Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hút vốn để phát triển

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Thuận lợi và cơ hội

Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn.

Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư , triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong NN cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, dịch vụ, du lịch…

Có thể nói, xu thế hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm NN có khả năng xuất khẩu chẳng hạn như sản phẩm chè xã La Bằng, sản phẩm Nấm của thị trấn Hùng Sơn, trứng…đây là cơ hội để tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất NNHH của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng.

Khó khăn và thách thức

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành NN khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới. Các mặt hàng có nguy cơ cao gồm sản phẩm chăn nuôi, đậu tương, rau hoa quả...

Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, NSLĐ rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; đất canh tác NN ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành KT - XH; đầu tư của tỉnh cho phát triển NN - NT còn hạn chế sẽ mâu thuẫn gay gắt với xu thế tất yếu phải ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản của ngành nông nghiệp hàng hóa.

Với những khó khăn và thách thức nêu trên thì bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa (sản phẩm chè, thịt gia cầm, ngô, bưởi) huyện Đại Từ như sau:

Thứ nhất, hàng hoá lưu hành trên thị trường nông sản ngày nay lớn về số

lượng nhưng phải đồng bộ về chất lượng nên không thích hợp với kiểu canh tác phân tán, manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay của tỉnh. Giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, cánh đồng sản xuất lớn và cơ giới hóa tự động hóa là giải pháp cho luật chơi này.

Thứ hai, hàng hoá phải có chứng nhận “SXNN tốt - GAP” hoặc “sản xuất

chế biến tốt - GMP” dựa trên cam kết về biện pháp và vệ sinh kiểm dịch động thực vật SBS với WTO. Áp dụng VietGAP hoặc những quy trình SXNN tốt quốc tế khác như GLOBALGAP, JapanGAP v.v… là những quy trình bắt buộc nông dân trong tỉnh phải tuân thủ khi muốn bán ra nước ngoài.

Thứ ba, để yểm trợ cho cạnh tranh, giá cả là yếu tố quyết định cuối

cùng. Nếu không được hỗ trợ trong quản lý, “luật chơi” này sẽ ép nông dân bán sản phẩm với giá rẻ mạt, không còn mang ý nghĩa của chiến lược “giá rẻ cạnh tranh”.

Với những tác động như trên thì sản xuất nông nghiệp huyện Đại Từ theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa sẽ gặp phải nhiểu rào cản khác nhau khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Như vậy khả năng thu hút vốn vào ngành nông nghiệp huyện sẽ bị ảnh hưởng và thu hút ít vốn vào ngành hơn. Ví dụ: hiện tại sản phẩm chè mới đang xuất khẩu ở dạng thô là chủ yếu, nếu nhà đầu tư rót vốn về ưu tiên cho sản xuất và bán sản phẩm này ở dạng sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng thì sẽ phải đầu tư rất lớn cho công nghệ, bao bì, đào tạo nguồn lao động nông thôn trong quá trình trồng, chăm sóc, chế biến chè.

3.3.1.2. Ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

* Các chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp

Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện nay đã và đang áp dụng các hệ thống văn bản, chính sách của nhà nước sau:

- Quyết định số 176/QĐ-TTG, ngày 29/01/ 2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm tập trung đến năm 2020. Mục tiêu chung: Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phạm vi điều chỉnh là quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng áp dụng là các nhà đầu tư nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu chung: (i) Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; (ii) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho

cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu đài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Phạm vi điều chỉnh quyết định này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là các tổ chức đại diện của nông dân.

* Các chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên

Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện nay đã và đang áp dụng các hệ thống văn bản, chính sách của tỉnh như sau:

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh: theo Quyết định số: 29/2012/QĐ-UBND ngày 13/9/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành qui định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ban hành cho các huyện trên địa bàn thực hiện.

- Chính sách hỗ trợ phát triển cây Chè trên địa bàn tỉnh: Thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh số: 2679/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của phê duyệt đề án phát triển cây Chè tỉnh Thái Nguyên GĐ 2011-2015, áp dụng chi vùng trồng chè như xã La Bằng, Phú Xuyên, Tân Linh, Phục Linh.

- Hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Thực hiện theo Quyết định số: 1969/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh V/v phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015, huyện Đại Từ áp dụng cho làng nghề chè La Bằng.

- Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 ban hành quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung GĐ 2013-2015 theo Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015.

- Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm GĐ 2013-2015 theo QĐ 315/QĐ-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh phê duyệt dự án Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh GĐ 2013-2015.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn: Quyết định số 159/QĐ- UBND ngày 13/2/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn (hiện nay Sở Lao động đang trình bổ sung thêm một số nghề được hỗ trợ).

- Chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc: Đề án phát triển kinh tế xã hội ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (QĐ 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)