Đối với huyện UBND huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 108)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2.Đối với huyện UBND huyện Đại Từ

4.3. Kiến nghị

4.3.2.Đối với huyện UBND huyện Đại Từ

UBND huyện Đại Từ cần tổ chức phối hợp các cơ quan chức năng trên địa bàn, cụ thể:

- Đối với Phòng Kinh tế hạ tầng:

+ Tham mưu cho huyện thành lập Ban chỉ đạo phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp tập trung thế mạnh của huyện giai đoạn 2016- 2020. Ban chỉ đạo có trách nhiệm triển khai các giải pháp (Giải pháp quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài, giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, giải pháp liên kết sản xuất và kỹ thuật nông nghiệp tạo vườn sinh thái, giải pháp kinh tế, giải pháp đảm bảo môi trường du lịch phát triển ổn định, bề vững).

+ Xây dựng chi tiết các kế hoạch và giải pháp thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thế mạnh của huyện Đại Từ đối với từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch: Trên cơ sở phương án quy hoạch chung và các dự án đầu tư chi tiết các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp thế mạnh của Huyện, bố trí cân đối vốn đầu tư thực hiện cho toàn bộ dự án, phân kỳ cho từng năm và từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể từng sản phẩm.

- Đối với Phòng Nông ngiệp: tư vấn, tham mưa cho UBND huyện Đại Từ về chính sách thu hút vốn theo lĩnh vực cây trồng vật nuôi hiện nay là thế mạnh của huyện (cây chè, gia súc, gia cầm, một số cây dược liệu), và những vật nuôi, cây trồng tiềm năng sau chuyển dịch hình thức “dồn điền, đổi thửa”, tư vấn các chính sách phát triển nông nghiệp huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2025;

- Đối với Đài truyền hình: Có nhiệm vụ đăng tải, tuyên truyền những nội dung về phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH, thông tin về các dự án, kêu gọi các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tiết kiệm vốn phát triển nguồn vốn nội lực của huyện.

- Phòng Công thương Huyện tiếp tục hỗ trợ mạnh cho hoạt động xúc tiến thương mại, để thúc đẩy tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản nhằm phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp.

- Thực hiện linh hoạt các chính sách thu hút vốn đầu tư như cải cách hành chính tại cơ quan chức năng, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, chính sách thuế cho các đối tượng đầu tư vào ngành nông nghiệp.

- Tái cơ cấu nông nghiệp huyện theo công văn Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 về “Tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của thủ tướng.

- Xây dựng các chính sách để phát triển và đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; kết nối công nghiệp phục vụ NN với SXNN, kết nối “bốn nhà” trong sản xuất, tiêu thụ; khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu; giảm dần và tiến tới hạn chế xuất khẩu nông sản thô.

- Tạo cơ chế thông thoáng, hỗ trợ tạo điều kiện kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung.

- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng mở rộng quy mô trang trại; hỗ trợ hộ nghèo vươn lên xóa nghèo và từng bước làm giàu.

- Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

-Triển khai, vận dụng Quyết định 68/2013/QĐ-TTg (14/11/2013) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 108)