng trưởng mạnh mẽ là do UBND huyện tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia vào các tổ hợp tác, thành lập nhiều HTX làng nghề, phát triển dạy nghề cơ khí, sửa chữa nông cụ nên dịch vụ tăng nhanh, tuy nhiên đến năm 2016 giảm còn 11,88%, nguyên nhân là do số lao động nông thôn thoát ly đi làm công nhân ở các Công ty may, Công ty Samsung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên nên giảm sút giá trị cho ngành nông nghiệp huyện Đại Từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 59)