Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Nguồn vốn huy động trong phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện Đại Từ được huy động từ nguồn thu NSNN của địa phương và nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ.

- Tổ chức quản lý vốn thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, hiệu quả; mọi phương án sản xuất kinh doanh cho nông nghiệp hàng hóa được phê duyệt đầu tư.

- Công tác sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện chỉ rõ ngành nông nghiệp lựa chọn cây trồng vật nuôi có tiềm năng sản xuất ở các mô hình trang trại, gia trại sẽ được ưu tiên vốn cho sản phẩm chế biến, tiêu thụ đạt chất lượng cao, chú trọng tiêu chuẩn VietGap.

Bảng 3.14: Kết quả điều tra về nhu cầu vốn của các hộ gia đình nông thôn của huyện Đại Từ năm 2016

Tiêu chí Số lượng

người trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào vốn 136 48,4 Sản xuất phụ thuộc phần vốn không đáng kể 34 12,1 Sản xuất phụ thuộc khoảng 50% vào vốn 54 19,22 Vốn chiếm đa số trong nguồn lực sản xuất 46 16,37

Không có nhu cầu sử dụng vốn 11 3,91

Tổng 281 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phòng Thống kê huyện Đại Từ)

Hàng năm Phòng nông nghiệp và phòng thống kê đều lên kế hoạch vè vốn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đối với quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, vốn rất quan trọng, có 48,4% hộ phụ thuộc hoàn toàn vào vốn, có 11,22% phụ thuộc vào vốn nhưng chỉ với một nửa, còn lại là các yếu tố như kinh nghiệm, quy mô hộ SX, sản phẩm đầu ra,...Có 16,37% hộ cho rằng, vốn chiếm đa số trong nguồn lực sản xuất và chỉ có 3,91% hộ không có nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Rõ ràng, vốn đối với đa số hộ gia đình trong ngàng nông nghiệp huyện là quyết định đối với kết quả sản xuất đầu ra nông nghiệp hàng hóa;

- Nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó phải kể đến ngành trồng trọt được ưu tiên, tiếp đến là thủy sản và chăn nuôi;

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách hoàn chỉnh và từng bước phát huy tác dụng: Hệ thống giao thông được đầu tư mạnh mẽ, có sự liên kết về giao thông của huyện với các trục đường tỉnh lô ̣, quốc lô ̣, hệ thống điện, nước phục vụ hoạt đô ̣ng sản xuất, kinh doanh được phát triển đầy đủ, đồng bô ̣, hệ thống xử lý rác thải đảm bảo được yêu cầu xử lý rác thải rắn trong nông nghiệp, hạ tầng mạng internet, viễn thông đầy đủ.

- UBND huyện Đại Từ đã tổ chức xúc tiến thương mại sản phẩm chè-nội lực và thế mạnh của huyện để thu hút vốn các nhà đầu tư;

- Đội ngũ lao đô ̣ng trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện đã được đào tạo nghề bài bản hơn, NSLĐ tăng và vấn đề việc làm được giải quyết khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 92)